Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế huyện Ngọc Hồi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 53 - 57)

7. Tổng quan nghiên cứu

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế huyện Ngọc Hồi

a. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về giá trị sản xuất

Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của huyện Ngọc Hồi trong giai đoạn 2006-2010 có xu hƣớng tăng dần tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế thì cơ cấu kinh tế huyện đã đi theo xu thế chung của cả nƣớc đó là tỷ trọng của kinh tế tƣ nhân ngày càng tăng trong giá trị sản xuất chung trong khi khu vực kinh tế nhà nƣớc có tỷ trọng ngày càng giảm. Quan sát bảng số liệu ta có thể thấy đƣợc trong giai đoạn 2012-2015, cơ cấu thành phần kinh tế của huyện Ngọc Hồi đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, theo đúng hƣớng tăng dần tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc và giảm dần tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nƣớc.

Về quy mô sản xuất, khu vực kinh tế nhà nƣớc đã giảm đáng kể sau chủ trƣơng cổ phần hóa của Chính phủ. Tuy GTSX của khu vực này vẫn tăng nhƣng chậm lại so với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc. Tình hình này đã tác động làm thay đổi cơ cấu theo thành phần kinh tế của huyện.

Bảng 2.12. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về giá trị sản xuất

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2015 Tổng giá trị sản xuất 135,290 662,102 1305,422 1275,439 1665,151 2245,500 Kinh tế nhà nước 27,396 204,921 411,861 409,826 161,557 213,322 Kinh tế ngoài nhà nước 107,894 457,181 893,561 865,613 1503,594 2032,178 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước 20,25 30,95 31,55 32,13 9,70 9,5 Kinh tế ngoài nhà nước 79,75 69,05 68,45 67,87 90,30 90,5

Trong nền kinh tế này, cũng nhƣ cả nƣớc, kinh tế ngoài nhà nƣớc đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của nó không chỉ về kinh tế mà cả xã hội.

Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc hiện đã chiếm tỷ trọng hơn 90% GTSX của huyện. Nếu năm 2006 tỷ trọng của ngoài kinh tế nhà nƣớc là gần 80% thì đến 2015 đã đạt 90,5%, tức tăng hơn 10% trong thời gian từ 2006 tới 2015. Theo chiều ngƣợc lại, khu vực kinh tế nhà nƣớc đã giảm tỷ trọng từ hơn 20% xuống còn gần 10% trong thời gian này. Tuy nhiên, chu kỳ giảm chủ yếu từ 2013 tới 2015 vì trong thời gian từ 2006 tới 2012 tỷ trọng GTSX của khu vực kinh tế nhà nƣớc còn tăng đáng kể.

b. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về lao động

Bảng 2.13. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về lao động

Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2015 Lao động (ngƣời) 17.086 18.787 20.535 23.287 26.418 27.971 Kinh tế nhà nước 6.066 7.271 8.050 7.498 6.657 5.566 Kinh tế ngoài nhà nước 11.020 11.516 12.485 15.789 19.761 22.405 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước 35,5 38,7 39,2 32,2 25,2 19,9 Kinh tế ngoài nhà nước 64,5 61,3 60,8 67,8 74,8 80,1

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Quy mô lao động theo thành phần kinh tế đƣợc thể hiện trên bảng 2.13. Quy mô lao động của khu vực kinh tế nhà nƣớc đã giảm từ hơn 6000 ngƣời năm 2006 xuống 5566 ngƣời năm 2015 hay giảm khoảng 444 ngƣời. Trong thời gian này, lao động của khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc đã tăng nhanh, từ

hơn 11 ngàn ngƣời năm 2006 đã tăng lên hơn 22,4 ngàn ngƣời năm 2015, tăng gấp 2 lần. Nhƣ vậy khu vực này vẫn là khu vực chủ yếu tạo ra việc làm cho lao động của nền kinh tế này.

Cơ cấu thành phần kinh tế về lao động của huyện Ngọc Hồi đang dịch chuyển theo hƣớng tăng dần tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc, giảm dần trong khu vực kinh tế nhà nƣớc. Nếu năm 2006, lao động khu vực nhà nƣớc là 35,5%, khu vực ngoài nhà nƣớc chiếm 64,5% thì đến năm 2015, khu vực nhà nƣớc chỉ còn chiếm 19,9%, khu vực ngoài nhà nƣớc chiếm 80,1%. Nghĩa là tỷ trọng lao động của kinh tế ngoài nhà nƣớc đã tăng gần 16%.

Xu thế này cũng cho thấy dƣ địa để chuyển dịch lao động sang khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc vẫn còn rất lớn và đây là xu thể chủ yếu trong những năm tới.

c. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về vốn đầu tư

Vốn đầu tƣ đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tiếp tục khai thác nguồn lực của nhà nƣớc và tích cực huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc. Tổng số vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể vào nền kinh tế nói chung và hai khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân nó riêng.

Tuy nhiên, trong tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội, tỷ trọng vốn đầu tƣ của khu vực Nhà nƣớc đã giảm từ 74,61% năm 2006 xuống còn 52,6% năm 2015; của khu vực ngoài Nhà nƣớc tƣơng ứng tăng từ 25,39% năm 2006 lên 47,4% năm 2015.

Nhƣ vậy, khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc không chỉ giúp cho nền kinh tế huy động đáng kể các nguồn lực cho phát triển kinh tế của huyện Ngọc Hồi mà còn tạo ra sản lƣợng. Khu vực kinh tế này đã huy động đƣợc đáng kể lao động và đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ.

Bảng 2.14. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về vốn Đơn vị tính: % 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi Kinh tế nhà nƣớc 74,61 74,12 66,19 55,37 54,13 52,6 -22 Kinh tế ngoài nhà nƣớc 25,39 25,88 33,81 44,63 45,87 47,4 22

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Do đó phát triển khu vực kinh tế này sẽ là định hƣớng phát triển chủ yếu trong những năm tới.

d. Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

Hãy xem xét cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế ở bảng 2.15 dƣới đây.

Bảng 2.15. Cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế của huyện Ngọc Hồi

Đơn vị tính: doanh nghiệp

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi

SL doanh nghiệp 44 64 67 81 82 91 57

Kinh tế nhà nƣớc 2 2 2 2 2 2 0

Kinh tế ngoài nhà

nƣớc 42 62 65 79 80 89 57

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Nhìn chung doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ngọc Hồi chủ yếu thuộc về thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc. Kinh tế nhà nƣớc chỉ có 2 doanh nghiệp và không thay đổi suốt những năm qua. Từ 2006 có 42 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc hoạt động thì đến năm 2015 có 89 doanh nghiệp, tăng 57 doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)