Các nguồn lực của nền kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 37 - 42)

7. Tổng quan nghiên cứu

2.1.3. Các nguồn lực của nền kinh tế

Trong những năm qua, các nguồn lực của nền kinh tế cũng đã đƣợc tăng cƣờng và tích lũy khá cao. Phần dƣới đây sẽ xem xét cụ thể.

a. Vốn đầu tư

Những năm qua, nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện tăng nhanh, tăng hơn 14 lần trong 9 năm qua. Nếu năm 2006 là 62 tỷ đồng năm 2006 thì năm 2015 là hơn 895 tỷ năm 2015. Số vốn phân bổ các ngành đều tăng khá nhanh nhƣ vốn đầu tƣ cho ngành nông nghiệp tăng 6,4 lần, cho công nghiệp tăng 22,7 lần và cho ngành dịch vụ là 17,8. Việc đầu tƣ này đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

b. Dân số - Lao động

Năm 2015, dân số trung bình của huyện Ngọc Hồi là 55 ngàn ngƣời, chiếm 10% dân số của tỉnh. Mật độ dân số trung bình của huyện đạt 58 ngƣời/km2 (bằng 115% mật độ dân số trung bình của cả tỉnh). Mật độ dân cƣ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn, trung tâm xã và ven các trục quốc lộ, còn các khu vực xã dân cƣ thƣa thớt, mật độ rất thấp. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện luôn ở mức thấp hơn trung bình của cả tỉnh và tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của huyện cao hơn mức trung bình của cả tỉnh. Tỷ lệ tăng tự nhiên của huyện là 1,7% năm 2015. Tốc độ tăng dân số khoảng tăng 5%/năm.

Trong những năm qua tổng số lao động của nền kinh tế đã tăng đáng kể, trung bình 5,5%. Năm 2006, số lao động tăng từ hơn 17 ngàn và năm 2015 đã tăng lên gần 28 ngàn hay tăng gần 11 ngàn ngƣời.

năm 2015. Ngành nông nghiệp đã huy động đƣợc số lao động tăng từ 15,8 ngàn ngƣời năm 2006 lên 24,3 ngàn ngƣời, tăng 8459 ngƣời hay tăng 53%. Ngành công nghiệp đã huy động đƣợc số ngƣời từ 300 lên gần 1028 tức hơn 3 lần. Ngành dịch vụ đã huy động đƣợc số lao động tăng từ 921 ngƣời lên gần 2617 ngƣời hay tăng 1896 ngƣời. Sự gia tăng số lƣợng này sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động.

Hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 30% (năm 2010 chỉ chiếm 16,4%). Việc đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động đã đƣợc cải tiến theo phƣơng thức đào tạo nghề theo yêu cầu kinh tế của huyện, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, đồng thời đã xem xét đến yêu cầu học ngành nghề mà ngƣời lao động cần thì mới đạt hiệu quả cao, ngƣời đƣợc đào tạo ra là có thể phát huy trong công việc đƣợc ngay; chú trọng nâng cao học vấn và kỹ năng cho ngƣời lao động, giáo dục tính kỹ luật, tác phong lao động chuyên nghiệp, hiệu quả.

c. Chính sách

Các chính sách phát triển công nghiệp:

Thực hiện Nghị định số 134/2004/NĐ-CP nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn; nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, chính sách này đã mở rộng đối tƣợng đƣợc hƣởng, ƣu tiên hỗ trợ theo địa bàn, theo ngành nghề, nhờ đó hoạt động khuyến công đƣợc thuận lợi, có điều kiện đóng góp tích cực hơn vào phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện, theo đó công nghiệp của huyện đã có những điểm cơ bản.

