Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 47 - 53)

7. Tổng quan nghiên cứu

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế

a. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp

Các ngành kinh tế cũng đƣợc cấu thành bởi các ngành của nó mà theo cách phân chia ngành của Tổng cục Thống kê thì đây là ngành cấp II. Ngành Nông nghiệp sẽ gồm ngành nông nghiệp nghĩa hẹp, lâm nghiệp và thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hƣớng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trƣờng đồng thời phát huy đƣợc lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trƣờng và hội nhập. Trong giai đoạn 2006-2015 chuyển dịch cơ cấu kinh

tế trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện chƣa có sự biến động nhiều. Ngành nông nghiệp bao gồm các loại cây trồng nhƣ cao su, cà phê, …; vật nuôi nhƣ trâu, bò, dê vẫn giữ vai trò chủ đạo, ngành lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong nền kinh tế.

Tỷ trọng theo GTSX, ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp chiếm tỷ trọng khá cao, hiện nay là gần 90%, trong khi các ngành Lâm nghiệp và Thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng khá thấp khoảng 10%. Điều này cũng phản ánh đúng điều kiện thực tế của địa phƣơng đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tập trung vào cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, trên cơ sở khai thác lợi thế sinh thái của từng vùng.

Bảng 2.8. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng

Đơn vị tính: %

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi

Nông nghiệp 83,78 92,49 93,01 91,77 90,52 89,8 6,02 Lâm nghiệp 12,36 5,00 4,88 5,62 6,49 7,09 -5,27 Thủy sản 3,86 2,51 2,11 2,61 2,99 3,11 -0,75

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Sự thay đổi tỷ trọng của các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng thể hiện trên bảng 2.8. Trong GTSX của ngành, tỷ trọng của ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp đã thay đổi từ mức 83,78% năm 2006 đã tăng lên 89,8% tức là tăng 6,02%. Trong thời gian này tỷ trọng của ngành lâm nghiệp đã giảm từ 12,36% xuống 7,09% hay giảm 5,27%. Tỷ trọng của ngành thủy sản giảm 0,75% trong giai đoạn này. Để đánh giá kỹ hơn cần xem xét những thay đổi cơ cấu các nhân tố sản xuất trong nội bộ ngành này.

Theo yếu tố lao động trên bảng 2.9 kết quả cho thấy đa số lao động của huyện làm việc trong ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp, tỷ trọng của ngành

Bảng 2.9. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng Đơn vị tính: % 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi Nông nghiệp 94,11 93,92 93,84 94,49 94,76 9378 -0,33 Lâm nghiệp 5,51 5,56 5,62 4,97 4,72 5,64 0,13 Thủy sản 0,38 0,52 0,54 0,54 0,52 0,58 0,2

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Tuy đã có sự dịch chuyển lao động giữa các ngành nhƣng không có sự thay đổi đáng kể. Sau gần 10 năm, tỷ trọng lao động của ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp chỉ giảm 0,33% từ mức hơn 94% năm 2006 xuống còn 93,78% năm 2015. Tỷ trọng lao động của ngành lâm nghiệp tăng chỉ 0,13% và hiện chiếm 5,64%. Tỷ trọng lao động của ngành thủy sản tăng 0,2% nhƣng khá thấp chỉ chiếm 0,58%.

b. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp nói chung tăng mạnh qua các năm, năm 2006 đạt 39,539 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 502,335 tỷ đồng và đạt 1117 tỷ đồng năm 2015. Trong đó ngành công nghiệp năm 2006 đạt 13,345 tỷ đồng tăng lên 190,184 tỷ đồng năm 2010 và đạt 573,43 tỷ đồng năm 2015. Ngành xây dựng cũng tăng qua các năm cụ thể năm 2006 là 26,104 tỷ đồng tăng lên 312,151 tỷ đồng năm 2010 và đạt 544 tỷ đồng năm 2015.

