Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 84 - 124)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.5.2. Một số kiến nghị

Qua phân tích kết quả khảo sát sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT, kết quả cho thấy sự hài lòng của ngƣời sử dụng là chƣa cao. Trong các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT thì nhân tố chất lƣợng thông tin có ảnh hƣởng mạnh nhất đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Do đó nhân tố này cần đƣợc ƣu tiên cải thiện, tiếp đến là các nhân tố chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán, chất lƣợng hệ thống và nhận thức tính hữu ích cũng cần đƣợc cải thiện để nâng cao sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Dƣới đây là một số kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT, cũng nhƣ nâng cao hiệu quả HTTTKT.

Chất lượng thông tin

Ngƣời làm công tác kế toán cần tìm hiểu yêu cầu thông tin, thời gian của từng công việc cụ thể để có thể truy xuất thông tin trên hệ thống phù hợp, chính xác, đầy đủ, kịp thời, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của các công việc liên quan.

Thông tin kế toán cũng phải đƣợc thu thập, xử lý và cung cấp một cách chính xác, trung thực, khách quan, thông tin đƣợc kiểm tra, giám sát, đối chiếu thƣờng xuyên giữa các bộ phận và trên hệ thống với thực tế, tránh sai lệch giữa các bộ phận liên quan hoặc gian lận ảnh hƣởng đến số liệu kế toán.

Các phƣơng pháp kế toán cần đƣợc áp dụng thống nhất trong kỳ và hệ thống có thể quy đổi số liệu kế toán về cùng phƣơng pháp kế toán nếu có thay đổi về phƣơng pháp giữa các kỳ kế toán để đảm bảo tính so sánh, ảnh hƣởng đến quyết định kinh doanh và chiến lƣợc của doanh nghiệp.

Thông tin đƣợc thu thập đầy đủ, chính xác từ các bƣớc nhập liệu, xuất hóa đơn, chứng từ sẽ góp phần làm giảm chi phí khi cần tổng hợp lƣợng lớn

thông tin. Tuy nhiên, song song với việc càng thu thập nhiều dữ liệu, việc đầu tƣ hệ thống càng tốn kém và phức tạp. Doanh nghiệp cần cân nhắc giữa chi phí- lợi ích để có những hoạt động thu thập đúng và đủ thông tin cần thiết, rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin, dữ liệu thƣờng xuyên, liên tục để tránh khó khăn, tốn kém do sai sót dữ liệu làm thông tin sai lệch, dẫn đến đƣa ra quyết định kinh doanh không chính xác.

Nhà nƣớc phải có hƣớng dẫn chi tiết về những quy định trong chuẩn mực (CM) đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán: Phải đảm bảo tính thống nhất giữa Nghị định của Chính Phủ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) và CM đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán phải phù hợp với thông lệ quốc tế. CMKT quốc tế đã đƣa ra các khái niệm, yêu cầu, điều kiện và cả những quan điểm chung về tính minh bạch của báo cáo tài chính (BCTC).

Cần hoàn thiện hệ thống BCTC trên các phƣơng diện: Trình bày thông tin tổng quát và chi tiết đảm bảo tính so sánh và phân tích đƣợc, vì hiện nay các BCTC có báo cáo thông tin tổng quát, có báo cáo thông tin chi tiết nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu so sánh, phân tích nhƣ thuyết minh BCTC, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nên bổ sung báo cáo vốn chủ sở hữu vì đây là thông tin cần thiết để đánh giá nguồn lực tự có của các đơn vị kế toán, các doanh nghiệp, thông tin mà các nhà đầu tƣ luôn quan tâm.

Chất lượng hệ thống

Cần cập nhật và bảo trì HTTTKT thƣờng xuyên để kiểm tra, khắc phục đƣợc các lỗi, cập nhật mới những chế độ kế toán liên quan, tránh sai sót do phần mềm lỗi thời.

Tính bảo mật trong HTTTKT là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, HTTT ở các doanh nghiệp cần đƣợc sử dụng phần mềm bản quyền, cài đặt phần mềm chống virus, đặt tên và mật khẩu cho ngƣời dùng, kiểm soát quyền truy cập,

báo cáo về ngƣời dùng và thời gian truy cập đến nhà quản trị… để tránh sự xâm nhập bất hợp pháp, sửa đổi số liệu, … gây thiệt hại cho doanh nghiệp vì những sai sót trong thông tin kế toán.

