Tận dụng lợi thế là một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 85)

7. Tổng quan nghiên cứu

3.3.5. Tận dụng lợi thế là một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh

tỉnh Kon Tum

Nhằm tạo sức lan toả đối với các vùng còn lại và mở rộng thị trƣờng. Tập trung đầu tƣ, phát triển mạnh thị trấn Plei Kần, phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trở thành trung tâm tăng trƣởng và liên kết kinh tế của Tam giác phát triển ba nƣớc Campuchia, Lào và Việt Nam gắn với xây dựng và phát triển huyện Ngọc Hồi thành thị xã trong nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ, xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ theo hƣớng tận dụng tối đa những lợi thế của địa phƣơng. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của huyện theo hƣớng CNH, HĐH.

Tiếp tục thực hiện chƣơng trình hợp tác với các địa phƣơng đã ký kết, đồng thời mở rộng hợp tác với các địa phƣơng khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và theo đúng pháp luật nhằm hình thành và phát triển mối quan hệ lâu dài, bền vững làm cơ sở phát huy lợi thế, khai thác các tiềm năng của từng địa phƣơng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lấy việc thực hiện chƣơng trình hợp tác với các địa phƣơng là một nhiệm vụ trọng tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của huyện trong thời kỳ hội nhập. Có chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp trong huyện đẩy mạnh quan hệ ngoại thƣơng với các doanh nghiệp của các huyện nƣớc bạn Lào, Campuchia để nghiên cứu, thăm dò, thông tin kịp thời về thị trƣờng và làm đầu mối giao dịch.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong huyện, tỉnh; trƣng bày giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng. Ƣu tiên cho các doanh nghiệp có năng lực sản xuất và kinh doanh tốt tham gia vào chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại từ quỹ xúc tiến thƣơng mại của huyện.

Đổi mới công tác tổ chức triển khai cơ chế chính sách, rà soát toàn bộ cơ chế chính sách đã ban hành, bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Phổ biến, cung cấp kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách, các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội của các thành phần kinh tế.

Đổi mới công tác triển khai qui hoạch, kế hoạch, làm tốt việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch, công bố qui hoạch rộng rãi.

Thực hiện tốt công tác dự báo thị trƣờng trong hiện tại và tƣơng lai, hạn chế đến mức thấp nhất những biến động của thị trƣờng làm ảnh hƣởng sản xuất của nông dân.

3.3.6. Từng bƣớc hoàn thiện khả năng quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền địa phƣơng

Tập trung củng cố, kiện toàn, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở đảm bảo điều hành thông suốt, chỉ đạo, xử lý đúng đắn và quyết đoán những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm đƣợc giao, nắm bắt và xử lý có hiệu quả các vấn đề phát sinh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, năng lực trách nhiệm, tâm huyết với nhiệm vụ đƣợc giao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Kiên quyết thay thế những cán bộ yếu kém về năng lực chuyên môn, mất uy tín, giảm sút về phẩm chất đạo đức. Chú trọng nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân trong hoạt động quyết định, giám sát. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của

chính quyền các cấp, triển khai theo lộ trình xây dựng chính quyền điện tử. Thực hiện quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong việc tham gia các hoạt động kinh tế và xây dựng chính quyền ở địa phƣơng.

Tập trung chỉ đạo công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính quyền cơ sở. Xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trên tất cả các mặt nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay và thực hiện mục tiêu chuẩn hóa cán bộ; xây dựng và quy hoạch các chức danh cán bộ kế cận. Có kế hoạch chi tiết để bồi dƣỡng, đào tạo và đào tạo lại đối với từng chức danh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực xúc tiến đầu tƣ, đất đai, xây dựng, đền bù, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quĩ đất sạch để thu hút đầu tƣ.

