Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 28 - 32)

7. Tổng quan nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế

Vị trí địa lý, địa hình:

Ngọc Hồi nằm về phía Bắc của tỉnh Kon Tum, cách trung tâm tỉnh lỵ Kon Tum 60 km, phần lớn diện tích lãnh thổ thuộc về phía Tây dãy Trƣờng Sơn, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với tỉnh Kon Tum. Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Attapƣ - Lào, tỉnh Ranatakiri - Campuchia, nối với Thái Lan qua hành lang Đông - Tây. Huyện Ngọc Hồi nằm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có vị trí địa chính trị - địa kinh tế rất thuận lợi nằm trong hệ thống các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam; Có 01 cửa khẩu Quốc tế với Lào và 01 cửa khẩu phụ với Campuchia (UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định mở cửa khẩu ngày 07/9/2012); là trung tâm trong tam giác phát triển 3 nƣớc Việt Nam - Lào - Campuchia, gắn kết với hành lang kinh tế Đông - Tây.

Địa hình Ngọc Hồi triền dốc và đồi núi, bao gồm các dãy núi cao trên 1000m, tiếp đến là các dãy núi thấp dƣới 700m và các khu vực với độ cao từ 550m - 450m thoải dần về phía Tây, Tây Bắc. Khu vực núi với độ cao trên 1000m có diện tích khoảng 10.000ha, chiếm trên 11,8% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Trên địa bàn huyện có sự phân bố không đồng đều về nguồn nƣớc theo vùng và theo mùa (sáu tháng mùa mƣa chiếm 90% lƣợng mƣa trong năm),

diện tích đất đang bị xói mòn, rửa trôi còn lớn. Cùng với diện tích rừng giảm, tài nguyên nƣớc mặt và nƣớc ngầm vào mùa khô giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng, quy mô, mức độ thiệt hại do hạn hán, bảo lũ trong những năm qua ngày càng tăng.

Tiềm năng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Tổng diện tích tự nhiên của huyện Ngọc Hồi là 84.454ha, trong đó quỹ đất dành cho nông nghiệp còn lớn, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8.69% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh, đất lâm nghiệp chiếm 7,17% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh.

+ Diện tích đất đỏ vàng có trên 71.718ha. Loại đất này thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, nhƣ cao su, cà phê, tiêu,...

+ Năm 2015 diện tích cà phê của huyện là 990ha, chiếm 8,6% diện tích cà phê toàn tỉnh; diện tích cao su là 6.822 ha, chiếm 15,55% diện tích cao su toàn tỉnh.

+ Ngọc Hồi cũng là huyện có điều kiện thuận lợi phát triển các loại gia súc nhƣ bò, trâu, lợn, dê... Hiện nay, đàn bò của huyện đạt 19.210 con, chiếm 6,75% tổng đàn bò của toàn tỉnh.

+ Tiềm năng thủy điện khá lớn: Với lợi thế địa hình cao, có độ dốc lớn, có sông, suối và lƣu lƣợng dòng chảy lớn, Ngọc Hồi đƣợc đánh giá là có tiềm năng về thủy điện vừa và nhỏ, hiện là lƣu vực của sông lớn Đăk Pô Kô, nhiều nhánh suối chính đỗ ra sông Đăk Pô Kô, nhƣ suối Đăk Xú, Đăk Kan,... Tổng tiềm năng kinh tế - kỹ thuật của sông Đăk Pô Kô và các suối này là 30,9MW, chiếm 3% tổng tiềm năng kinh tế - kỹ thuật thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh. Khai thác thế mạnh này, tỉnh đã thống nhất chủ trƣơng cho phép các doanh nghiệp triển khai thủ tục đầu tƣ các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn huyện.

- Tài nguyên khoáng sản của huyện cũng có một số loại có giá trị kinh tế, nhƣ Serpentitnit (thạch anh), vàng gốc, vàng sa khoáng, các loại khoáng

sản khác làm VLXD qui mô vừa và nhỏ.

+ Serpentinit: Phát hiện ở xã Bờ Y, quy mô khu vực khoáng sản 2km2, trữ lƣợng 50.000m3

. Hiện nay có 01 nhà đầu tƣ đang khai thác, diện tích 20ha. + Vàng: Phát hiện các điểm vàng sa khoáng dọc sông Đắk Pô Kô (từ Thị trấn Plei Kần - Xã Đăk Ang), vàng gốc ở khu vực các xã: Bờ Y, Đăk Kan, Sa Loong, Đăk Xú. Hiện nay chƣa đƣợc xác định đƣợc trữ lƣợng.

