NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

2.4.1. Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT. Do đó, đối tƣợng khảo sát của nghiên cứu là ngƣời sử dụng HTTTKT bao gồm lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo bộ phận kế toán- tài chính. Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.4.2. Mẫu điều tra

Các nhà nghiên cứu cho rằng với phƣơng pháp ƣớc lƣợng ML (Maximum Likelyhood) yêu cầu phải có kích thƣớc mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chƣa thống nhất với nhau về kích thƣớc mẫu đƣợc gọi là lớn. Theo Hair và cộng sự (1998), nếu sử dụng phƣơng pháp ML thì kích thƣớc mẫu tối thiểu phải từ 100-150, còn theo Hoelter (1983) kích thƣớc mẫu có thể nghiên cứu đƣợc là 200. Một số khác thì đề nghị kích thƣớc mẫu tối thiểu là 5 lần số biến quan sát.

Ở đề tài này, kích thƣớc mẫu dự kiến là 200. Mẫu điều tra đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu theo mục đích kết hợp với chọn mẫu thuận tiện dựa trên sự giới thiệu của phần tử này đến phần tử khác. Chọn mẫu theo mục

đích hay chọn mẫu phán đoán nhằm lựa chọn những phần tử mà nhà chuyên môn suy nghĩ có thể thỏa mãn một tiêu chuẩn nào đó. Phƣơng pháp thu thập thông tin chủ yếu thông qua phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn bằng thƣ tín.

2.4.3. Kết cấu bảng câu hỏi khảo sát

Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi khảo sát với các câu hỏi đã đƣợc tiêu chuẩn hóa và đƣa ra các phƣơng án trả lời cho ngƣời đƣợc khảo sát lựa chọn.

Trong bảng câu hỏi khảo sát chính thức (Phụ lục 1), bộ thang đo xây dựng gồm 23 câu hỏi tƣơng ứng với 5 biến quan sát, đƣợc biểu thị để tìm hiểu 4 nhân tố tác động đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT. Mỗi biến thể hiện dƣới một câu hỏi.

Toàn bộ các câu đƣợc đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm (1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = bình thƣờng, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý) để đo lƣờng mức đánh giá của ngƣời trả lời trên mỗi biến.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng Thiết kế nghiên cứu tác giả đề cập đến hai nội dung chính là xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, trình bày phƣơng pháp nghiên cứu.

Dựa trên cơ sở lý luận đƣợc khái quát ở chƣơng 1, chƣơng 2 kế thừa và phát triển với việc xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Với 7 nhân tố đƣợc trình bày ở chƣơng 1, dựa vào điều kiện thực tiễn, đối tƣợng và mục đích nghiên cứu, tác giả loại 2 nhân tố chất lƣợng dịch vụ và sử dụng hệ thống ra khỏi mô hình. 5 nhân tố còn lại trong mô hình bao gồm chất lƣợng thông tin, chất lƣợng hệ thống, chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán, nhận thức về tính hữu ích và sự hài lòng. Với mô hình nghiên cứu đề xuất, 7 giả thuyết đƣợc đƣa ra nhằm xác định mối quan hệ giữa các nhân tố.

Trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu đƣợc thiết lập, chƣơng này giới thiệu các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng đƣợc sử dụng kết hợp.

Tiến trình nghiên cứu cũng đƣợc khái quát qua 3 bƣớc gồm xây dựng thang đo, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Việc lựa chọn các biến đo lƣờng các nhân tố dựa vào tần số xuất hiện của các biến trong nghiên cứu trƣớc, tính hữu ích của biến trong điều kiện hiện tại và đóng góp sữa chữa, bổ sung của ngƣời sử dụng đƣợc phỏng vấn chuyên sâu. Kết quả xây dựng đƣợc 23 biến trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ nhằm hiệu chỉnh, bổ sung thang đo và nghiên cứu chính thức thực hiện thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Tổng số phiếu điều tra đƣợc thực hiện là 250 phiếu, trong đó có 10 phiếu bị loại do không trả lời đầy đủ hoặc trả lời không logic. Tổng số phiếu hợp lệ đƣợc sử dụng cho nghiên cứu chính thức là 240. Số doanh nghiệp đƣợc khảo sát là 139 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Lĩnh vực hoạt động : Với địa bàn khảo sát là thành phố Đà Nẵng, nơi có ngành du lịch và dịch vụ khá phát triển, vì vậy tỷ lệ đối tƣợng đƣợc khảo sát thuộc các doanh nghiệp ngành dịch vụ là 98 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 40,8%. Các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động khác nhƣ gia công, lắp đặt công trình điện,…

