Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậ uở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 84 - 91)

7. Tổng quan tài liệu

3.3.5. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậ uở Tây Nguyên

Trước hết, cần nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của đa dạng sinh

học, các hệ sinh thái tự nhiên có thể giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng rõ; việc đầu tư quản lý bảo vệ, khôi phục vào các cơ sở hạ tầng tự nhiên này để tạo vùng đệm vững chắc trước tác động của biến đổi khí hậu được chú trọng triển khai, áp dụng tại nhiều quốc gia và được đánh giá như là một phương thức thích ứng hiệu quả trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.

Thứ hai, tạo ra sự thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái là

cách tiếp cận lồng ghép, gắn kết việc sử dụng đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái trong chiến lược thích ứng chung, bao gồm các hoạt động quản lý bền vững, bảo tồn và khôi phục các hệ sinh thái để cung cấp các dịch vụ sinh thái giúp người dân thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu,

giảm khả năng dễ bị tổn thương và nâng cao khả năng phục hồi trước những rủi ro, tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và môi trường.

Thứ ba, chống tình trạng hạn hán ngày càng gay gắt. Tình hình hạn hán

càng trở nên khốc liệt do chúng ta không giữ được nước, không chủ động được nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng. Hạn hán, thiếu nước ở đây diễn ra cả về bề mặt (sông, suối, ao, hồ…) và cả ở dưới ngầm, nếu bề mặt không có thì nước ngầm tụt giảm là đương nhiên. Khu vực Tây Nguyên có lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.800-2.000 mm, đây là lượng mưa không nhỏ nhưng phần lớn lại trôi xuống sông, xuống biển hết. Như vậy, trên mặt đất hiện nay chúng ta không giữ được nước mưa. Nếu trong mùa mưa chúng ta không giữ được nước thì 6 tháng mùa khô chắc chắn sẽ thiếu nước tưới. Giải pháp đặt ra là (i) cần trồng rừng ngay cả trên đất nông nghiệp bằng nhiều hình thức khác, như nông lâm kết hợp. Trồng rừng đi đôi với việc bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, nếu không bảo vệ, phát triển được rừng thì rất khó giữ được nước. Vấn đề này, tôi cho rằng các cơ quan Nhà nước và nhân dân cần vào cuộc quyết liệt, kịp thời và có trách nhiệm. (ii) đối với đất nông nghiệp, trong điều kiện hạn hán như thế này, chúng ta phải đa dạng hóa cây trồng, đặc biệt là những cây ít sử dụng nước nhưng vẫn cho thu nhập cao. (iii) nên sử dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm như tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa… Hiện nay, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu và triển khai thí điểm công nghệ tưới tiết kiệm cho cây cà phê, giảm được 20% lượng nước tưới, 20% phân bón và 15% công lao động.

Với huyện Đức Cơ, cần tập trung ở một số lĩnh vực như: Bảo tồn và khôi phục rừng để giữ ổn định vùng đất dốc, điều hòa dòng chảy; xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp đa dạng để đối phó với các rủi ro trong điều kiện thời

tiết thay đổi; bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp để cung ứng nguồn gen quan trọng giúp cho cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều này cũng hàm nghĩa giảm dần diện tích cây trồng năng suất thấp không có điều kiện tưới tiêu sang trồng và khôi phục rừng. Tăng dần diện tích rừng trong những năm tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp là quá trình tất yếu để bảo đảm cho ngành sản xuất này có thể phát triển dưới tác động của các yếu tố ảnh hưởng mà trong đó đặc biệt là thời tiết khí hậu, biến động thị trường và khoa học công nghệ.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là sự thay đổi cơ cấu này theo thời

gian từ trạng thái và trình độ này sang trạng thái và trình độ khác. Đây là quá trình biến đổi cả về số lượng, chất lượng và mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp;

Thứ ba, cơ cấu cây trồng của huyện những năm qua đã có những thay đổi vừa có tính tích cực vừa bộc lộ những hạn chế nhất định. Cơ cấu ngày càng thiên về cây công nghiệp lâu năm, diện tích cây công nghiệp dài ngày tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao; cơ cấu cây trồng theo vùng cho thấy phân bổ khá đồng đều về diện tích cây công nghiệp dài ngày giữa các xã. Những cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày đã có xu hướng tập trung ở một số xã và hình thành vùng rõ nét hơn.