+ Vật liệu xây dựng (VLXD): Khoáng sản phục vụ ngành sản xuất VLXD chủ yếu nhƣ: Đá xây dựng, đá Granít, cát, đá cuội, sỏi, đất sét. Đá Granít có trên 50ha, trữ lƣợng khoảng 15-20 triệu m3, tập trung ở các xã: Đăk Nông, Bờ Y, Đăk Xú; cát, đá cuội, sỏi, đất sét trữ lƣợng khá. Cát, đá cuội, sỏi phân bố dọc sông Đăk Pô Kô, đất sét phân bố ở xã Sa Loong và xã Đăk Kan. - Ngọc Hồi là điểm gắn kết các tuyến du lịch từ Kon Tum đến các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và khu vực Duyên Hải miền Trung thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

+ Vƣờn quốc gia Chƣ Mom Rây có diện tích hơn 56.000ha, thuộc 2 huyện Ngọc Hồi và Sa Thầy, trên tuyến đƣờng 14C, đây là vƣờn quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trong hệ thống các vƣờn quốc gia trên cả nƣớc, đƣợc công nhận là vƣờn di sản của Đông Nam Á. Có tuyến quốc lộ 14C chạy qua huyện nối Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên. Khi tuyến đƣờng 14C đầu tƣ hoàn thành, vƣờn quốc gia Chƣ Mom Rây sẽ thu hút nhiều dự án khu du lịch, khi đó Ngọc Hồi có triển vọng khai thác du lịch trên tuyến này.

+ Ngọc Hồi là vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (17 dân tộc), các dân tộc bản địa nhƣ: Xê Đăng, Dẻ - Triêng, BRâu và các dân tộc thiểu số phía Bắc nhập cƣ, mỗi dân tộc có những nét văn hoá, phong tục, tập quán riêng, tạo nên các giá trị văn hoá đa dạng, phong phú và đặc sắc. Quy mô tổ chức và không khí của lễ hội dân gian, lễ hội văn hoá ở huyện rất sôi động, phổ biến nhất là lễ ăn trâu, lễ cúng lúa mới, lễ mừng nhà rông... Đặc biệt lễ hội cồng chiêng là không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, đã trở thành một sản phẩm du lịch văn hoá cộng đồng hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nƣớc.

+ Trên tuyến đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua Ngọc Hồi, Đăk Tô có các di tích lịch sử nhƣ di tích chiến thắng Đắk Seang, xã Đắk Dục; di tích chiến thắng Plei Kần, Ngọc Hồi và di tích chiến thắng Đăk Tô- Tân Cảnh, huyện Đắk Tô. Vì vậy, cần kết nối các điểm di tích này để đƣa vào khai thác tuyến điểm du lịch nhân văn.

+ Ngoài ra, cột mốc biên giới do 3 nƣớc anh em Việt Nam - Lào - Campuchia xây dựng trên trên đỉnh núi cao trên 1000m so với mặt nƣớc biển. Từ cột mốc ngã 3 biên giới, du khách có cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh vùng đất ngã ba Đông Dƣơng.

Nhƣ vậy, huyện Ngọc Hồi nằm ở ngã ba Đông Dƣơng, là trung tâm tam giác phát triển, có lợi thế về kinh tế cửa khẩu, có tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc phong phú… vì vậy có điều kiện phát triển rừng, cây công nghiệp quan trọng và chăn nuôi đại gia súc; công nghiệp khai thác, chế biến; thƣơng mại - dịch vụ và du lịch. Quốc phòng an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Đảng, Nhà nƣớc có nhiều chính sách đặc thù đối với miền núi, vùng cao nói chung, và khu vực Tây nguyên nói riêng đƣợc triển khai có hiệu quả. Quan hệ hợp tác phát triển giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nƣớc đang mở ra nhiều triển vọng cho huyện Ngọc Hồi. Nhiều công trình, dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn đƣợc đầu tƣ, triển khai thực hiện, nhất là nhiều tuyến đƣờng nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và tam giác phát triển sẽ đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Nhân dân các dân tộc huyện Ngọc Hồi có truyền thống đoàn kết, luôn tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều

hành của Nhà nƣớc. Vì vậy nếu phát huy hết tiềm năng và lợi thế huyện Ngọc Hồi sẽ trở thành thị xã có nền kinh tế năng động trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)