Quy mô doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là vừa và nhỏ và ở địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng không ngoại lệ. Điều này cũng thể hiện qua tỷ lệ 85,8% đối tƣợng khảo sát thuộc các doanh nghiệp là siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Đối tượng khảo sát: các đối tƣợng đƣợc khảo sát là lãnh đạo doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 47,9% và 52,1% là lãnh đạo bộ phận kế toán- tài chính.

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán: việc triển khai phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp còn gặp khá nhiều khó khăn do chi phí lớn, hệ thống phức tạp,… nên chỉ 13,8% các đối tƣợng khảo sát thuộc doanh nghiệp có sử dụng ERP. Cùng với đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ thành phố Đà Nẵng là vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn hạn chế, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán độc lập là một giải pháp tối ƣu ở hiện tại cho doanh nghiệp. Số liệu thống kê các doanh nghiệp đƣợc khảo sát cũng cho thấy 191 đối tƣợng khảo sát thuộc các doanh nghiệp sử dụng phần

mềm kế toán độc lập tƣơng đƣơng với 79,6% , còn lại là các doanh nghiệp sử dụng Excel hoặc thủ công.

Số lượng người làm công tác kế toán tại đơn vị: Với quy mô nhỏ và công tác kế toán còn đƣợc thực hiện một cách đơn giản, sơ sài nên số lƣợng kế toán ở mỗi đơn vị khá ít. 153 ngƣời sử dụng đƣợc hỏi làm việc cho các doanh nghiệp có số kế toán dƣới 5 ngƣời, chiếm tỷ lệ đa số với 63,7%. Còn lại số lƣợng đối tƣợng khảo sát ở doanh nghiệp có số kế toán từ 5 đến 10 ngƣời là 53 doanh nghiệp và hơn 10 ngƣời thì có 34 doanh nghiệp.

Bảng 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

ĐẶC ĐIỂM Mẫu N= 240 Tần số Tỷ lệ % % tích lũy Lĩnh vực hoạt động Sản xuất 30 12,5 12,5 Thƣơng mại 61 25,4 37,9 Dịch vụ 98 40,8 78,8 Du lịch 33 13,8 92,5 Khác 18 7,5 100,0

Quy mô doanh nghiệp

Doanh nghiệp siêu nhỏ 55 22,9 22,9

Doanh nghiệp nhỏ 85 35,4 58,3

Doanh nghiệp vừa 66 27,5 85,8

Doanh nghiệp lớn 34 14,2 100,0

Đối tượng khảo sát

Lãnh đạo doanh nghiệp 115 47,9 47,9

Lãnh đạo Bộ phận Kế toán-

ĐẶC ĐIỂM Mẫu N= 240

Tần số Tỷ lệ % % tích lũy

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán

Phần mềm quản lý tổng thể

doanh nghiệp (ERP) 33 13,8 13,8

Phần mềm kế toán độc lập 191 79,6 93,3

Excel/ Thủ công 16 6,7 100,0

Số lượng người làm công tác kế toán tại đơn vị

Ít hơn 5 ngƣời 153 63,7 63,7

Từ 5 đến 10 ngƣời 53 22,1 85,8

Nhiều hơn 10 ngƣời 34 14,2 100,0

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

3.2.PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐỐI VỚI HTTTKT SỬ DỤNG ĐỐI VỚI HTTTKT

Với thang đo 5 mức sắp xếp theo sự tăng dần từ 1 đến 5, từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “ hoàn toàn đồng ý”, có thể xem mức độ đánh giá của ngƣời sử dụng với các nhận định về sự hài lòng đối với HTTTKT tƣơng ứng với mức từ “rất kém” đến “ rất tốt”. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình (Mean) tƣơng ứng với thang đo Likert 5 đƣợc xác định nhƣ sau: từ 1,00 đến 1,80: “rất kém”, từ 1,81 – 2,60: “kém”, từ 2,61- 3,40: “bình thƣờng”, từ 3,41- 4,20: “tốt”, từ 4,21- 5,00: “rất tốt”.