Thứ tư, các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ngày càng rõ nét, đặc biệt là yếu tố thị trường và thời tiết khí hậu.

Thứ năm, định hướng chuyển dịch cây trồng trên địa bàn huyện chủ yếu

dựa trên phát triển sản xuất các cây trồng theo chiều sâu, theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật, tập trung nâng cao chất lượng nông sản thay cho gia tăng diện tích ở quy mô lớn do cơ cấu các cây trồng chủ lực cơ bản đã được xác định và định hình rõ nét.

hiện các giải pháp sau: Hoàn thiện chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng; chuyển giao kỹ thuật sản xuất, thiết bị công nghệ chế biến sản phẩm cây trồng; bảo đảm nguồn vốn để phát triển cây trồng là thế mạnh của huyện; định hướng sản xuất theo thị trường.

Kiến nghị

Với UBND tỉnh, cần điều chỉnh lại quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng gắn với thị trường và biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt ở Tây Nguyên. Đây là cơ sở để huyện có thể điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Sở Khoa học và công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ cho huyện trong việc thực hiện các giải pháp liên quan tới khoa học công nghệ như giống mới, chăm sóc, chuyển giao kỹ thuật ở lĩnh vực trồng và chế biến.

Sở Kế hoạch và đầu tư và Sở Tài chính hỗ trợ cho huyện nguồn vốn để thực hiện một số dự án thủy lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện.

Sở Khoa học và công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động và thương binh, xã hội hỗ trợ huyện mở các lớp đào tạo nghề cho lao động làm việc liên quan tới sản xuất và chế biến nông sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn, Lê Quốc Doanh (2005), Báo cáo của đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC.07.17: Nghiên cứu luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông

thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Viện khoa học

nông nghiệp Việt Nam.

[2] Bùi Quang Bình (2010), “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu”, Tạp chí khoa học công nghệ Đại học

Đà Nẵng, số 5/2010.

[3] Võ Tấn Danh (2011), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum, Luận văn cao học Kinh tế Phát triển 2011.

[4] Bùi Tất Thắng (2003), Tiếp cận nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu

kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, Viện Kinh tế học, Hà Nội

[5] Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.

[6] Chenery H., (1988), Structural transformation, Handbook of

development economics, Volume 1, North -Holland, 197-202.

[7] Hollis Chenery (1979), Structural Change and Development Policy, World Bank Research Publication.

[8] H. Chenery and M. Syrquin (1975), Patterns of Development, Oxford University Press, London.

[9] H. Oshima (1987), “Economic growth in Monsoon Asia: A comparative Survey”, Tokyo University Press, Tokyo.

[10] Kawakami, T., (2004), “Structural Changes In China's Economic Growth During The Reform Period.”, Review of Urban & Regional

[11] Fisher A.G.B., The clash of progress and security, London, Macmillan, (1935), Clark c., The conditions of economic progress, London, Macmillan.

[12] Simon Kuznet (1969), Modern Economic Growth, New Haven and London Yale University Press.

[13] Wang, Z. & Wei, J., (2004), “Structural Change, Capital's Contribution, and Economic Efficiency: Sources of China's Economic Growth Between 1952-1998”, Stockholm University - Center for Pacific

Asia Studies (CPAS) and Gưteborg University.

[14] Shenggen Fan, Xiaobo Zhang và Sherman Robinson (2003) “Structural Change and Economic Growth in China”, Review of Development

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 84 - 91)