Điều kiện về thị trƣờng tiêu thụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 26 - 28)

7. Tổng quan nghiên cứu

1.3.4. Điều kiện về thị trƣờng tiêu thụ

Thị trƣờng là nơi ngƣời tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Mỗi thị trƣờng tiêu dùng có nhu cầu về số lƣợng, chất lƣợng và loại hàng hóa khác nhau, để đáp ứng đƣợc nhu cầu này các ngành sẽ có cơ cấu cho phù hợp ở mỗi thị trƣờng.

Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, cầu thị trƣờng luôn là yếu tố quyết định tới lựa chọn mục tiêu chiến lƣợc của các công ty hay nền kinh tế. Các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng nhu cầu, thị hiếu và cơ cấu tiêu dùng sẽ quyết định cơ cấu sản xuất. Đối với sản phẩm nông nghiệp thì tính chất quyết định của thị trƣờng càng mạnh, đồng thời tính cạnh tranh của thị trƣờng cũng rất lớn.

Kết luận chƣơng 1

Luận văn đã nghiên cứu, tiếp thu cơ sở thực tiễn từ kinh nghiệm của Võ Tấn Danh (2011) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum, luận văn cao học Kinh tế phát triển 2011; Trần Anh Hùng (2013), chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp tỉnh Gia lai, Luận văn cao học Kinh tế phát triển, luận văn đƣa ra bài học kinh nghiệm nhƣ sau:

1. Tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế, trong đó coi trọng phát triển kinh tế tƣ nhân (doanh nghiệp tƣ nhân, kinh tế hộ gia đình…) và kinh tế hợp tác xã. Khuyến khích phát triển mạnh các ngành lĩnh vực có lợi thế, mang tính tổng hợp: nông nghiệp gắn với chăn nuôi, văn hóa – du lịch, lâm nghiệp – du lịch…

2. Đổi mới phong cách lãnh đạo, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và đoàn thể nhân dân trong việc tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, động viên đoàn viên, hội viên và nhân dân thi đua sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sức mạnh tổng hợp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3. Ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực phát triển kinh tế. Nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, lao động ngƣời dân tộc thiểu số.

Chƣơng 1 của đề tài đã hình thành đƣợc khung lý thuyết cho nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu của huyện Ngọc Hồi. Khung lý thuyết đã làm rõ đƣợc các nội dung sau:

+Hình thành đƣợc quan niệm về cơ cấu kinh tế và CDCC kinh tế trên cơ sở khái quát cơ sở lý luận và các nghiên cứu có liên quan. Theo đó CDCC kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội và các điều kiện vốn có nhƣng không lặp lại trạng thái cũ.

+Làm rõ đƣợc nội dung của CDCC kinh tế cho nền kinh tế cấp huyện. Nội dung này bao gồm: CDCC kinh tế theo ngành và nội bộ ngành trong nền kinh tế; CDCC theo thành phần kinh tế.

+Đã chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là cơ sở để phân tích tình hình CDCC kinh tế ở chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN NGỌC HỒI

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN NGỌC HỒI KINH TẾ HUYỆN NGỌC HỒI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)