Cần hoàn thiện hệ thống máy tính. Để khắc phục tình trạng kế toán thủ công, tiết kiệm thời gian, nhân sự, thuận lợi cho việc cung cấp thông tin kế toán, các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tƣ hệ thống máy tính đồng bộ và phần mềm kế toán cần thiết phục vụ cho công tác kế toán nhƣ: phần mềm kế toán tổng hợp, phần mềm quản lý nhân sự,… tích hợp trong một phần mềm duy nhất. Với việc ứng dụng các phần mềm kế toán, thông tin cung cấp từ hệ thống kế toán có tính nhất quán cao do dữ liệu tính toán kết xuất ra báo cáo đều căn cứ từ một nguồn duy nhất và các chứng từ gốc đƣợc lập vào hệ thống. Mặt khác, với phần mềm kế toán, hệ thống kế toán có thể cung cấp thông tin về tình hình tài chính và quản trị một cách đa chiều, nhanh chóng, giúp nhà quản lý ra quyết định nhanh hơn, chính xác và hiệu quả hơn.

Chất lượng đội ngũ làm công tác kế toán

Tiếp tục đẩy mạnh công tác nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán trong tình hình mới. Trong đó, chƣơng trình đào tạo kế toán - kiểm toán tại các trƣờng đại học, cao đẳng cần chủ động cập nhật theo những thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế đã đƣợc thừa nhận. Bên cạnh đó, các trƣờng đại học cũng cần có cách thức để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phân tích, phán đoán giao dịch, vận dụng nguyên tắc kế toán, ứng dụng CNTT để xử lý và trình bày thông tin một cách linh hoạt, đảm bảo tính thích hợp, tin cậy và tính có thể so sánh đƣợc.

Khuyến khích kế toán viên nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Kế toán viên, kiểm toán viên trong doanh nghiệp tham gia vào việc lập và báo cáo thông tin có thể đƣợc công bố ra công chúng hoặc đƣợc đối tƣợng khác trong và ngoài doanh

nghiệp sử dụng. Thông tin này có thể bao gồm thông tin tài chính hoặc thông tin quản lý. Do vậy, họ phải lập hoặc trình bày thông tin một cách trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày thông tin để các thông tin này đƣợc hiểu đúng bản chất.

Phải đảm bảo rằng báo cáo tài chính đó đƣợc lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính đƣợc áp dụng. Kế toán viên, kiểm toán viên phải luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản về tính chính trực, nguyên tắc này yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh.

Doanh nghiệp cần thƣờng xuyên tổ chức hoặc tạo điều kiện, khuyến khích kế toán viên, ngƣời làm công tác kế toán có thể tham gia các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, trình độ tin học để có thể trao đổi kinh nghiệm và cập nhật kiến thức, góp phần nâng cao hiệu quả công việc đƣợc giao.

Nhận thức về tính hữu ích

Nhà quản trị cần tham gia các hội thảo, diễn đàn về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán để đƣợc trao đổi, bàn luận nhằm hiểu rõ lợi ích và tăng cƣờng đầu tƣ cho HTTTKT.

Tổ chức đánh giá, kiểm tra, lập báo cáo để so sánh mức độ cải thiện của HTTTKT qua từng thời kỳ, giai đoạn, trƣớc và sau khi cải tiến hệ thống để thấy hiệu quả, đo lƣờng đƣợc lợi ích của hoạt động kế toán đối với doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 tác giả trình bày kết quả nghiên cứu của mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT.

Thông qua kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, biến IQ5- dễ hiểu và QA4- kinh nghiệm công tác không đạt yêu cầu nên bị loại khỏi mô hình. Các nhân tố sau đó đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố khám phá EFA đều đạt kết quả tốt. Dữ liệu thu thập đƣợc cũng cho kết quả đạt yêu cầu, phù hợp với mô hình nghiên cứu đối với phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Với phƣơng pháp Bootstrap đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng lại các tham số của mô hình đã cho thấy mô hình có xuất hiện độ chệch nhƣng không đáng kể.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi 3 nhân tố: Chất lƣợng hệ thống, Chất lƣợng thông tin và Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán. Trong đó, Chất lƣợng thông tin là nhân tố có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng, tiếp đến là chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán và cuối cùng là chất lƣợng hệ thống.

Tuy biến Nhận thức về tính hữu ích (PU) không có tác động trực tiếp đến Sự hài lòng của ngƣời sử dụng (US) nhƣng thông qua tác động đến Chất lƣợng hệ thống (SQ), biến nhận thức về tính hữu ích cũng đóng góp một ảnh hƣởng nhất định đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng HTTTKT.

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng có một số kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT.

KẾT LUẬN

Mục đích chính của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, xây dựng và đánh giá các thang đo lƣờng các thành phần. Để khẳng định sự tác động của các thành phần này vào sự hài lòng của ngƣời sử dụng, một mô hình lý thuyết đƣợc xây dựng và kiểm định. Mô hình lý thuyết đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về mô hình đo lƣờng sự thành công của HTTT thông qua sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Căn cứ vào lý thuyết và thực tiễn, mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng gồm 5 nhân tố là chất lƣợng hệ thống, chất lƣợng thông tin, chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán, nhận thức về tính hữu ích, sự hài lòng của ngƣời sử dụng.

