6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Qua các nghiên cứu đã hệ thống hóa ở chƣơng 1, có 6 nhóm nhân tố chính tác động đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTT là: Chất lƣợng thông tin, Chất lƣợng hệ thống, Chất lƣợng dịch vụ, Sử dụng hệ thống, Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán và Nhận thức về tính hữu ích của hệ thống. Dựa trên cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế Việt Nam, tác giả mong muốn xây dựng mô hình để nhận diện đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT.
Trƣớc hết, với chức năng quan trọng nhất của HTTTKT là cung cấp thông tin, do đó nhân tố Chất lƣợng thông tin sẽ là nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Các nghiên cứu trong giai đoạn 1992- 2007 cho thấy 15/16 nghiên cứu có kết quả là chất lƣợng thông tin kế toán có tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng (Petter và cộng sự, 2007)[41] . Thứ hai, thông tin kế toán là kết quả đầu ra của quá trình xử lý thông tin, trong đó các yếu tố thể hiện trình độ kỹ thuật của hệ thống sẽ ảnh hƣởng quá trình tạo lập thông tin. Do đó, nhân tố Chất lƣợng hệ thống cũng sẽ là nhân tố tác động đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Thực tế, tất cả các nghiên cứu thực nghiệm (21/21) thực hiện từ năm 1992- 2007 cho thấy chất lƣợng hệ thống có quan hệ rất chặt chẽ đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng (Petter và cộng sự, 2007).[41]
Thứ ba, con ngƣời là một trong 6 yếu tố cấu thành cơ bản của HTTTKT. Hơn nữa HTTTKT là tập hợp các nguồn lực con ngƣời và các phƣơng tiện đƣợc thiết kế để chuyển các dữ liệu tài chính và các dữ liệu khác thành thông tin (Bodmar và Hopwood, 1995). Do đó, yếu tố con ngƣời đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong HTTTKT mà tác giả mong muốn đƣa vào mô
hình dƣới nhân tố Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán. Mặt khác, khi thực hiện nghiên cứu về Sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT ở Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, đội ngũ kế toán có trình độ chƣa đồng đều, mà việc vận hành và sử dụng HTTTKT đƣợc thực hiện bởi đội ngũ này, nên sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT có thể chịu ảnh hƣởng của nhân tố Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán. Do đó, tác giả đề xuất đƣa nhân tố này vào mô hình nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán với Sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT.
Thứ tƣ, mức độ hài lòng là sự tƣơng quan giữa kết quả cảm nhận đƣợc (lợi ích thực tế) và kỳ vọng của ngƣời sử dụng. Nhƣ vậy, sự hài lòng đƣợc đo lƣờng thông qua cảm nhận của ngƣời sử dụng, hay nói cách khác là nhận thức của ngƣời sử dụng về HTTTKT. Theo tổng kết các nghiên cứu từ năm 1992- 2007 của Petter và cộng sự (2008), các nhân tố liên quan đến nhận thức, mong muốn và kỳ vọng của ngƣời sử dụng về hiệu quả mà hệ thống có tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng của họ đối với hệ thống (11/11 nghiên cứu).[41]
Vì vậy, các nhân tố Chất lƣợng thông tin, Chất lƣợng hệ thống, Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán và Nhận thức về tính hữu ích đƣợc lựa chọn đƣa vào mô hình nghiên cứu để kiểm tra tác động của các nhân tố này đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng trong điều kiện nghiên cứu là các doanh nghiệp trong thành phố Đà Nẵng.
Trong các mô hình nghiên cứu trƣớc, nhân tố Chất lƣợng dịch vụ và Sử dụng hệ thống đƣợc xem là nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng. Điều này xuất phát từ việc đối tƣợng của các nghiên cứu này hầu hết là ngƣời dùng cuối của HTTT đặc thù nhƣ các trang web, phần mềm,… Đối với những HTTT này, ngƣời dùng cuối có liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để phản hồi về chất
lƣợng cung cấp dịch vụ của hệ thống nhằm nhận đƣợc sự hỗ trợ của nhà cung cấp để sử dụng hệ thống hiệu quả và thuận lợi. Tuy nhiên, các biến đo lƣờng này không phù hợp với đặc điểm HTTTKT tại Việt Nam, nơi mà HTTTKT là bắt buộc phải sử dụng.
Ngoài tác động đến Sự hài lòng của ngƣời sử dụng HTTKT, 4 nhóm nhân tố trên còn tác động lẫn nhau.
Hệ thống càng có tốc độ xử lý nhanh, đảm bảo tính linh hoạt, độ tin cậy, tích hợp và mức độ bảo mật càng tốt thì thông tin đầu ra sẽ càng đảm bảo tính chính xác, đúng yêu cầu, do đó có chất lƣợng hệ thống ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng thông tin. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh với bài báo “Factors impacting on the effectiveness of accounting information system: The experimental study at public hospitals ” đƣợc thực hiện nhằm nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của HTTTKT. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chất lƣợng HTTTKT tác động rất mạnh đến chất lƣợng thông tin. Với mô hình nghiên cứu và điều kiện vận dụng tại Việt Nam có những nét tƣơng đồng, tác giả đề xuất đƣa mối quan hệ Chất lƣợng hệ thống có tác động đến Chất lƣợng thông tin vào mô hình nghiên cứu. [11]
Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán càng cao thì việc hạch toán, xử lý, báo cáo thông tin càng cụ thể, rõ ràng, do đó chất lƣợng thông tin sẽ càng tốt. Tác giả Trần Thị Kim Anh trong nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lƣợng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam” đã đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin, trong đó nhân tố Con ngƣời đóng vai trò quan trọng quyết định đến Chất lƣợng thông tin. Trong nghiên cứu, chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán đại diện cho nhân tố con ngƣời trong mô hình. Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu cùng với xem xét điều kiện thực tế của mô hình, tác giả đƣa giả
thuyết “Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán có tác động tích cực đến chất lƣợng thông tin” vào mô hình để kiểm tra mối quan hệ.[1]
Nhà quản trị nhận thức về tính hữu ích của HTTTKT càng cao thì hiệu quả hay chất lƣợng hệ thống càng đƣợc đầu tƣ, cải thiện. Cũng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh với bài báo “Factors impacting on the effectiveness of accounting information system: The experimental study at public hospitals”. Kết quả nghiên cứu cho thấy Nhận thức về tính hữu ích có tác động rất tích cực đến chất lƣợng hệ thống. Xét thấy sự tƣơng đồng trong điều kiện Việt Nam và mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất đƣa mối quan hệ Nhận thức về tính hữu ích có tác động đến chất lƣợng hệ thống vào mô hình để kiểm tra.[11]
Nhƣ vậy, mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT đƣợc xây dựng nhƣ sau:
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu.
H7
Chất lƣợng hệ thống ( SQ)
Nhận thức về tính hữu ích (PU)
Chất lƣợng thông tin (IQ)
Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán (QA)
Sự hài lòng của ngƣời sử dụng (US) H5 H2 H1 H3 H4 H6
Với mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết đƣợc đƣa ra là:
H1: Chất lƣợng thông tin kế toán có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng HTTTKT.
H2: Chất lƣợng HTTTKT có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng HTTTKT.
H3: Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT.
H4: Nhận thức về tính hữu ích có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng HTTTKT.
H5: Chất lƣợng của HTTTKT có tác động tích cực đến chất lƣợng thông tin kế toán.
H6: Nhận thức về tính hữu ích có tác động tích cực đến chất lƣợng hệ thống.
H7: Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán có tác động tích cực đến chất lƣợng thông tin kế toán.