6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Chất lƣợng thông tin
Chất lƣợng thông tin có thể định nghĩa là thông tin phù hợp cho việc sử dụng của ngƣời sử dụng thông tin (Wang và cộng sự, 1998) – đây là quan điểm phổ biến nhất về chất lƣợng thông tin vì nó xuất phát từ các nghiên cứu có tính kinh điển về chất lƣợng của Deming năm 1986, Juran và Gryna năm 1988, Figenbaum 1991.[51]
Đơn giản hơn, có thể hiểu chất lƣợng thông tin là những đặc tính mong muốn của các kết quả đầu ra của hệ thống [41, pp. 239]. Ví dụ: sự phù hợp, dễ hiểu, súc tích, đầy đủ, luân chuyển, kịp thời, và khả năng sử dụng.
Sự hài lòng của ngƣời sử dụng về chất lƣợng thông tin đầu ra cung cấp bởi hệ thống đƣợc xem là quan trọng nhất (Ives và cộng sự, 1983)[29]. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTT từ 1992- 2007 cho thấy 15/16 nghiên cứu có kết quả là chất lƣợng thông tin kế toán có tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng (Petter và cộng sự, 2007)[41]. Vì vậy có thể thấy nhân tố chất lƣợng thông tin có tác động mạnh mẽ nhất đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTT.
Các biến đo lƣờng về Chất lƣợng thông tin đƣợc đƣa ra gồm 9 tiêu chí: (1) Chính xác ; (2) Đầy đủ; (3) Luân chuyển; (4) Tính kịp thời; (5) Độ tin cậy; (6) Tính hoàn thiện; (7) Súc tích; (8) Định dạng; (9) Phù hợp (Bailey và Pearson, 1983)[13]. Sau đó đƣợc tổng hợp và bổ sung bởi nghiên cứu của tác giả DeLone và McLean (1992), thêm các tiêu chí để đo lƣờng Chất lƣợng thông tin : Thông tin; Trọng yếu; Hữu ích; Tính thông tin; Tính lợi ích; Dễ hiểu; Dễ đọc; Rõ ràng; Sự xuất hiện; Nội dung; Đúng đắn; Ngắn gọn; Hiệu quả; Sự truyền tin; Độc đáo; So sánh đƣợc; Định lƣợng; Sự công bằng.[18]
Eppler và Wittig (Eppler và Wittig, 2000) đã thực hiện tổng hợp về các nghiên cứu về chất lƣợng thông tin trong khoản thời gian 10 năm từ 1989- 1999. Các nghiên cứu này cho thấy các tiêu chuẩn chất lƣợng thông tin thƣờng bao gồm: Kịp thời; Có thể truy cập; Khách quan; Phù hợp; Chính xác; Nhất quán; Đầy đủ.[21]
Bảng 1.1. Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường chất lượng thông tin
Tác giả Mô tả đo lƣờng
Bailey & Pearson (1983) (1) Chính xác ; (2) Đầy đủ; (3) Luân chuyển; (4) Tính kịp thời; (5) Độ tin cậy; (6) Tính hoàn thiện; (7) Súc tích; (8) Định dạng; (9) Phù hợp DeLone & McLean
(1992)
(1) Thông tin; (2) Trọng yếu; (3) Phù hợp; (4) Hữu ích; (5) Tính thông tin; (6) Tính lợi ích; (7) Dễ hiểu; (8) Dễ đọc; (9) Rõ ràng; (10) Định dạng; (11) Sự xuất hiện; (12) Nội dung; (13) Chính xác; (14) Đúng đắn; (15) Ngắn gọn; (16) Hiệu quả; (17) Đầy đủ; (18) Hoàn thành; (19) Tin cậy; (20) Sự truyền tin; (21) Kịp thời; (22) Độc đáo; (23) So sánh đƣợc; (24) Định lƣợng; (25) Sự công bằng
Rai và cộng sự (2002) (1) Chính xác; (2) Đầy đủ; (3) Đúng đắn; (4) Hữu ích; (5) Định dạng; (6) Hoàn thiện; (7) Phù hợp
DeLone & McLean (2003)
(1) Phù hợp; (2) Dễ hiểu; (3) Chính xác; (4) Súc tích; (5) Đầy đủ; (6) Luân chuyển; (7) Kịp thời; (8) Hữu ích
Sedera và cộng sự (2004) (1) Có lợi; (2) Hữu ích; (3) Dễ hiểu; (4) Phù hợp; (5) Định dạng; (6) Súc tích
