Tình hình phát triển kinh tếxã hội của huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 32 - 37)

7. Tổng quan nghiên cứu

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tếxã hội của huyện

Tăng trưởng kinh tế:

Những giai đoạn qua, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao; giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trƣởng kinh tế (giá trị tăng thêm - VA) hàng năm là 16,95%/năm, cao hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của tỉnh, trong đó: Nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 5,85%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 21,8%, nhóm ngành dịch vụ tăng 28,17%. Đóng góp cho tăng trƣởng chung của nền kinh tế chủ yếu là ngành công nghiệp- xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ, trong 16,95% tăng trƣởng, ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp: 8,58%; thƣơng mại - dịch vụ: 6,18%.

Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (giá trị tăng thêm- VA) tuy có chậm lại nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Bình quân tốc độ tăng trƣởng kinh tế là khoảng 14,5% trong đó Nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 4,55%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 19,2%, nhóm ngành dịch vụ tăng 24,32%.

Theo giá trị sản xuất, giai đoạn 2006 - 2015 tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 của huyện Ngọc Hồi tăng đều qua các năm. Năm 2006 tổng GO đạt 135,290 tỷ đồng, tăng lên 2245,5 tỷ đồng năm 2015. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực nhƣ chúng ta đã bàn tới ở phần trên.

Ngành công nghiệp phát triển nhanh:

GO ngành công nghiệp đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, cụ thể năm 2006 chỉ đạt 39,53 tỷ đồng, tăng lên 1117 tỷ đồng năm 2015. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện đã tăng trƣởng ổn định về mặt số lƣợng và chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu trong huyện. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của nhóm công nghiệp khai thác gồm các sản phẩm đá, cát,

sỏi các loại,.... Các sản phẩm này khai thác chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng tại địa phƣơng; Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ yếu của nhóm ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, gồm có các sản phẩm: mủ cao su, cà phê nhân, gạo, bột sắn và các sản phẩm đồ mộc nhƣ giƣờng, tủ bàn ghế, đũa, tăm nhang; Nhóm sản phẩm ngành cơ khí, chủ yếu là các sản phẩm: sản xuất cửa sắt hoa, nông cụ cầm tay, sửa chữa ô tô. Các sản phẩm này phục vụ chủ yếu cho nhu cầu thị trƣờng trong huyện.

Trong giai đoạn 2006 - 2015, nhóm ngành công nghiệp chế biến đã có bƣớc tăng trƣởng đáng kể về số lƣợng và chất lƣợng, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản, bƣớc đầu đã khai thác tốt thế mạnh của địa phƣơng, từng bƣớc đã hình thành một số cơ sở công nghiệp chế biến nông - lâm sản quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trƣởng kinh tế. Các dự án phát triển công nghiệp đã đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện nhƣ Dự án nhà máy chế biến mủ cao su tại xã Đăk Kan, Đăk Nông và thị trấn Plei Kần; Dự án nhà máy sơ chế cà phê tại xã Đắk Kan; Dự án nhà máy tinh bột sắn tại xã Đắk Nông.

Ngành dịch vụ:

Các cơ sở kinh doanh thƣơng mại- dịch vụ tăng nhanh. GTSX tăng từ 35,64 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 488,11 tỷ đồng năm 2015. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, bình quân tăng 40,4%/năm. Hoạt động kinh tế cửa khẩu từng bƣớc phát triển, giao lƣu hàng hóa đƣợc đẩy mạnh qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã thực hiện đầu tƣ các công trình hạ tầng thiết yếu nhƣ: giao thông, điện, nƣớc và khu kiểm soát cửa khẩu…; đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu thƣơng mại đặc biệt (khu phi thuế quan), dịch vụ sản xuất để thu hút các nhà đầu tƣ.

Khu kinh tế cửa khẩu đƣợc hình thành đã tạo tiền đề phát triển thƣơng mại biên giới và phát huy thế mạnh của các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hồi và nƣớc bạn (Lào). Hoạt động thƣơng mại biên giới tại khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y: Cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu Cƣa (Lào) đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ. Hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu ngày càng tăng, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là giống cây trồng (cao su, cà phê, sắn, mía…),

máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, phân bón, dƣợc phẩm, dụng cụ y tế... Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ, phế liệu, hàng tiêu dùng... Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Mạng lƣới các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng tiếp tục mở rộng kể cả ở trung tâm huyện và khu vực nông thôn.

Ngành nông nghiệp:

Có GTSX tăng từ 60,10 tỷ đồng năm 2006, tăng lên 640,23 tỷ đồng năm 2015. Ngọc Hồi không phải là vùng có thế mạnh về sản xuất lƣơng thực nên sản lƣợng lƣơng thực biến động nhƣng không đáng kể. Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời do đó cũng có sự thay đổi theo quá trình tăng dân số và đã đảm bảo cho nhu cầu của Nhân dân trong huyện. Các loại cây công nghiệp phát triển có giá trị, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân. Trong giai đoạn vừa qua song song với phát triển trồng trọt, đàn gia súc, gia cầm của huyện luôn giữ mức ổn định trong sản xuất nông nghiệp, một số đàn vật nuôi có tốc độ tăng khá nhƣ đàn lợn, đàn dê và gia cầm.