Về cơ chế, chính sách hỗ trợ, trong thời gian qua huyên Ngọc Hồi đã triển khai thực hiện đăng ký hạng mục công trình hỗ trợ kinh phí đầu tƣ hạ tầng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo Quyết định số

25/2008/QĐ-TTg ngày 5/6/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ và Thông tƣ số 13/2008/TT-BCT ngày 5/11/2008 của Bộ Công Thƣơng hƣớng dẫn thực hiện hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các vùng Tây Nguyên, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ huyện Ngọc Hồi đã đƣợc Bộ Công thƣơng hỗ trợ xây dựng 01 cụm công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp, bƣớc đầu hoạt động có hiệu quả, một số ngành nghề thủ công truyền thống đƣợc khôi phục phát triển.

Đã triển khai các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ: Đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực an toàn công nghiệp, cung ứng vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, phổ biến kiến thức về công nghệ - khoa học - bảo vệ thƣơng hiệu. Nâng cao năng lực tƣ vấn và năng lực quản lý cho cán bộ chuyên trách thuộc ngành, năng lực phát triển các dịch vụ hỗ trợ khuyến công. Xây dựng kế hoạch và giải pháp huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020. Xây dựng và triển khai các giải pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch…

Có sự hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện của nhà nƣớc, của các bộ, ngành, UBND tỉnh Kon Tum công tác quản lý nhà nƣớc về khuyến công tổ chức hệ thống khuyến công trên địa bàn huyện từng bƣớc đƣợc củng cố, hoạt động khuyến công đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể. Nội dung hoạt động khuyến công đã tập trung vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng, đã chú trọng gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn đã có chuyển biến tích cực, lựa chọn đƣợc những mô hình điển hình, có khả năng nhân rộng; đã thực hiện thêm nhiều hoạt động khuyến công mới nhƣ hỗ trợ lập quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp.

Phát triển công nghiệp nông thôn, giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp, góp

phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá; tạo việc làm - thu nhập, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn, đặc biệt là ở những xã khu vực biên giới, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp, huyện đã chú ý đào tạo nghề gắn với đầu ra đáp ứng nhu cầu lao động của nhà đầu tƣ. Phát huy hiệu quả Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng; mở các ngành nghề mà xã hội, doanh nghiệp còn thiếu để đáp ứng nhu cầu sử dụng; từng bƣớc nâng cao trình độ lao động có kỷ thuật trên cơ sở có kế hoạch đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu lao động của các dự án theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020. Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực bao gồm đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật, kinh tế, công nhân lành nghề sẵn sàng đáp ứng yêu cầu sản xuất theo công nghệ tiên tiến hiện đại. Chú trọng đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp thông qua hình thức đào tạo ngắn hạn, tại chỗ, gắn với việc truyền nghề và phát triển các nghề mới.

Các giải pháp và chính sách khác nhƣ xây dựng các biện pháp về mở rộng thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống hạ tầng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính sách phát triển nông nghiệp:

Triển khai thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Khuyến nông; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển Nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ngày 7 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định

số 68/2013/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn… đã chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nông dân, ngƣời dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến. Đổi mới phƣơng thức và nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Huy động nguồn vốn đầu tƣ cho công tác khuyến nông. Đầu tƣ hỗ trợ về giống mới, máy móc, công nghệ chế biến sản phẩm; triển khai chính sách trợ giá, trợ cƣớc tiêu thụ nông sản. Thực hiện có hiệu quả chƣơng trình, đề án của trung ƣơng, của tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, kinh doanh…, hỗ trợ lãi suất ngân hàng và phát huy hiệu quả tín dụng ƣu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Chính sách phát triển ngành dịch vụ:

Thực hiện nhất quán trong tuyên truyền quảng bá. Tích cực tham gia các đợt xúc tiến quảng bá hội chợ, triển lãm, hội thảo quốc tế, tuyên truyền trên thông tin đại chúng về du lịch quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Đầu tƣ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho Cửa khẩu Bờ Y, tạo điều kiện thuận lợi đón và đƣa khách du lịch qua cửa khẩu. Khai thác các sản phẩm du lịch nhƣ: sản phẩm dệt thổ cẩm, biểu tƣợng của ngã ba Đông dƣơng (logo); một số sản phẩm mang tính đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)