Chất lƣợng hệ thống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 30 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Chất lƣợng hệ thống

Chất lƣợng hệ thống liên quan đến các yếu tố thể hiện trình độ kỹ thuật của hệ thống trong quá trình tạo lập thông tin, là những đặc tính mong muốn của hệ thống thông tin. Ví dụ: dễ sử dụng, hệ thống linh hoạt, độ tin cậy của hệ thống, và dễ học tập, tinh tế, linh hoạt, và thời gian đáp ứng. [41]

Chất lƣợng hệ thống cũng là nhân tố quan trọng tác động đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng, vì ngƣời sử dụng thông tin thƣờng có nhận thức rằng thông tin chất lƣợng chỉ có thể đƣợc cung cấp từ một HTTT có chất lƣợng.

Thực tế, tất cả các nghiên cứu thực nghiệm (21/21) thực hiện từ năm 1992- 2007 cho thấy chất lƣợng hệ thống có quan hệ rất chặt chẽ đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng (Petter và cộng sự, 2007).[41]

Dựa trên những tổng hợp về các biến đo lƣờng Chất lƣợng hệ thống của tác giả DeLone và McLean (1992, 2003)[18,19], các tác giả nghiên cứu sau đó nhƣ Sedera và cộng sự (2004) [48] đã đo lƣờng Chất lƣợng hệ thống với 9 tiêu chí (1) Dễ sử dụng; (2) Dễ học; (3) Yêu cầu ngƣời sử dụng; (4) Đặc điểm hệ thống; (5) Tính chính xác của hệ thống; (6) Tính linh hoạt; (7) Sự tinh tế; (8) Tích hợp; (9) Khả chuyển; Iivari (2005) [27] thì đo lƣờng với 6 tiêu chí (1) Linh hoạt; (2) Tích hợp; (3) Thời gian đáp ứng; (4) Khả năng thu hồi ; (5) Thuận tiện; (6) Ngôn ngữ.

Một số chỉ tiêu thƣờng xuất hiện trong các nghiên cứu của tác giả DeLone và McLean (1992, 2003), Rivard và cộng sự (1997), Halawi và cộng sự (2007),… về Chất lƣợng hệ thống nhƣ tốc độ xử lý, độ tin cậy, linh hoạt, tích hợp, …[18,19,25,43]

Một chỉ tiêu khác là Bảo mật, tuy ít xuất hiện trong các nghiên cứu hơn các đặc tính khác, nhƣng xét trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong quản lý, đặc tính này cần đƣợc bổ sung và đề cập nhiều hơn để phù hợp hơn với bối cảnh mới của ngƣời sử dụng thông tin.

Bảng 1.2. Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường chất lượng hệ thống

Tác giả Mô tả đo lƣờng

Bailey & Pearson (1983)

(1)Thuận tiện truy cập; (2) Tính linh hoạt của hệ thống; (3) Tích hợp hệ thống; (4) Thời gian đáp ứng DeLone & McLean

(1992)

(1)Thông tin chính xác; (2) Sự truyền thông tin; (3) Nội dung CSDL; (4) Dễ sử dụng; (5) Dễ học tập; (6) Thuận tiện truy cập;(7) Nhân tố con ngƣời; (8) Sự thực hiện yêu cầu của ngƣời sử dụng; (9) Tính hữu ích của

Tác giả Mô tả đo lƣờng

tính năng và chức năng của hệ thống; (10)Hệ thống chính xác; (11) Tính linh hoạt của hệ thống; (12) Tin cậy; (13) Sự tinh tế của hệ thống; (14) Hệ thống tích hợp; (15) Hiệu quả của hệ thống; (16) Tận dụng nguồn tài nguyên; (17) Thời gian đáp ứng; (18) Thời gian quay vòng.

Rivard và cộng sự (1997)

(1) Độ tin cậy; (2) Tốc độ xử lý; (3) Thân thiện với ngƣời dùng; (4) Dễ hiểu; (5) Hiệu quả; (6) Bảo trì; (7) Kinh tế; (8) Dễ kiểm tra.

DeLone & McLean (2003) (1) Khả năng thích ứng; (2) Cảm nhận tính hữu ích; (3) Độ tin cậy; (4) Tốc độ xử lý; (5) Cảm nhận tính dễ sử dụng; (6) Dễ học tập; (7) Sự tinh tế; (8) Sự nhạy bén; (9) Thời gian đáp ứng. Sedera và cộng sự (2004)

(1) Dễ sử dụng; (2) Dễ học; (3) Yêu cầu ngƣời sử dụng; (4) Đặc điểm hệ thống; (5) Tính chính xác của hệ thống; (6) Tính linh hoạt; (7) Sự tinh tế; (8) Tích hợp; (9) Khả chuyển.

Iivari ( 2005) (1) Linh hoạt; (2) Tích hợp; (3) Thời gian đáp ứng; (4) Khả năng thu hồi ; (5) Thuận tiện; (6) Ngôn ngữ

Halawi và cộng sự (2007)

(1) Tiện truy cập; (2) Tính linh hoạt của hệ thống ; (3) Tích hợp hệ thống ; (4) Tốc độ xử lý; (5) Thực hiện đƣợc mong đợi của ngƣời sử dụng; (6) Độ tin cậy; (7) Dễ sử dụng; (8) Dễ học; (9)Tính hữu ích của HTTT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)