PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI SỬ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 58 - 61)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI SỬ

SỬ DỤNG ĐỐI VỚI HTTTKT

Với thang đo 5 mức sắp xếp theo sự tăng dần từ 1 đến 5, từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “ hoàn toàn đồng ý”, có thể xem mức độ đánh giá của ngƣời sử dụng với các nhận định về sự hài lòng đối với HTTTKT tƣơng ứng với mức từ “rất kém” đến “ rất tốt”. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình (Mean) tƣơng ứng với thang đo Likert 5 đƣợc xác định nhƣ sau: từ 1,00 đến 1,80: “rất kém”, từ 1,81 – 2,60: “kém”, từ 2,61- 3,40: “bình thƣờng”, từ 3,41- 4,20: “tốt”, từ 4,21- 5,00: “rất tốt”.

Nhân tố chất lƣợng hệ thống đƣợc ngƣời sử dụng đánh giá với mức trung bình cao hơn cả, với mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng đối với các biến dao động từ 3,49 đến 3,77 cho thấy ngƣời sử dụng đánh giá các nhận định về chất lƣợng hệ thống là ở mức “tốt”. Trong đó, ngƣời sử dụng hài lòng nhất với tốc độ xử lý của hệ thống. Nhƣ vậy, chất lƣợng hệ thống đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu và kỳ vọng của ngƣời sử dụng.

Nhân tố nhận thức về tính hữu ích có mức trung bình thấp nhất với mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng với các nhận định ở trong khoảng từ 2,55 đến 2,65; tức là sự hài lòng của ngƣời sử dụng với các nhận định trong nhân tố này đạt mức từ “kém” đến “bình thƣờng”. Điều này thể hiện ngƣời sử dụng đánh giá nhận thức của nhà quản trị về vai trò hay hiệu quả của HTTTKT là thấp. Vì vậy, nếu nhân tố này có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng thì cần đƣợc quan tâm và cải thiện hơn nữa.

Nhân tố chất lƣợng thông tin có trung bình trong biên độ dao động từ 3,06 đến 3,57, tức ngƣời sử dụng đánh giá các tiêu chí dùng để đánh giá chất lƣợng thông tin đạt mức “bình thƣờng” đến “tốt”. Hầu hết các nhận định trong nhân tố chất lƣợng thông tin đƣợc ngƣời sử dụng đánh giá ở mức “bình thƣờng” cho thấy chất lƣợng thông tin vẫn đảm bảo các tiêu chí đánh giá nhƣng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc hết kỳ vọng của ngƣời sử dụng.

Nhân tố chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán có mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng từ 2,64 đến 3,25, ở mức “bình thƣờng”. Điều này cho thấy ngƣời sử dụng đánh giá chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán ở mức độ tƣơng đối, có thể chấp nhận nhƣng chƣa thực sự làm cho ngƣời sử dụng hài lòng.

Với hầu hết các nhân tố đƣợc đánh giá ở mức bình thƣờng nên sự hài lòng của ngƣời sử dụng chƣa đƣợc đánh giá cao với trung bình của các biến trong khoảng 2,73 đến 2,88, đƣợc xem là mức “bình thƣờng”. Việc xác định tác động của các nhân tố đến sự hài lòng trong các mục sau sẽ là cơ sở để cải thiện sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT nhằm nâng cao hiệu quả của HTTTKT.

Bảng 3.2. Mức độ hài lòng của người sử dụng đối với HTTTKT

Trung bình Độ lệch chuẩn

IQ1 Phù hợp 3,31 ,923

IQ2 Chính xác 3,34 ,882

IQ3 Tin cậy 3,51 ,792

IQ4 Đầy đủ 3,23 ,887 IQ5 Dễ hiểu 3,06 ,718 IQ6 Kịp thời 3,35 ,809 IQ7 So sánh đƣợc 3,57 ,879 SQ1 Tốc độ xử lý 3,77 ,928 SQ2 Độ tin cậy 3,49 ,887 SQ3 Linh hoạt 3,51 ,937 SQ4 Tích hợp 3,60 ,923 SQ5 Bảo mật 3,73 ,904

QA1 Trình độ chuyên môn 2,72 ,957

QA2 Đào tạo và huấn luyện 3,25 ,926

QA3 Trình độ công nghệ thông tin 2,64 1,046

QA4 Kinh nghiệm công tác 3,03 ,711

PU1 Công việc thực hiện dễ dàng hơn 2,61 ,953

PU2 Tăng năng suất lao động 2,65 ,894

PU3 Nâng cao hiệu quả công việc 2,55 ,837

PU4 Cải thiện hiệu suất công việc 2,62 ,893

US1 Thực hiện tốt chức năng 2,76 ,842

US2 Đáp ứng đƣợc mong đợi 2,88 ,886

US3 Hài lòng về HTTTKT 2,73 ,898

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)