GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 75)

7. Tổng quan nghiên cứu

3.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

3.3.1. Giải pháp phát triển ngành kinh tế

a. Các giải pháp phát triển công nghiệp

Cần thiết thực hiện hỗ trợ, ưu đãi phát triển công nghiệp:

- Tổ chức và thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và khuyến công. Hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn thông qua các chƣơng trình hỗ trợ công nghiệp.

- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp ƣu tiên, ngành công nghiệp quan trọng.

- Tổ chức thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Tập trung sức phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp:

- Có kế hoạch đạo tạo lao động có tay nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển. Xây dựng kế hoạch đào tạo lao động cho thanh niên ngƣời dân tộc thiểu số theo định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội.

- Phối hợp với các trƣờng nghề, trƣờng Đại học trong và ngoài tỉnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực bao gồm đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật, kinh tế, công nhân lành nghề sẵn sàng đáp ứng yêu cầu sản xuất theo công nghệ tiên tiến hiện đại.

- Chú trọng đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp thông qua hình thức đào tạo ngắn hạn, tại chỗ, gắn với việc truyền nghề và phát triển các nghề mới.

Các giải pháp khác:

- Xây dựng các biện pháp về mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. - Liên kết tạo vùng nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất công nghiệp.

- Tiếp tục đầu tƣ hoàn thiện các hệ thống hạ tầng cơ sở; Thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo “một cửa”, “một cửa liên thông” tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Giải pháp phát triển nông, lâm, thủy sản

- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến.

- Đổi mới phƣơng thức và nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến lâm huy động nguồn vốn đầu tƣ cho công tác khuyến nông. Mở rộng các lớp khuyến nông, dạy nghề nông nghiệp, triển khai các mô hình trình diễn, hội nghị đầu bờ, tham quan mô hình nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Đối với ngƣời dân ở vùng dân tộc thiểu số, chú trọng phƣơng pháp hƣớng dẫn trực quan, tham quan các mô hình hiệu quả ngay trong cộng đồng dân cƣ tại cơ sở. Tăng cƣờng kêu gọi đầu tƣ, hỗ trợ về giống mới, máy móc, công nghệ chế biến sản phẩm, đầu tƣ cơ sở chế biến thức ăn gia súc; Nâng cao kỹ thuật sử dụng, bảo quản, chế biến phụ phế phẩm nông nghiệp, trợ giá, trợ cƣớc các mặt hàng chính sách và trợ cƣớc tiêu thụ nông sản.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả chƣơng trình, đề án án hỗ trợ ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, đảm bảo tất cả hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đƣợc vay các nguồn vốn sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm từ Ngân hàng chính sách xã hội và tiếp tục hỗ trợ lãi suất để các đối tƣợng có

vốn đầu tƣ phát triển.

- Đƣa một số ngành nghề phụ vào các hộ gia đình để sử dụng thời gian nông nhàn nhằm giải quyết việc làm. Sử dụng hiệu quả đất vƣờn, đặc biệt đối với ngƣời dân tộc thiểu số đất vƣờn còn bỏ hoang rất nhiều; phát triển trồng cỏ năng suất cao để chăn nuôi gia súc.

- Khai thác, vận hành hợp lý các hồ, đập hiện có, tạo cơ chế cho nhân dân thuê nuôi phát triển thủy sản gắn với bảo quản hồ, đập đảm bảo tƣới tiêu.

- Hƣớng dẫn nông dân vùng dân tộc thiểu số áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, thực hiện sản xuất xanh, sạch, hiệu quả nhƣ là sử dụng các loại phân bón hóa học một cách hợp lý, sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ, ử dụng kết hợp các biện pháp phòng trừ dịch bệnh bằng hóa chất với việc phòng trừ bằng phƣơng pháp thủ công.

- Điều tra, quy hoạch, xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý các loại quỹ đất và thực hiện các giải pháp phát triển nông, lâm kết hợp với công tác giao đất, khoán rừng, quản lý, bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng dân cƣ sống gần rừng bảo vệ rừng, trồng rừng và tận thu sản phẩm dƣới tán rừng để khai thác, chế biến, tăng thu nhập cho ngƣời lao động

- Đẩy mạnh phát triển trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã để tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn.

- Khuyến khích kinh doanh dịch vụ nông lâm nghiệp nhằm đẩy mạnh công tác cung ứng vật tƣ, thu mua sản phẩm nông nghiệp.

