Dự báo tác động của bối cảnh bên ngoài đến huyện Ngọc Hồi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 62 - 65)

7. Tổng quan nghiên cứu

3.1.2. Dự báo tác động của bối cảnh bên ngoài đến huyện Ngọc Hồi

Bối cảnh khu vực và thế giới:

Kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trƣởng nhƣng tốc độ còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các nƣớc ASEAN bƣớc vào thời kỳ hợp tác mới, cùng nhau xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh; kinh tế; văn hóa - xã hội. Hợp tác ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Hoàn thiện thị trƣờng trong nƣớc đầy đủ hơn theo cam kết của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO); đàm phán, ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng.

Vùng Tây Nguyên có 4 tỉnh nằm trong Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Xây dựng và phát triển khu vực Tam giác biên giới ba nƣớc Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) trên cơ sở Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đã đƣợc ba Thủ tƣớng ba nƣớc thông qua tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn, Lào nhằm phát huy

lợi thế và tiềm năng, rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng, khu vực khác của mỗi nƣớc đang là một trong những nội dung quan trọng trong chƣơng trình hợp tác giữa ba nƣớc.

Trong những năm gần đây, bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực đang có những diễn biến phức tạp ảnh hƣởng tới quá trình phát triển kinh tế của mỗi nƣớc và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng khi ba nƣớc đã và đang trở thành thành viên của WTO. Song đƣợc sự quan tâm đặc biệt thông qua các Hội nghị cấp cao ba Thủ tƣớng và các cuộc họp Uỷ ban điều phối chung ba nƣớc về Tam giác phát triển - CLV hàng năm, cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao của mỗi nƣớc, khu vực tam giác phát triển ba nƣớc đã có những thay đổi nhanh chóng theo chiều hƣớng tích cực.

Trong giai đoạn tới, việc đẩy mạnh phát triển khu vực tam giác phát triển ba nƣớc vẫn đƣợc các nƣớc quan tâm thông qua việc tiếp tục nghiên cứu, thông qua các chính sách đặc thù cho khu vực này, quan tâm đầu tƣ cho mạng lƣới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ đến sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Việc đẩy mạnh hợp tác trong tam giác phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ của các tỉnh khu vực Tây Nguyên đầu tƣ vào các lĩnh vực có nhiều tiềm năng của các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia nhƣ thủy điện, trồng và chế biến các loại cây công nghiệp, nguyên liệu gỗ, khai thác và chế biến khoáng sản… Hợp tác trong Tam giác phát triển cũng góp phần thúc đẩy thƣơng mại biên giới, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn vùng Tây Nguyên.

Tác động của bối cảnh trong nước:

Những thành tựu to lớn của 30 năm đổi mới đã làm cho sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc tăng lên đáng kể, nhờ đó nƣớc ta có thể chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu và định hƣớng phát triển, chủ động lựa chọn

đƣợc những phƣơng án tối ƣu, phù hợp với tình hình và điều kiện của đất nƣớc. Sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nƣớc là cơ sở vững chắc cho sự phát triển.

Tuy nhiên, những yếu kém của nền kinh tế chậm đƣợc khắc phục, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm đƣợc giải quyết. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá quyết liệt, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Mặt khác, thiên tai, dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, tình trạng biến đổi khí hậu tác động ngày càng tiêu cực đến sản xuất, đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nƣớc.

Trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc đến năm 2020, dự kiến tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân đến năm 2020 khoảng 7,5-8%/năm. Đến năm 2020 GDP bình quân đầu ngƣời đạt trên 3.000 USD, cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả; tỷ trọng nông nghiệp dƣới 15% trong GDP, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30-32%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 60% tổng lao động xã hội.

Đến năm 2020, hầu hết dân cƣ thành thị và 85% dân cƣ ở nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch và hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng; tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp làng nghề, tiểu thủ công nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung; 95% chất thải rắn thông thƣờng, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.

Trong giai đoạn tới, đối với vùng trung du miền núi, trong đó có vùng Tây Nguyên, tiếp tục khai thác hiệu quả tiềm năng thủy điện và khoáng sản; xây dựng hồ chứa nƣớc và phát triển thủy lợi nhỏ kết hợp thủy điện. Từng bƣớc hình thành các khu công nghiệp, các dự án công nghiệp có nhu cầu diện tích đất lớn. Chú trọng phát triển chế biến sâu các sản phẩm của vùng (cà

phê, cao su, sắn, tiêu...) để nâng cao giá trị sản phẩm. Phát triển mạnh các vùng sản xuất cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung và chăn nuôi đại gia súc, trƣớc hết là các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu trên cơ sở phát triển hình thức gia trại và trang trại. Phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với mạng lƣới giao thông quốc gia, bảo đảm thông suốt bốn mùa tới các xã và cơ bản có đƣờng ô tô đến thôn, bản. Đẩy mạnh giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, chú trọng việc quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo và làm giàu rừng. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân để ổn định cuộc sống lâu dài và hƣớng tới phát triển sản xuất hàng hóa, đảm bảo ngƣời dân sống đƣợc từ nghề rừng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhà ở... cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Làm tốt công tác tuyển dụng và triển khai các chính sách khuyến khích trí thức trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật, giáo viên, cán bộ y tế... về công tác ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có kế hoạch lựa chọn cử tuyển đối tƣợng là đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đào tạo bổ sung cán bộ cho vùng chủ yếu là dân tộc thiểu số. Chú trọng phát triển hạ tầng tại các khu vực biên giới, nhất là tại các cửa khẩu. Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh giao thƣơng với các nƣớc láng giềng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chú trọng bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đặc biệt là bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, nguồn nƣớc, đa dạng sinh học...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)