ĐỊNH HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 65)

7. Tổng quan nghiên cứu

3.2. ĐỊNH HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN

3.2.1. Định hƣớng phát triển ngành

a. Công nghiệp

Tăng trƣởng bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 là 16,7%-17%. Tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng năm 2015 chiếm 39-40%, năm 2020 là 43-44% và năm 2025 là 46-47%.

Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp huyện Ngọc Hồi:

- Ngọc Hồi là khâu nối các mối quan hệ kinh tế giữa tỉnh Ranatakiri (Campuchia), Attapƣ (Lào). Vị trí này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp trong mối liên kết với các tỉnh Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên và hợp tác phát triển với ngành công nghiệp nƣớc bạn Lào.

- Ngành công nghiệp của huyện tuy đóng góp không lớn trong giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp tỉnh Kon Tum, nhƣng sản phẩm công nghiệp huyện cũng đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp của tỉnh nhƣ cao su, cà phê, sắn... Trong tƣơng lai việc mở rộng sản xuất và chế biến mặt hàng cao su, tinh bột sắn, gỗ... và đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp khai thác chế biến đá mỹ nghệ, đá xây dựng sẽ hứa hẹn đƣa vị thế ngành công nghiệp huyện Ngọc Hồi tăng cao, đóng góp tích cực phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kon Tum.

- Phát triển ngành công nghiệp huyện Ngọc Hồi sẽ đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các xã, thị trấn và tạo điều kiện cho huyện Ngọc Hồi phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều việc làm, tăng tỷ lệ lực lƣợng lao động qua đào tạo và tạo ra động lực phát triển ngành giáo dục, đào tạo nghề, văn hóa và ngành dịch vụ xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho ngƣời dân trên toàn địa bàn huyện.

Định hướng phát triển chung:

- Phát triển công nghiệp phù hợp với định hƣớng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng của Ngọc Hồi, các mối quan hệ với các vùng kinh tế khác trong tỉnh, khu vực.

khu đô thị mới thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao gắn với thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu, tập trung đầu tƣ vào những mặt hàng có lợi thế ở huyện. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại, quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu.

- Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng và tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút đầu tƣ các dự án lớn, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp phát triển.

- Phát triển công nghiệp phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững và tăng cƣờng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Cụ thể:

Với Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản:

- Hƣớng vào chế biến các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu trong huyện nhƣ: cao su, cà phê, sắn, cây bời lời, cây keo lai; đồ gỗ tinh chế xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ.

- Định hƣớng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản cụ thể nhƣ sau:

+ Xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô phù hợp với tiềm năng vùng nguyên liệu và trên cơ sở xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu ổn định có chất lƣợng để đảm bảo phát triển bền vững; đồng thời khai thác nguồn nguyên liệu từ các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia cho công nghiệp chế biến.

+ Ƣu tiên đầu tƣ các cơ sở chế biến lớn có thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại, đầu tƣ phát triển ứng dụng khoa học công nghệ vào các cơ sở đang sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, đồng thời đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trƣờng.

lâm sản tại chỗ ngay sau khi thu hoạch, tạo nguồn nguyên liệu chất lƣợng tốt, tạo mối liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất chế biến lớn trong vùng.

+ Khuyến khích các nhà máy hình thành liên doanh, liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau sản xuất các đơn hàng xuất khẩu hàng chất lƣợng cao, số lƣợng lớn...

Công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản:

- Tiến hành khai thác tài nguyên khoáng sản theo đúng quy hoạch đã đƣợc phê duyệt với quy mô, công nghệ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

- Đầu tƣ công nghệ thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất, cải thiện điều kiện lao động.

- Đầu tƣ cho công tác điều tra thăm dò ở những vùng có triển vọng, tiếp tục công tác điều tra đánh giá quy mô, chất lƣợng khoáng sản quý hiếm để có kế hoạch khai thác và sử dụng.

- Đẩy mạnh khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, chất làm phụ gia cho các ngành sản xuất khác.

Công nghiệp dệt may, da giày:

- Đối với ngành dệt may: Thu hút đầu tƣ sản xuất vào ngành may mặc xuất khẩu tại khu công nghiệp Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Khuyến khích phát triển các cơ sở may, đan, thêu qui mô nhỏ và hộ gia đình. Hỗ trợ xây dựng các làng nghề về đan thêu, dệt thổ cẩm...