Nhân tố chất lƣợng hệ thống đƣợc ngƣời sử dụng đánh giá với mức trung bình cao hơn cả, với mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng đối với các biến dao động từ 3,49 đến 3,77 cho thấy ngƣời sử dụng đánh giá các nhận định về chất lƣợng hệ thống là ở mức “tốt”. Trong đó, ngƣời sử dụng hài lòng nhất với tốc độ xử lý của hệ thống. Nhƣ vậy, chất lƣợng hệ thống đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu và kỳ vọng của ngƣời sử dụng.

Nhân tố nhận thức về tính hữu ích có mức trung bình thấp nhất với mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng với các nhận định ở trong khoảng từ 2,55 đến 2,65; tức là sự hài lòng của ngƣời sử dụng với các nhận định trong nhân tố này đạt mức từ “kém” đến “bình thƣờng”. Điều này thể hiện ngƣời sử dụng đánh giá nhận thức của nhà quản trị về vai trò hay hiệu quả của HTTTKT là thấp. Vì vậy, nếu nhân tố này có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng thì cần đƣợc quan tâm và cải thiện hơn nữa.

Nhân tố chất lƣợng thông tin có trung bình trong biên độ dao động từ 3,06 đến 3,57, tức ngƣời sử dụng đánh giá các tiêu chí dùng để đánh giá chất lƣợng thông tin đạt mức “bình thƣờng” đến “tốt”. Hầu hết các nhận định trong nhân tố chất lƣợng thông tin đƣợc ngƣời sử dụng đánh giá ở mức “bình thƣờng” cho thấy chất lƣợng thông tin vẫn đảm bảo các tiêu chí đánh giá nhƣng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc hết kỳ vọng của ngƣời sử dụng.

Nhân tố chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán có mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng từ 2,64 đến 3,25, ở mức “bình thƣờng”. Điều này cho thấy ngƣời sử dụng đánh giá chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán ở mức độ tƣơng đối, có thể chấp nhận nhƣng chƣa thực sự làm cho ngƣời sử dụng hài lòng.

Với hầu hết các nhân tố đƣợc đánh giá ở mức bình thƣờng nên sự hài lòng của ngƣời sử dụng chƣa đƣợc đánh giá cao với trung bình của các biến trong khoảng 2,73 đến 2,88, đƣợc xem là mức “bình thƣờng”. Việc xác định tác động của các nhân tố đến sự hài lòng trong các mục sau sẽ là cơ sở để cải thiện sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT nhằm nâng cao hiệu quả của HTTTKT.

Bảng 3.2. Mức độ hài lòng của người sử dụng đối với HTTTKT

Trung bình Độ lệch chuẩn

IQ1 Phù hợp 3,31 ,923

IQ2 Chính xác 3,34 ,882

IQ3 Tin cậy 3,51 ,792

IQ4 Đầy đủ 3,23 ,887 IQ5 Dễ hiểu 3,06 ,718 IQ6 Kịp thời 3,35 ,809 IQ7 So sánh đƣợc 3,57 ,879 SQ1 Tốc độ xử lý 3,77 ,928 SQ2 Độ tin cậy 3,49 ,887 SQ3 Linh hoạt 3,51 ,937 SQ4 Tích hợp 3,60 ,923 SQ5 Bảo mật 3,73 ,904

QA1 Trình độ chuyên môn 2,72 ,957

QA2 Đào tạo và huấn luyện 3,25 ,926

QA3 Trình độ công nghệ thông tin 2,64 1,046

QA4 Kinh nghiệm công tác 3,03 ,711

PU1 Công việc thực hiện dễ dàng hơn 2,61 ,953

PU2 Tăng năng suất lao động 2,65 ,894

PU3 Nâng cao hiệu quả công việc 2,55 ,837

PU4 Cải thiện hiệu suất công việc 2,62 ,893

US1 Thực hiện tốt chức năng 2,76 ,842

US2 Đáp ứng đƣợc mong đợi 2,88 ,886

US3 Hài lòng về HTTTKT 2,73 ,898

3.3.ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tƣơng quan với nhau, là phép kiểm định thang đo phù hợp với biến quan sát, xét trên mối quan hệ với một khía cạnh đánh giá. Phƣơng pháp này cho phép loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Trong một thang đo có tỉ số Cronbach’s Alpha cao chứng tỏ những đáp viên đƣợc hỏi sẽ hiểu cùng một khái niệm và có câu trả lời đồng nhất – tƣơng đƣơng nhau qua mỗi biến quan sát thang đo.