Xét về tỷ trọng cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng thì tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng ngành xây dựng giảm dần. Nếu năm 2006, tỷ trọng của công nghiệp là 33,98% thì năm 2015 là 51,3%, tức tăng 17,32%. Theo chiều ngƣợc lại tỷ trọng của ngành xây dựng cũng đã giảm 17,32%.

Hình 2.1. Chuyển dịch cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành công nghiệp (Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Nhƣ vậy, những năm gần đây thì tỷ trọng giữa hai ngành đã tƣơng đồng nhau do công nghiệp và xây dựng luôn luôn đồng hành trong quá trình phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng, lao động trong ngành công nghiệp chiếm cao đại bộ phận, hiện nay chiếm tới 80% và ngành xây dựng chỉ chiếm 20%.

Xu thế chuyển dịch lao động chậm hơn so với chuyển dịch GTSX. Từ 2006 tới 2015 tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp chỉ tăng 6,67% và theo chiều ngƣợc lại tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ đã giảm 6,67%. Nhƣ vậy, sau những năm bùng nổ xây dựng nhất là hạ tầng cơ sở của huyện đã kéo theo tỷ trọng lao động trong ngành xây dựng tăng thì đến nay mọi thứ đã thay đổi, ngành này không còn tạo ra việc làm nhiều nữa.

Bảng 2.10. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng

Đơn vị tính: %

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi

Công nghiệp 73,33 78,31 80,79 81,09 79,12 80,0 6,67 Xây dựng 26,67 21,69 19,21 18,91 20,88 20,0 -6,67

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

c. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ

Ngoài hai lĩnh vực sản xuất vật chất là nông nghiệp và công nghiệp nêu trên, tập hợp các ngành phi sản xuất vật chất còn lại bao hàm trong khối các ngành dịch vụ. Khối ngành này bao gồm những ngành gọi là "dịch vụ trung gian": thông tin, vận tải, trung gian tài chính, dịch vụ thƣơng mại và những ngành "dịch vụ thoả mãn nhu cầu cuối cùng": du lịch và đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ về môi trƣờng.

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Ngọc Hồi tăng đều qua các năm. Nếu năm 2006 GTSX của ngành chỉ là hơn 35 tỷ đồng thì năm 2015 đã là hơn 488 tỷ đồng. Nhóm ngành dịch vụ trung gian cũng tăng khá, năm 2006 giá trị của ngành là gần 25 tỷ đồng thì năm 2015 là 379,26 tỷ đồng. Ngành dịch vụ thoả mãn nhu cầu cuối cùng có giá trị tăng từ hơn 10 tỷ đồng lên 108,8 tỷ đồng trong thời gian này.

Xét về tỷ trọng cơ cấu trong khu vực của ngành dịch vụ thì tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trung gian có sự tăng dần qua các năm từ 70% năm 2006 lên 77% năm 2015. Ngành dịch vụ thỏa mãn nhu cầu cuối cùng giảm dần qua các năm nhƣng không đáng kể từ 30% năm 2006 xuống 23% vào năm 2015.

Đơn vị tính: %

Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành dịch vụ

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Xu thế này cho thấy đời sống của ngƣời dân huyện Ngọc Hồi có chất lƣợng chƣa cao khi các ngành dịch vụ phát triển chủ yếu thỏa mãn nhu cầu phát triển sản xuất là chính.

Bảng 2.11 cho thấy tình hình phân bố lao động trong nội bộ ngành dịch vụ của huyện. Đa phần lao động tập trung vào ngành dịch vụ trung gian. Tỷ trọng lao động trong ngành này tăng từ hơn 66% năm 2006 lên hơn 75% năm 2015, tức tăng 9%. Ngƣợc lại tỷ trọng lao động của ngành dịch vụ thỏa mãn nhu cầu cuối cùng giảm 9% trong thời gian này.

Bảng 2.11. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ theo lao động

Đơn vị tính: %

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi

Dịch vụ trung gian 66,23 70,73 73,48 72,73 74,13 75,23 9 Dịch vụ cuối cùng 33,77 29,27 26,52 27,27 25,87 24,77 -9

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)