Định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây lương thực, thực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 65 - 67)

7. Tổng quan tài liệu

3.2.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây lương thực, thực

thực phẩm

Phấn đấu đến năm 2020 duy trì đạt khoảng 4.000 tấn lương thực, trong đó thóc khoảng 3.200 tấn. Ổn định diện tích lúa 2 vụ hiện có, tiếp tục đầu tư thủy lợi cho một số diện tích lúa tập trung, chuyển một số diện tích phân tán nhỏ lẻ sang trồng sắn, ngô, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả. Hình thành sản xuất lương thực ở những nơi đồng bào dân tộc thiểu số chưa có sản xuất hàng hoá, không phá rừng làm nương rẫy. Với đặc điểm của vùng trọng điểm về sản xuất cây công nghiệp lâu năm, diện tích cây lương thực hạn chế

nên việc trồng cây lương thực chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Bình quân lương thực đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 60-70 kg/người.

- Sản xuất lúa:

Xét về điều kiện thổ nhưỡng và khả năng đáp ứng nhu cầu tưới, việc mở rộng trồng lúa của huyện từ nay đến năm 2020 là không lớn, do vậy để nâng cao sản lượng lúa, cần tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất và tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa lai cao sản. Tập trung ổn định diện tích lúa nước ở những nơi có điều kiện làm 2 vụ, giảm diện tích lúa l vụ và đất nương rẫy. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đồng thời kiên cố hoá kênh mương để bố trí cây lương thực trên các diện tích được tưới ổn định, thâm canh tăng vụ, ổn định sản xuất lương thực tại chỗ cho đồng bào vùng khó khăn.

Dự kiến tổng diện tích gieo trồng lúa toàn huyện đến năm 2020 duy trì khoảng 650 ha. Sản lượng lúa năm 2020 nâng cao năng suất duy trì sản lượng đạt khoảng 3.000 tấn đáp ứng một phần nhu cầu trên địa bàn huyện.

- Cây ngô:

Ổn định diện tích cây ngô từ nay đến năm 2020 khoảng 100-150ha. Hình thành các khu vực sản xuất ngô lai theo hướng tập trung, chuyên canh. Ngoài vụ ngô vụ mùa phổ biến hiện tại, mở rộng các khu vực trồng ngô Đông Xuân trên cơ sở luân canh với đất trồng lúa. Dự kiến đến 2020 đạt khoảng 100ha, sản lượng 450 tấn.

Rau, hoa và cây ăn quả

- Rau các loại: Đến năm 2020, đưa tổng diện tích rau các loại lên khoảng 100 ha, sản lượng khoảng 1.500 tấn, đậu các loại khoảng 60 ha, sản lượng khoảng 90 tấn; hình thành một số mô hình thí điểm trồng rau sạch, hoa cây cảnh quy mô 3-5ha khu vực ven thị trấn Chư Ty, đánh giá hiệu quả tiếp tục nhân rộng mô hình ở những nơi có điều kiện thích hợp nhằm cung cấp cho

nhu cầu thị trường tại chỗ và các khu vực đô thị lân cận. - Cây ăn quả:

Dự kiến tăng diện tích cây ăn quả lên 400 ha vào năm 2020. Cải tạo vườn cây ăn quả hiện có, phát triển cây ăn quả phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của khu vực và theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ như: chuối, nhãn, xoài, sầu riêng, mít...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 65 - 67)