Cải cách tài chính công theo hƣớng nâng cao hiệu quả đầu tƣ công, đầu tƣ tập trung, có trọng điểm; thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khóa X) về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Cấp uỷ, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt sự vào cuộc mạnh mẽ của nhân dân, nền kinh tế huyện Ngọc Hồi đã và đang từng bƣớc thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, đến nay nền kinh tế huyện nhà vẫn còn nặng về nông nghiệp, năng suất lao động của các ngành so với các địa phƣơng lân cận và với cả tỉnh còn thấp, đời sống Nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn. Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, phát triển nhanh, bền vững thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của huyện trong giai đoạn 2015 - 2020, định hƣớng đến năm 2025. Nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực nhanh, bền vững theo hƣớng CNH, HĐH, luận văn kiến nghị một số nội dung cụ thể sau:

Đối với Huyện ủy:

Đề ra các nghị quyết chuyên đề đảm bảo sự lãnh, chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ, đặc biệt ban hành chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI (nhiệm kỳ 2015-2020) cụ thể, sát với tình hình, điều kiện của địa phƣơng, phân công cụ thể UV.BTV phụ trách, chỉ đạo, nhằm thực hiện thắng lợi chủ trƣơng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH, giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, tăng mạnh tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong giá trị sản xuất của huyện. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết và các chƣơng trình của Huyện uỷ đã ban hành.

Đối với Ủy ban nhân dân huyện:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xác định nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cần thiết đề tập trung

điều hành quản lý và đầu tƣ cơ sở hạ tầng; phân công cụ thể nhiệm vụ, tăng cƣờng phối hợp thực hiện giữa các phòng, ban và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành của tỉnh trong công tác.

- Ban hành Đề án hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực; đề án phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Kiên quyết nói không với những dự án công nghiệp dễ gây ô nhiễm môi trƣờng và công nghệ lạc hậu.

- Triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách, tích cực tham mƣu cho cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, cơ chế cụ thể hỗ trợ theo hƣớng thuận lợi nhất cho nhà đầu tƣ trên địa bàn huyện Ngọc Hồi.

- Đẩy mạnh mời gọi đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút đầu tƣ vào các vùng kinh tế khó khăn, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế tƣ nhân, kinh tế tập thể phát triển. Đồng thời kiên quyết bãi bỏ những thủ tục hành chính rƣờm rà, không phù hợp, chấn chỉnh xử lý nghiêm các trƣờng hợp công chức thực thi công vụ quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với ngƣời dân và doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng, tạo quĩ đất sạch tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế nhanh chóng triển khai dự án.

Đối với các doanh nghiệp: Phải tận dụng sự hỗ trợ của nhà nƣớc, chủ động trong sản xuất và kinh doanh, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, tránh ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nƣớc, nhất là đối với khối doanh nghiệp nhà nƣớc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn, Lê Quốc Doanh (2005), Báo cáo của đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc KC.07.17: Nghiên cứu luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam 2005.

[2] Báo cáo tình hình phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y từ năm 2010 đến nay.

[3] Bùi Quang Bình (2010), “Mô hình tăng trƣởng kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu”, Tạp chí khoa học công nghệ Đại học

Đà Nẵng, số 5/2010.

[4] Các Báo cáo liên quan của Ủy ban nhân huyện Ngọc Hồi từ năm 2010 đến nay.

[5] Võ Tấn Danh (2011), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum, Luận văn cao học Kinh tế Phát triển 2011.

[6] Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Báo điện tử Đảng cộng

sản Việt Nam.

[7] Trần Anh Hùng (2013), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh

Gia Lai, Luận văn cao học Kinh tế Phát triển 2013.

[8] Trần Việt Hùng, Phát triển Tây Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Phó trƣởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên - nguồn

Cục xúc tiến thƣơng mại.

[9] Nghị quyết, chƣơng trình của Ban thƣờng vụ Huyện ủy từ 2010 đến nay. [10] TS.Trần Anh Phƣơng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - thực trạng và những

[11] Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

[12] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025 (2014).

[13] Bùi Tất Thắng (2003), Tiếp cận nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu

kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, Viện Kinh tế học, Hà Nội.

[14] Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.

[15] Lê Đình Hòa (2006), chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình đổi mới tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Tạp chí kinh tế và phát triển. [16] Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001) NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[18] Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[19] Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII (2016), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[20] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV (2010), lần thứ XV (2015).

[21] Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Hồi lần thứ VI (2015).

Tiếng Anh

[22] Fisher A.G.B., The clash of progress and security, London, Macmillan, 1935. Clark c., The conditions of economic progress, London, Macmillan, 1940.

Labor, Manchester School.

[24] Lewis A. (1955), The Theory of Economic Growth, Homewood, Illinois, Richard D. Irwin.

[25] Shenggen Fan, Xiaobo Zhang và Sherman Robinson (2003), “Structural Change and Economic Growth in China”, Review of Development

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)