Trong thời gian qua công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đƣợc tăng cƣờng, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 45,7%; giai đoạn hiện tại, vị trí lâm nghiệp của huyện trong cơ cấu kinh tế lâm nghiệp của tỉnh còn khiêm tốn so với lợi thế, tiềm năng cũng nhƣ thực trạng quy mô rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện. Vai trò lâm nghiệp ngày càng đặc biệt quan trọng về

môi trƣờng - sinh thái, là đầu nguồn của hệ thống sông, suối của tỉnh. Do vậy, tác động ảnh hƣởng của lâm nghiệp Ngọc Hồi không chỉ về mặt kinh tế mà còn quan hệ chặt chẽ tới sự phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội lẫn môi trƣờng - sinh thái của tỉnh.

Xây dựng Nông thôn mới:

Huyện Ngọc Hồi có 7 đơn vị hành chính xã, sau 6 năm triển khai thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (với 19 tiêu chí) bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi tích cực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Kết quả đạt đƣợc đó là:

- Hoàn chỉnh Đồ án quy hoạch chung, đề án xây dựng nông thôn mới, tiến hành lập quy hoạch chi tiết, trong đó có 03/07 xã đã hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới và triển khai thực hiện, 01 xã sử dụng quy hoạch chi tiết Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc đầu tƣ và cải thiện đáng kể. Giao thông nông thôn: Đƣờng trục xã 87,4 km, đã cứng hoá bằng bê tông nhựa, bê tông xi măng là 87,4 km (đạt 100%); Đƣờng trục thôn, xóm tổng chiều dài đƣờng giao thông thôn, xóm là 77,3 km, đã cứng hoá 51,2 km (đạt 66%), có 5/7 xã đạt; Đƣờng ngõ xóm tổng chiều dài là 45,1km, đã cứng hoá đƣợc 21,4km (đạt 47,4%), đƣờng không lầy lội vào mùa mƣa đã có 3/7 xã đạt; Đƣờng trục chính nội đồng tổng chiều dài là 162,1km, đã cứng hoá 55,2 km (đạt 34,1%). Các tuyến đƣờng liên xã, liên thôn thông suốt các mùa, đảm bảo cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá, nông sản của nhân dân.

-Toàn huyện có35 công trình thủy lợi các loại, đã đạt chuẩn, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; tỷ lệ km kênh mƣơng đƣợc kiên cố hoá đạt 85,6% vƣợt 45% so với quy định. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thƣờng xuyên an toàn từ các nguồn điện đạt trên 98%. Cơ sở vật chất trƣờng học các bậc học đƣợc đầu tƣ đáp ứng yêu cầu dạy và học, đã chuẩn về trƣờng học. Cơ sở vật

chất văn hoá theo quy định của Bộ Văn hoá-Thể thao -Du lịch, đến nay toàn huyện đã đạt 46,2%, có 03/07 xã đã đạt chuẩn. Các xã đều có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông và có Internet đến thôn, đến nay có 06/07 xã đã đạt chuẩn. Có 06/07 xã đạt tiêu chí quy hoạch xây dựng chợ giai đoạn sau 2020. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng đạt 72% .

-Đào tạo nghề lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, giai đoạn 2012-2015 toàn huyện đã triển khai đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn. tạo đa số học viên đã áp dụng tốt kiến thức vào thực tiễn trong lao động sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tỷ lệ ngƣời làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động đã đạt 93,6%, có 07/07 xã đã đạt chuẩn. Thu nhập bình quân/đầu ngƣời trên địa bàn các xã đạt 17,9 triệu đồng.

-Hình thức tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác, Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Đã có 05/07 xã đã đạt chuẩn có các hợp tác xã, tổ hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu là thu mua, sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên chất lƣợng hoạt động hiệu quả chƣa cao.

-Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp học THCS đƣợc tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề đạt 74% (vƣợt 4%) đã có 07/07 xã đã đạt chuẩn. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm đạt trên 77,4% (vƣợt 7,4%), có 03/07 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế . Văn hóa phát triển, có 05/07 xã đã đạt chuẩn. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo chuẩn Quốc gia trên địa bàn đến nay đạt 90,3% (vƣợt 5,3%). Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn cơ bản đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.

Tóm lại: Tuy chƣa có xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, nhƣng nhìn chung bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện phát triển theo qui hoạch, môi trƣờng xanh sạch đẹp. Hạ tầng từng bƣớc đầu tƣ đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững; sản xuất hàng hoá giá trị kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng hàng năm, đời sống vật chất, tinh thần của

ngƣời dân đƣợc cải thiện, trình độ dân trí tăng lên, văn hoá truyền thống đƣợc bảo tồn, quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)