Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 60 - 62)

7. Tổng quan nghiên cứu

3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tếxã hội

Quan điểm phát triển:

Phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao và bền vững, cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của huyện; đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, cơ bản xóa nghèo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ƣơng; tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong khuôn khổ hợp tác giữa Kon Tum và tỉnh Nam Lào.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đô thị hóa và hiện đại hóa mạng lƣới kết cấu hạ tầng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, đoàn kết các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị và quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu phát triển:

Mục phát triển đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025.

Phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trƣởng nhanh trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của huyện; tập trung huy động các nguồn lực nhằm xây dựng huyện Ngọc Hồi trở thành thị xã và sớm trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Kon Tum. Đẩy mạnh phát triển thƣơng mại, du lịch và làm đầu mối trung chuyển hàng hóa giữa các nƣớc trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -

với xây dựng phát triển huyện Ngọc Hồi trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, gắn kết với hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện về địa lý - chính trị - kinh tế - xã hội. Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của Nhân dân. Thực hiện tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội; xây dựng quốc phòng - an ninh vững mạnh.

Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng kinh tế (giá trị tăng thêm - VA) đạt 16- 17%/năm giai đoạn 2016-2020 và 15-16%/năm giai đoạn 2021-2025.

- Đến năm 2020 tỷ trọng nông - lâm - thủy sản 25-26%, công nghiệp - xây dựng 43-44% và khu vực dịch vụ 30-31%, đến năm 2025 tỷ trọng nông - lâm - thủy sản còn 19-20%, công nghiệp - xây dựng 46-47% và khu vực dịch vụ là 34-35%.

- Giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời đến năm 2020 khoảng 54-57 triệu đồng, vƣợt 2% so với thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh, năm 2025 khoảng 126-138 triệu đồng, vƣợt 16% so thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh.

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện xuống khoảng 1,5% giai đoạn 2016-2020 và khoảng 1,4% giai đoạn 2021-2025. Đến năm 2020 đạt khoảng 65.000 ngƣời và đến năm 2025 đạt khoảng 75.000 ngƣời.

- Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, nâng tỷ lệ đô thị hóa của huyện lên khoảng 60,8% năm 2020 và khoảng 69,2% năm 2025.

- Đến năm 2020 tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân giảm xuống khoảng 10% và đến năm 2025 khoảng 5%.

- Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 500-600 lao động. -Phấn đấu đƣa tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện năm 2020 khoảng 50% vào năm 2025 khoảng 65% và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 50%.

- Đến năm 2020 trên 95% số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh.

-Trên 95% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng. - Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung trên địa bàn huyện 1,2%/năm, các xã đặc biệt khó khăn giảm tỷ lệ hộ nghèo 7-8%/năm.

- Duy trì sĩ số học sinh và tiếp tục củng cố, nâng cao hơn nữa chất lƣợng toàn diện giáo dục, nhất là chất lƣợng giáo dục đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng có đông dân tộc thiểu số. Có trên 70% trƣờng Mầm non, 80% trƣờng tiểu học, 70% trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.

- Củng cố và hoàn thiện mạng lƣới y tế huyện đến cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của ngƣời dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu. Phấn đấu đến năm 2020 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, phƣờng.

- Ổn định độ che phủ rừng của huyện khoảng 57-58% vào năm 2020.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)