Những thành tựu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 57)

7. Tổng quan nghiên cứu

2.3.1. Những thành tựu

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ trọng nông nghiệp giảm mạnh, và các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh; số ngƣời lao động ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, số lao động nông nghiệp ngày càng giảm, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện dịch chuyển theo xu hƣớng CNH, HĐH, năng suất lao động của các ngành đều có xu hƣớng tăng.

- Cơ cấu trong nội bộ các ngành cũng có bƣớc thay đổi đáng kể. Đặc biệt trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có sự chuyển biến theo hƣớng CNH, HĐH. Tỷ trọng sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn tăng đã có tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, biểu hiện ở việc thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hƣớng ngày càng tăng thêm các hộ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần.

- Kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức sở hữu đã khơi dậy và phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực trong dân. Kinh tế tƣ nhân phát triển tạo ra sự năng động sáng tạo, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

- Tập trung phát triển sản phẩm chủ lực, cây công công nghiệp có giá trị hàng hóa cao, từng bƣớc hình thành vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)