Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Ngọc Hồi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 42 - 47)

7. Tổng quan nghiên cứu

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Ngọc Hồi

a. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo giá trị sản xuất

Cơ cấu ngành kinh tế chính là trụ cột của nền kinh tế bao gồm ba nhóm ngành: ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ.

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất (GTSX) ngành kinh tế theo giá so sánh giai đoạn 2006-2015 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2015 GTSX 135,29 662,102 1305,44 1275,43 1665,15 2245,5 Nông-lâm-thủy sản 60,106 242,765 465,223 377,835 500,179 640,23 CN-XD 39,539 230,061 502,335 600,104 797,972 1117,16 Dịch vụ 35,645 189,278 337,864 297,5 367,0 488,11

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Trong giai đoạn 2006 - 2015 tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 của huyện Ngọc Hồi tăng đều qua các năm. Năm 2006 tổng giá trị sản xuất đạt 135,29 tỷ đồng, tăng lên 2245,5 tỷ đồng năm 2015. Trong đó ngành công nghiệp đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, cụ thể năm 2006 chỉ đạt 39,53 tỷ đồng, tăng lên 1117,16 tỷ đồng năm 2015. Kế đến là ngành nông nghiệp tăng từ 60,10 tỷ đồng năm 2006, tăng lên 640,23 tỷ đồng năm 2015. Ngành dịch vụ tăng từ 35,64 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 488,11 tỷ đồng năm 2015.

Xét dƣới góc độ chuyển dịch của các ngành, theo quan điểm phát triển hiện đại cũng nhƣ lịch sử phát triển của nền kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế ngành thƣờng chuyển dịch theo xu hƣớng: ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm cả về vị thế và vai trò trong tăng trƣởng kinh tế, trong khi ngành công

nghiệp và dịch vụ có xu hƣớng tăng lên. Xu hƣớng chuyển dịch trên đã và đang diễn ra khá rõ ở huyện Ngọc Hồi. Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GTSX, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hƣớng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GTSX của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 44,43% năm 2006 xuống 28,51% năm 2015 hay giảm 15,92%; Tỷ trọng công nghiệp trong GTSX đã tăng nhanh, năm 2006 là 29,22% tăng lên 49,75% năm 2015 hay tăng 20,53%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chƣa biến động nhiều, năm 2006 là 26,35% đến năm 2015 là 21,74% hay giảm 4,6%.

Bảng 2.2. CDCC ngành kinh tế theo giá so sánh giai đoạn 2006-2015

Đơn vị tính: %

Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2015 Thay đổi

Nông-lâm-

thủy sản 44,43 36,66 35,64 29,62 30,04 28,51 -15,92 CN-XD 29,22 34,75 38,48 47,05 47,92 49,75 20,53 Dịch vụ 26,35 28,59 25,88 23,33 22,04 21,74 -4,61

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Nhƣ vậy, tuy rằng tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm (15,92%), tỷ trọng của công nghiệp tăng (20,53%) nhƣng tỷ trọng dịch vụ lại giảm (4,61%) hay sự thay đổi đã có dấu hiệu tích cực nhƣng vẫn chƣa phát huy đƣợc vai trò của ngành dịch vụ. Đồng thời nền kinh tế cũng đang dành nhiều nỗ lực cho sự nghiệp CNH, HĐH. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu kỹ hơn ở mục sau này.

b. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo lao động

Bảng 2.3. Lao động trong các ngành kinh tế

Đơn vị tính: Ngƣời

Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2015 Thay đổi Lao động 17.086 18.787 20.535 23.287 26.418 27.971 10.885

Nông-lâm-

thủy sản 15.865 17.263 18.439 20.522 23.196 24.324 8.459

CN-XD 300 415 531 825 891 1.028 728

Dịch vụ 921 11 1.565 194 2.331 2.617 1.896

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Tổng số lao động của nền kinh tế đã tăng đáng kể từ hơn 17 ngàn ngƣời năm 2006 đã tăng lên gần 28 ngàn ngƣời năm 2015 tức tăng gần 11 ngàn ngƣời, trung bình 5,5% năm. Trong các ngành này từ năm 2006 tới năm 2015, ngành nông nghiệp có số lao động tăng từ 15.865 ngàn ngƣời năm 2006 lên 24.324 ngàn ngƣời, tăng 8.459 ngƣời hay tăng 53%. Ngành công nghiệp có số lao động từ 300 ngƣời lên gần 1.028 ngƣời tức hơn 3 lần. Ngành dịch vụ có số lao động tăng từ 921 ngƣời lên gần 2.617 ngƣời hay tăng 1896 ngƣời. Sự gia tăng số lƣợng này sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động.

Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đƣợc thể hiện trên bảng 2.4. Phần lớn lao động vẫn đang tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, năm 2006 chiếm 92,85%, hai ngành còn lại dù có trình độ công nghệ và năng suất cao hơn là công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm hơn 7%. Điều này hàm ý rằng nông nghiệp vẫn đang là ngành kinh tế có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế huyện. Sự thay đổi tỷ trọng lao động giữa các ngành hầu nhƣ rất chậm trong giai đoạn 2006-2015. Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 92,85% năm 2006 xuống chỉ còn 86,9% hay giảm 5,9%. Trong thời gian này, tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp

tăng từ 1,76% lên 3,7% hay tăng 1,9%. Tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ tăng 5,39% lên 9,4% hay tăng 4%.

Nhìn chung cơ cấu lao động đã có sự thay đổi theo xu hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi nhƣng vẫn còn rất chậm.

Bảng 2.4. CDCC ngành kinh tế theo lao động

Đơn vị tính: %

Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2015 Thay đổi

Nông-lâm-thủy sản 92,85 91,89 89,79 88,13 87,8 86,9 -5,9

CN-XD 1,76 2,21 2,59 3,54 3,37 3,7 1,9

Dịch vụ 5,39 5,86 7,62 8,33 8,83 9,4 4,0

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

c. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo vốn

Tổng vốn đầu tƣ của huyện tăng nhanh từ hơn 62,6 tỷ năm 2006 đã tăng hơn 895,8 tỷ năm 2015, tăng gấp 14,4 lần. Số vốn của các ngành đều tăng khá nhanh nhƣ vốn đầu tƣ của ngành nông nghiệp tăng 6,4 lần, công nghiệp tăng 22,7 lần, ngành dịch vụ là 17,8. Việc đầu tƣ này đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Bảng 2.5. Vốn đầu tư theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2015 Vốn đầu tƣ 62,645 326,051 647,721 636,719 827,575 895,800 Nông-lâm-thủy sản 27,553 117,382 229,611 168,917 175,197 177,000 CN-XD 18,769 115,030 250,167 300,052 398,986 426,700 Dịch vụ 16,323 93,639 167,943 167,750 253,392 292,100

Những thay đổi cơ cấu vốn đầu tƣ thể hiện trên bảng 2.6. Vốn đầu tƣ vào các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng qua các năm trong giai đoạn 2006-2015. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng và tỷ trọng vốn đầu tƣ vào các ngành có sự khác nhau.Cơ cấu vốn đầu tƣ, nếu chia theo ngành có xu hƣớng là tập trung cho ngành công nghiệp chiếm gần 50%, tiếp đến là ngành dịch vụ và ngành nông nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tƣ vào ngành công nghiệp tăng từ 29,96% năm 2006 lên 48,63% vào năm 2015, Tỷ trọng vốn đầu tƣ vào ngành dịch vụ tăng từ 26,06% năm 2006 xuống 32,76% năm 2015, Tỷ trọng vốn đầu tƣ vào ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm từ 43,98% năm 2006 xuống 18,62% năm 2015, giảm 6,7%.

Bảng 2.6. CDCC ngành kinh tế theo vốn đầu tư

Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2015 Thay đổi Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100

Nông-lâm-

thủy sản 43,98 36,00 35,45 26,53 21,17 18,62 -25,36 CN-XD 29,96 35,28 38,62 47,12 48,21 48,63 18,66 Dịch vụ 26,06 28,72 25,93 26,35 30,62 32,76 6,70

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Từ phân tích trên cho thấy những thay đổi cơ cấu ngành theo vốn diễn ra nhanh nhất, và lao động chuyển dịch chậm nhất. Tình hình này cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế này chƣa thực sự nhanh và hiệu quả. Đồng thời cũng không gắn với khai thác tiềm năng của địa phƣơng và thực hiện mục tiêu định hƣớng CNH của nền kinh tế này.

d. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo doanh nghiệp

Số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ngọc Hồi không nhiều, năm 2006 tổng số có 44 doanh nghiệp đến năm 2015 có 91 doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp ở huyện tập trung trong ngành dịch vụ, hiện nay chiếm hơn 60%.

Theo thống kê từ năm 2006 đến 2015, tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp từ 4,55% năm 2006 giảm xuống chỉ còn 3,3%. Trong thời gian này, tỷ trọng doanh nghiệp trong ngành công nghiệp từ mức 36,8% giảm xuống 34,1%, tức giảm 4,6%. Tỷ trọng doanh nghiệp trong ngành dịch vụ từ 56,8% tăng lên 62,6%, tức tăng 5,8%.

Bảng 2.7. Cơ cấu ngành theo doanh nghiệp của huyện Ngọc Hồi

Đơn vị tính: %

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi

Nông-lâm-thủy sản 4,5 4,7 4,5 3,7 2,4 3,3 -1,2

CN-XD 38,6 35,9 38,8 38,3 31,7 34,1 -4,6

Dịch vụ 56,8 59,4 56,7 58,0 65,9 62,6 5,8

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Tình hình này cho thấy việc doanh nghiệp chỉ tập trung vào ngành dịch vụ, cũng cho hàm ý rằng môi trƣờng kinh doanh ở đây chƣa thuận lợi để các nhà đầu tƣ bỏ vốn vào ngành công nghiệp và nông nghiệp. Đây là những lĩnh vực cần thúc đẩy phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)