Tác giả Mô tả đo lƣờng
Knight và Burn (2005) (1) Phù hợp ; (2) Chính xác; (3) Tin cậy; (4) Kịp thời; (5) Đầy đủ; (6) Nhất quán; (7) Súc tích; (8) Dễ hiểu; (9) Khách quan; (10) Bảo mật; (11) Có thể truy cập đƣợc; (12) Giá trị gia tăng; (13) Sẵn sàng; (14) Có thể dùng đƣợc; (15) Số lƣợng thông tin; (16) Dễ tìm kiếm; (17) Thông dụng; (18) Hữu ích; (19) Hiệu quả;
Iivari (2005) (1) Đầy đủ; (2) Chính xác; (3) Đúng đắn; (4) Phù hợp; (5) Luân chuyển; (6) Định dạng
Halawi và cộng sự (2007)
(1) Chính xác; (2) Đầy đủ; (3) Lƣu chuyển; (4) Độ tin cậy; (5) Hoàn thiện; (6) Ngắn gọn; (7) Phù hợp; (8) Dễ hiểu; (9) Có ý nghĩa, (10) Kịp thời; (11) Có thể so sánh đƣợc; (12) Định dạng.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Với chức năng cơ bản của HTTTKT là thông tin và kiểm tra về sự hình thành và vận động của tài sản nên chất lƣợng thông tin kế toán có thể có những đặc thù riêng ngoài các tiêu chí đánh giá chất lƣợng thông tin đã trình bày ở trên. Để đo lƣờng chất lƣợng thông tin kế toán một cách cụ thể, rõ ràng hơn, nhiều tổ chức nghề nghiệp kế toán đã đƣa ra các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá. Tiêu biểu nhƣ là quan điểm đƣợc đƣa ra của các tổ chức nhƣ Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - FASB, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế- IASB, Bộ tài chính Việt Nam và tiêu chuẩn Cobit do Viện quản lý công nghệ thông tin ban hành.
Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ- FASB: chất lƣợng thông tin đƣợc chia làm 2 nhóm đặc điểm bao gồm: (1) Đặc điểm cơ bản gồm thích hợp và đáng tin cậy; (2) nhóm các đặc điểm thứ yếu là nhất quán và có thể so sánh đƣợc.
Một quan điểm khác của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế- IASB, các đặc điểm của chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính gồm: (1) có thể hiểu đƣợc, (2) thích hợp, (3) đáng tin cậy và (4) có thể so sánh đƣợc.
Quan điểm hội tụ IASB- FASB đƣợc tiến hành năm 2004 đã xác định hai đặc điểm chất lƣợng cơ bản gồm: thích hợp và trình bày trung thực, bốn đặc điểm chất lƣợng bổ sung: có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời, có thể hiểu đƣợc.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chất lƣợng thông tin đƣợc trình bày ở nội dung “các yêu cầu cơ bản đối với kế toán”, bao gồm: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh.(Bộ tài chính, 2002)
Trong môi trƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, chất lƣợng thông tin kế toán cần phải đáp ứng tiêu chuẩn Cobit gồm 7 tiêu chí đánh giá: hữu hiệu, hiệu quả, bảo mật, toàn vẹn, sẵn sàng, tuân thủ, đáng tin cậy.[1]
Với mỗi bối cảnh thay đổi, tiêu chí đo lƣờng chất lƣợng thông tin cũng nhƣ chất lƣợng thông tin kế toán cũng luôn thay đổi. Tuy nhiên, có một số đặc điểm về thông tin vẫn là tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng phổ biến, xuất hiện trong nhiều nghiên cứu và lặp đi lặp lại với tần số lớn hơn các tiêu chuẩn khác nhƣ: phù hợp, chính xác, tin cậy (trung thực/ khách quan/ kiểm chứng đƣợc), đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, so sánh đƣợc. [50]