- Xây dựng cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu, gắn với các nhà doanh nghiệp với nông dân trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kỹ thuật, cán bộ làm công tác khuyến nông.

c. Giải pháp phát triển dịch vụ

Một số giải pháp phát triển thương mại:

- Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thƣơng mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thƣơng mại hiện đại (trung tâm thƣơng mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thƣơng mại - dịch vụ, cửa hàng chuyên doanh: xăng dầu, tổng kho bán buôn, trung tâm hội chợ - triển lãm…) ở trung tâm đô thị, khu kinh tế cửa khẩu. Khuyến khích và có cơ chế để thu hút các thành phần kinh tế xây dựng các siêu thị, trung tâm hội chợ triển lãm, hệ thống đại lý phân phối, bảo hành sản phẩm, các cửa hàng bán lẻ hiện đại... tạo điều kiện giao lƣu hàng hóa thuận lợi giữa các vùng trên địa bàn huyện.

- Khuyến khích phát triển thƣơng mại ở cả ba cấp (điểm thƣơng mại, cụm thƣơng mại và trung tâm thƣơng mại). Triển khai kịp thời, hiệu quả, đồng thời đề xuất, kiến nghị có chính sách phù hợp nhằm ƣu đãi cho đầu tƣ, tổ chức kinh doanh ở các khu vực thƣa dân, nhất là chợ biên giới, vùng sâu, vùng xa. Phát triển thƣơng mại, dịch vụ, hệ thống chợ gắn với mạng lƣới giao thông, dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa.

- Nâng cấp và mở rộng mạng lƣới chợ hiện có, chợ nông thôn và phát triển các trạm thu mua nông sản, đại lý mua bán, ký gửi.

- Phát triển thƣơng mại biên giới, xây dựng chợ phiên tại khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Thúc đẩy giao lƣu, trao đổi thƣơng mại giữa các tỉnh vùng biên của Việt Nam, Lào, Campuchia.

Một số giải pháp phát triển du lịch:

- Tăng cƣờng công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nƣớc và quốc tế. Nhất quán trong tuyên truyền quảng bá.

- Tích cực tham gia các đợt xúc tiến quảng bá hội chợ, triển lãm, hội thảo quốc tế, tuyên truyền trên thông tin đại chúng về du lịch quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho cửa khẩu Bờ Y và Cửa khẩu phía Lào, tạo điều kiện thuận lợi đón và đƣa khách du lịch qua cửa khẩu. Đầu tƣ phát triển du lịch tại khu vực cột mốc 03 biên (Việt Nam - Lào - Campuchia).

- Khai thác các sản phẩm du lịch nhƣ: sản phẩm dệt thổ cẩm, biểu tƣợng của ngã ba Đông dƣơng (logo); một số sản phẩm mang tính đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số, đan lát, tạc tƣợng, chế tác nhạc cụ dân tộc, dệt thổ cẩm...

3.3.2. Các giải pháp nhằm thu hút, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tƣ và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân

- Phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi, hạ tầng đô thị. Huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế, chú trọng khu vực tƣ nhân; khai thác nguồn vốn từ quĩ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp…

- Tiếp tục tái cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng giảm tỉ trọng vốn đầu tƣ khu vực nhà nƣớc, mở rộng các giải pháp huy động vốn khu vực ngoài nhà nƣớc, mở rộng nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thực hiện có hiệu quả, đúng qui trình ở các giai đoạn của quá trình đầu tƣ xây dựng, từ khâu qui hoạch, kế hoạch, chủ trƣơng đầu tƣ, chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, cấp phát vốn đầu tƣ đến khâu nghiệm thu công trình đƣa vào sử dụng. Đầu tƣ có trọng điểm, tránh tràn lan.

- Luôn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án trên đị bàn huyện. Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến khoa học - công nghệ.

3.3.3. Phát triển các lĩnh vực gắn với nâng cao dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực

a. Phát triển giáo dục - đào tạo

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn. Đẩy mạnh việc phổ cập các tri thức khoa học kỹ thuật phổ thông cho ngƣời lao động, giới thiệu và chuyển giao kỹ thuật

tiên tiến trong các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến nông, lâm sản; nâng cao kỹ năng sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.

- Thực hiện mạnh mẽ các giải pháp nâng cao chất lƣợng các cấp học, bậc học đối với địa bàn trung tâm, và nâng cao chất giáo dục toàn diện đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có đông ngƣời dân tộc thiểu số. Thực hiện đào tạo học sinh dân tộc nội trú chất lƣợng cao, có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phƣơng trong thời kỳ mới.

- Nâng cao thể trạng nguồn nhân lực, tập trung vào ba vấn đề cơ bản: Đảm bảo an toàn dinh dƣỡng, an ninh lƣơng thực, chăm sóc y tế và phát triển đời sống văn hoá tinh thần cho Nhân dân.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học:

+ Tăng cƣờng nguồn lực xây dựng các trƣờng mới theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển lên thị xã; kiên cố hóa trƣờng học, phòng học. Xây dựng thêm phòng học để tổ chức việc dạy 2 buổi/ngày đối với các bậc học.

+ Đầu tƣ nguồn lực xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành và thƣ viện theo chuẩn. Mua sắm trang thiết bị dạy học đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo tại các địa phƣơng trong huyện.