- Đối với ngành da giầy: Đầu tƣ sơ chế, bảo quản da nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy thuộc da vùng lân cận. Khuyến khích đầu tƣ sản xuất giầy vải, giầy thể thao xuất khẩu.

Công nghiệp hóa chất:

- Khuyến khích đầu tƣ phát triển các cơ sở sản xuất phân bón NPK, phân vi sinh (trên cơ sở tận dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu của địa

phƣơng nhƣ than bùn, các chất phế thải của công nghiệp chế biến nông lâm sản), sản xuất các sản phẩm chế biến từ cao su, cà phê, sắn.

- Ƣu tiên phát triển các dự án sản xuất theo hƣớng mới nhƣ sản xuất cồn, nhiên liệu sinh học từ nguyên liệu sắn, mía...

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng gắn với sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Khuyến khích các dự án đầu tƣ phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn để đáp ứng đủ một số nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn nhƣ: vật liệu lợp, gạch ốp lát, gạch không nung. Phát triển nhóm ngành này cần chú trọng đến yêu cầu và tập quán xây dựng của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, chú ý phát triển các loại VLXD rẻ tiền, vốn đầu tƣ ban đầu thấp nhằm cải thiện điều kiện sống của nhân dân.

b.Nông - lâm nghiệp - thủy sản

Tăng trƣởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 là 11-12% và giai đoạn 2021 - 2025 là 9-10%. Tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2015 chiếm 31-32% , năm 2020 là 25-26% và năm 2025 là 19-20%.

Định hướng phát triển nông nghiệp theo nghĩa hẹp:

- Phát triển nông nghiệp phải đảm bảo tăng nhanh hàm lƣợng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm để tăng giá trị trên mỗi ha đất nông nghiệp. Xác định lại cơ cấu theo hƣớng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp; đổi mới giống cây trồng, vật nuôi; phát triển nông nghiệp hàng hoá một cách vững chắc.

- Phát triển nông nghiệp nhanh, hiệu quả và bền vững theo hƣớng thâm canh là chính đối với các cây công nghiệp có vai trò chủ đạo trong xuất khẩu (cà phê, cao su, sắn...), chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê).

phƣơng, phù hợp với thị trƣờng, có khả năng cạnh tranh cao. Tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân bằng đầu tƣ phát triển ngành chế biến nông sản và dịch vụ.

- Phát triển nông nghiệp phải đáp ứng mục tiêu nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, khu vực khó khăn, khu vực biên giới, củng cố khối đoàn kết các dân tộc, góp phần xây dựng huyện Ngọc Hồi trở thành vùng có kinh tế phát triển, đời sống ổn định, tăng cƣờng quốc phòng - an ninh.

- Phát triển nông nghiệp phải đảm bảo phát triển bền vững, an toàn về môi trƣờng, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai dịch bệnh, đồng thời có tính đến sự biến động khá lớn của thị trƣờng.

Định hướng phát triển lâm nghiệp:

- Phát triển lâm nghiệp phải dựa trên yêu cầu đảm bảo tính bền vững về môi trƣờng sinh thái đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

- Gắn bó chặt chẽ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp với yêu cầu thị trƣờng, đa dạng hóa loại hình hoạt động và sản phẩm lâm nghiệp nhằm đảm bảo cho phát triển hợp lý, bền vững và hiệu quả.

- Phát triển lâm nghiệp phải dựa trên cơ sở quy hoạch đi đôi với các chính sách khuyến khích và quản lý thực hiện quy hoạch, đặc biệt đối với các loại rừng đặc dụng, phòng hộ.

- Phát triển lâm nghiệp cần đƣa nhanh các phƣơng thức sản xuất tiên tiến và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất. Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển lâm nghiệp gắn với phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Định hướng phát triển thủy sản:

- Phát huy có hiệu quả tiềm năng mặt nƣớc cho phát triển thủy sản, trong đó trọng tâm là tài nguyên mặt nƣớc hồ chứa lớn, nhƣ hồ thuỷ lợi Đắk Kan, hồ Đắk Hơ Niêng, hồ Đắk Trui, hồ Đắk Hơ Na và lòng hồ của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ. Đến năm 2025 đƣa 40-45% mặt nƣớc hồ chứa nhân tạo hiện nay vào sản xuất thủy sản (khoảng 550 ha).