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để xây dựng, đo lƣờng các thang đo và kiểm định mô hình bao gồm hai bƣớc chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua phƣơng pháp phỏng vấn chuyên sâu để hiệu chỉnh thang đo nháp và nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện qua điều tra bằng bảng câu hỏi và nhận đƣợc câu trả lời của 240 ngƣời sử dụng HTTTKT. Kết quả nghiên cứu chính thức đƣợc sử dụng để phân tích, đánh giá, đo lƣờng các thành phần tác động vào sự hài lòng của ngƣời sử dụng thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết. Những thang đo lƣờng các thành phần tác động vào sự hài lòng của ngƣời sử dụng sau khi đề xuất và bổ sung đều đạt đƣợc độ tin cậy và giá trị cho phép, ngoại trừ hai biến IQ5- dễ hiểu và QA4- kinh nghiệm công tác bị loại khỏi mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT: chất lƣợng hệ thống, chất lƣợng thông tin và chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán. Đối với nhân tố nhận thức về tính hữu ích, tuy không có tác động mạnh mẽ nhƣ các nhân tố

ảnh hƣởng trực tiếp, nhƣng nhân tố này vẫn ảnh hƣởng gián tiếp đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng thông qua tác động đến chất lƣợng hệ thống.

Kết quả kiểm định mô hình cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thực tế, 6 trong 7 giả thuyết nghiên cứu đƣợc chấp nhận. Trong đó, việc biến mới đƣợc đƣa vào mô hình là chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán và đƣợc kiểm định là có ý nghĩa trong mô hình cũng góp phần đóng góp thêm vào cơ sở lý luận về các nghiên cứu sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT.

Nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản lý nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đây chính là những căn cứ để xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HTTTKT cũng nhƣ thỏa mãn sự kỳ vọng của ngƣời sử dụng HTTTKT.

Những đóng góp của đề tài

Nghiên cứu này cung cấp một sự hiểu biết sâu hơn về sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT, góp phần làm phong phú hơn lý thuyết về HTTTKT.

Với những kết quả đạt đƣợc, nghiên cứu đã phác thảo đƣợc bức tranh tổng quan về sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT, cũng nhƣ xác định đƣợc những yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Từ đó đánh giá chất lƣợng HTTTKT, giúp nhà quản trị có những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng HTTTKT.

Hạn chế và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo

Hạn chế trong phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và địa bàn nghiên cứu nên mẫu điều tra của các doanh nghiệp mang tính đại diện chƣa cao. Việc chọn mẫu thuận tiện sẽ làm giảm tính đại diện của mẫu nghiên cứu, cũng nhƣ kết quả đạt đƣợc có thể chƣa mang tính khái quát cao.

Hạn chế đối với phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chỉ đƣợc tiến hành với một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, với những đặc thù về văn hóa, kinh tế, xã hội riêng. Do đó với các vùng miền khác nhau, mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng HTTTKT cũng là khác nhau.

Bên cạnh những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu này còn có một số giới hạn và đó là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong tƣơng lai:

Vì các hạn chế của phƣơng pháp chọn mẫu, các nghiên cứu tiếp theo nên lấy mẫu lớn hơn và trải đều trên phạm vi cả nƣớc để kết quả bảo đảm tính tin cậy cao hơn.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng HTTTKT có thể biến đổi theo sự phát triển chung của xã hội. Cũng sẽ có một số nhân tố khác cũng tác động đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng HTTTKT chƣa đƣợc phát hiện ra ở nghiên cứu này. Đây cũng chính là điều kích thích các nghiên cứu tiếp theo bổ sung và điều chỉnh các nhân tố trên.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1- BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Chào Anh (Chị),

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đến từ trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với Hệ thống thông tin kế toán”

Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu này là khảo sát ý kiến đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo bộ phận kế toán tài chính của doanh nghiệp về hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu thực nghiệm nên sự thành công của nghiên cứu này hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Anh (Chị) qua việc trả lời tất cả các câu hỏi trong Bảng câu hỏi này. Chúng tôi xin bảo đảm rằng các câu trả lời sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và không một thông tin cá nhân nào của Anh (Chị) hoặc của doanh nghiệp nơi Anh (Chị) công tác bị tiết lộ, mà chỉ công bố kết quả tổng hợp thu thập từ các bảng câu hỏi này.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Anh (Chị).

Mọi th c m c liên quan đến bảng câu hỏi, xin vui l ng liên hệ với chúng tôi:

- Huỳnh Thị Hồng Hạnh, ĐT: 0905 136 361, Email:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 84 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)