Bố trí xây dựng mạng lưới trường lớp hợp lý:

+ Bố trí mạng lƣới trƣờng lớp, các cơ sở giáo dục đào tạo theo hƣớng đa dạng hoá loại hình trƣờng lớp; phát triển mạng lƣới trƣờng lớp ở các cấp học, bậc học. Xây dựng các trƣờng THCS ở các địa bàn chƣa có trƣờng THCS, quy hoạch, xây dựng các điểm trƣờng lẻ ở các thôn xa trung tâm xã đối với bậc mầm non và bậc tiểu học.

+ Xây dựng ký túc xá cho học sinh dân tộc thiểu số các trƣờng THPT (không thuộc diện hƣởng chế độ nội trú) ở các xã biên giới, các xã xa trung

tâm huyện có nơi ở, sinh hoạt.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và tuyển dụng:

+ Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ giáo viên theo qui định đạt chuẩn.

+ Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp có năng lực để bổ sung và thay thế số giáo viên đã giải quyết chế độ hoặc tinh giản biên chế theo nhu cầu biên chế của ngành. Ƣu tiên tuyển dụng đối với sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số.

+ Tổ chức bồi dƣỡng tiếng dân tộc tại chổ cho cán bộ, giáo viên các trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú, các trƣờng nơi dân tộc thiểu số chiếm đa số.

Xã hội hoá giáo dục và xây dựng xã hội học tập:

Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống các trƣờng ngoài công lập ở tất cả các ngành học, bậc học. Huy động sự đóng góp của Nhân dân từ nhiều nguồn để chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục và nâng cao dân trí. Phát huy Trung tâm học tập cộng đồng. Phát triển Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học; Thực hiện nhiệm vụ quốc tế, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật giúp cho nƣớc bạn Lào.

Dạy nghề:

Nâng cao hiệu quả của Trung tâm dạy nghề dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề nhằm huy động năng lực dạy nghề trên địa bàn, đặc biệt là doanh nghiệp, làng nghề, hình thành mạng lƣới dạy nghề với nhiều hệ thống, nhiều cấp độ. Phát triển mạnh các hình thức dạy nghề ngắn hạn phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng nhóm đối tƣợng trên từng địa bàn; phát triển dạy nghề lƣu động, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm đối tƣợng khó khăn, yếu thế đƣợc tham gia học nghề, tự tạo việc làm,... Thực hiện dạy nghề theo nhu cầu thị trƣờng, dạy nghề theo địa chỉ.

b. Một số giải pháp phát triển y tế

- Huy động vốn đầu tư:

phƣơng), vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA cho đầu tƣ xây dựng và phát triển mạng lƣới y tế trên địa bàn huyện.

+ Có chính sách ƣu đãi đầu tƣ đối với lĩnh vực y tế nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện để tăng cƣờng đầu tƣ cho y tế.

- Phát triển nguồn nhân lực y tế:

+ Xây dựng kế hoạch dài hạn và bố trí kinh phí để tăng cƣờng đào tạo cán bộ y tế sau đại học. Tạo điều kiện làm việc và có chế độ đãi ngộ thích hợp cho những cán bộ y tế có trình độ cao để giữ chân cán bộ, hạn chế tình trạng cán bộ xin chuyển đi nơi khác sau khi đƣợc đào tạo.

+ Thực hiện việc hợp đồng đào tạo nhân lực y tế trình độ cao, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ chuyển giao và hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật y tế hiện đại cho các cơ sở y tế ngoài công lập.

- Quan tâm mở rộng bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Ngọc Hồi (đã có chủ trƣơng) nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn. Đẩy mạnh xã hội hoá và khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập.

- Ƣu tiên dành quỹ đất cho xây dựng và phát triển các cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập; công khai, đơn giản hoá thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với bệnh viện, phòng khám tƣ nhân và bác sỹ gia đình.

- Quản lý thống nhất đối với các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực y tế công lập và ngoài công lập nhƣ đào tạo, khen thƣởng và các chế độ chính sách khác.

3.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng

a. Mạng lưới giao thông

Các tuyến quốc lộ:

- Đƣờng Hồ Chí Minh (huyện Ngọc Hồi 40 km), điểm đầu tính từ ranh giới huyện Đăk Glei và Ngọc Hồi, điểm cuối tính đến ranh giới huyện Ngọc Hồi và Đắk Tô, dài 40 km. Đây là trục giao thông quan trọng của huyện Ngọc

Hồi, nối các huyện, đô thị của tỉnh Kon Tum. Đến năm 2020, tuyến đƣờng này xây dựng hoàn chỉnh thành đƣờng cao tốc đạt cấp III.

- Quốc lộ 14C (huyện Ngọc Hồi 19 km). Điểm đầu tại ngã tƣ Plei Kần, điểm cuối ranh giới giữa xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) và xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi). Đây là trục giao thông quan trọng của vùng biên giới giữa Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)