- Chú trọng phát triển nuôi trồng các loài, giống mới, các loại thủy đặc sản thích nghi với điều kiện sản xuất của các địa phƣơng, có giá trị kinh tế cao gắn với hình thành các vùng sản xuất thủy sản thâm canh, công nghiệp tạo nên những sản phẩm chủ lực, có quy mô hàng hóa cao.

c. Định hướng phát triển dịch vụ Thương mại:

- Phát triển thƣơng mại, đảm bảo hàng hóa lƣu thông thông suốt, ổn định thị trƣờng và giá cả, chống cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế...

- Kết hợp giữa hiện đại hóa kết cấu hạ tầng và mở rộng thƣơng mại tại khu vực đô thị với phát triển thị trƣờng nông thôn và miền núi, đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho vùng đồng bào dân tộc, nhất là tại khu vực khó khăn.

- Tích cực phát triển thị trƣờng mới, nhất là thị trƣờng nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hóa nông sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của ngƣời dân, nhất là ở vùng nông thôn nhƣ có chính sách tín dụng ƣu đãi cho vay xây dựng nhà kho, mua trang thiết bị kĩ thuật, hàng tiêu dùng.

- Chú trọng phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời mở rộng, phát triển thị trƣờng nội địa, nhất là phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Du lịch:

trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch của các vùng và khu vực tam giác phát triển.

-Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Khai thác hợp lý và có hiệu quả các lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch Ngọc Hồi nhƣ du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng, nhƣng phát triển có trọng điểm để hình thành các khu du lịch có quy mô và chất lƣợng cao.

- Phát triển du lịch phải gắn với huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế. Theo đó phải nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của các doanh nghiệp du lịch và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

- Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng; bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch; phát huy truyền thống bản sắc dân tộc kết hợp với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến về phát triển du lịch của quốc tế.

- Phát triển du lịch phải đặc biệt coi trọng việc bảo vệ và giữ vững quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Các dịch vụ khác:

Vận tải

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển phƣơng tiện vận tải, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, nhất là phát triển các loại phƣơng tiện chở khách loại vừa và nhỏ chất lƣợng cao, xe taxi chở khách và chở hàng.

Tài chính - ngân hàng - bảo hiểm

Mở rộng mạng lƣới ngân hàng, tổ chức tín dụng và kinh doanh tiền tệ trên địa bàn huyện nhằm huy động và đáp ứng kịp thời các nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản xuất kinh doanh. Tập trung khai thác và cung cấp rộng rãi các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng trong dân cƣ. Chú trọng phát triển mạng lƣới dịch vụ, các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ sản

xuất, kinh doanh tại khu vực cửa khẩu, các địa phƣơng bạn trong tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên địa bàn nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phục vụ nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, triển khai các sản phẩm bảo hiểm nông, lâm nghiệp.

3.2.2. Định hƣớng phát triển các thành phần kinh tế

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, khai thác tối đa tiềm năng về nhân lực, vốn, công nghệ của các thành phần kinh tế tƣ nhân vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quan tâm phát phát triển thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình (trang trại); thành phần kinh tế hợp tác xã ở vùng khó khăn. Thực hiện tốt chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ vào địa bàn, hỗ trợ đào tạo nghề nâng cao năng lực quản lý, quản trị cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Phát triển các hình thức kinh tế tập thể, chủ yếu là các nhóm hộ cùng sở thích, các tổ hợp tác và hợp tác xã đổi mới theo Luật hợp tác xã. Khuyến khích liên kết rộng rãi những ngƣời lao động, các hộ sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trong sản xuất - kinh doanh.

Về cơ chế chính sách đối với các thành phần kinh tế:

+ Tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ ngƣời dân tộc thiểu số ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và tiếp cận nguồn tín dụng ƣu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục cho các thành phần kinh tế đƣợc vay vốn ngân hàng theo quy định hiện hành để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

+ Có cơ chế khuyến khích, phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình trên cơ sở bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các chủ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh.

+ Đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao kiến thức năng lực quản lý cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ về pháp luật, quản lý cũng nhƣ các kiến thức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)