Những biến không ảnh hƣởng nhiều đến tiêu chí đánh giá sẽ tƣơng quan yếu hơn so với tổng số điểm. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 gần đến 1 là thang đo tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).[12]

Trong kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, điều kiện để đạt độ tin cậy là Cronbach Alpha 0.6 và hệ số tƣơng quan với biến tổng (item- total correclation 0.3 )(Nunnally và Burnstein, 1994).

Bảng 3.3. Kết quả phân tích Cronbach Alpha

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến này

Chất lượng thông tin: Cronbach Alpha = .848

IQ1 20,05 12,570 ,739 ,805

IQ2 20,03 13,522 ,610 ,827

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến này

IQ4 20,14 13,043 ,692 ,814

IQ5 20,31 16,574 ,200 ,876

IQ6 20,02 13,845 ,625 ,825

IQ7 19,80 12,833 ,738 ,806

Chất lượng hệ thống: Cronbach Alpha = .886

SQ1 14,33 9,024 ,811 ,840

SQ2 14,61 10,022 ,641 ,880

SQ3 14,59 9,556 ,686 ,870

SQ4 14,50 9,431 ,727 ,861

SQ5 14,37 9,389 ,758 ,853

Chất lượng đội ngũ làm công tác kế toán: Cronbach Alpha = .716

QA1 8,92 4,127 ,578 ,607

QA2 8,38 4,170 ,597 ,596

QA3 9,00 3,720 ,613 ,581

QA4 8,60 5,931 ,246 ,775

Nhận thức về tính hữu ích: Cronbach Alpha = .841

PU1 7,82 4,759 ,725 ,776

PU2 7,79 5,239 ,646 ,811

PU3 7,88 5,471 ,642 ,814

PU4 7,81 5,099 ,691 ,792

Sự hài lòng: Cronbach Alpha = .834

US1 5,61 2,573 ,703 ,763

US2 5,50 2,443 ,705 ,759

US3 5,64 2,465 ,676 ,788

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Kết quả Cronbach Alpha của các thang đo đƣợc thể hiện trong bảng 3.3. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo nghiên cứu là khá cao và thỏa

mãn yêu cầu lớn hơn 0.6. Cụ thể, thang đo có hệ số Cronbach Alpha cao nhất 0.886 là chất lƣợng hệ thống, thang đo có hệ số Cronbach Alpha thấp nhất cũng đạt 0.716 là chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán. Hơn nữa, các hệ số tƣơng quan biến tổng đều cao hơn mức cho phép, ngoại trừ biến IQ5, QA4 nên bị loại ra khỏi mô hình trƣớc khi kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.

Tại Việt Nam, đối với thông tin kế toán, thông tin kế toán tài chính thƣờng đƣợc quan tâm hơn cả, mà các báo cáo về kế toán tài chính đều có mẫu chính thức và các thông tin trên mẫu đều đã rõ ràng, cụ thể. Do đó tính dễ hiểu là không đƣợc đánh giá là biến quan trọng khi xem xét chất lƣợng thông tin. Vì lý do đó kết quả kiểm định thang đo Cronbach Alpha đã cho thấy biến IQ5- dễ hiễu bị loại khỏi mô hình.

Đối với các nghiên cứu trƣớc về nhân tố Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán, kinh nghiệm công tác chƣa đƣợc đƣa vào đo lƣờng nhân tố. Ở nghiên cứu này, dựa vào đề xuất của ngƣời đƣợc phỏng vấn chuyên sâu, tác giả đã đƣa biến QA4- kinh nghiệm công tác vào mô hình. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát và kiểm định Cronbach alpha cho kết quả là biến QA4 không phù hợp để đo lƣờng Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán và bị loại khỏi mô hình.

3.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố EFA đƣợc dùng đến trong trƣờng hợp mối quan hệ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)