6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu định tính
Theo Hair và cộng sự (2003), nghiên cứu định tính là phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong thiết kế nghiên cứu khám phá. Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu định tính là nhằm đạt đƣợc những hiểu biết sơ bộ bên trong vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu định tính có xu hƣớng tập trung vào việc thu thập những yếu tố quan trọng của dữ liệu sơ cấp từ các mẫu tƣơng đối nhỏ của chủ thể bằng cách hỏi những câu hỏi hoặc quan sát hành vi. Theo Boyce (2005), hai phƣơng pháp chủ yếu của nghiên cứu
định tính là thảo luận nhóm tập trung (focus group discussion) và phỏng vấn chuyên sâu (depth interview).
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ vào tháng 03/2017. Nghiên cứu định tính dùng để hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong các thang đo lƣờng về những nhân tố tác động đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT tại các doanh nghiệp.
Các biến quan sát đề xuất trong những thang đo về chất lƣợng thông tin kế toán, chất lƣợng hệ thống, nhận thức về tính hữu ích, chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán và biến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT đƣợc tác giả xin ý kiến những ngƣời đƣợc phỏng vấn trực tiếp. Tác giả thu thập thông tin và phỏng vấn trực tiếp một số ngƣời sử dụng HTTTKT, ngƣời có kinh nghiệm sử dụng lâu năm HTTTKT nhƣ kế toán trƣởng, lãnh đạo doanh nghiệp của một số doanh nghiệp.
Kết quả phỏng vấn chuyên sâu cho thấy thang đo phiếu khảo sát là đảm bảo cấu trúc và ngôn từ trong phiếu khảo sát dễ hiểu, nội dung khảo sát hợp lý, ngƣời đƣợc khảo sát hiểu đƣợc câu hỏi đặt ra, không có câu hỏi gây hiểu nhầm, khó trả lời hay không hiểu câu hỏi. Tuy nhiên, thông qua phỏng vấn 2 biến đƣợc bổ sung vào phiếu khảo sát là tính bảo mật trong thang đo chất lƣợng hệ thống và biến kinh nghiệm công tác của thang đo chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán.