Hoàn thiện chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 69 - 73)

7. Tổng quan tài liệu

3.3.1. Hoàn thiện chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Trong những năm tới, công việc cấp bách nhất của huyện là phải tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Nếu không khẩn trương tiến hành quy hoạch sẽ rất khó khăn cho xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm, xây dựng quy hoạch phát triển ngành, trong đó có quy hoạch phát triển cây công nghiệp lâu năm, quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra, tình trạng thiếu quy hoạch này sẽ còn dẫn tới những lãng phí quỹ đất lớn nếu chậm trễ khi nhiều dự án sản xuất trong đó có dự án trồng cao su, cà phê tiếp tục triển khai nhưng nằm ngoài quy hoạch cần điều chỉnh;

chưa kể tới việc rất khó khăn cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.

- Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước: Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chính quyền cần có sự đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các khu vực dự án có hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia, các hạ tầng để phục vụ công tác phát triển các nhà máy chế biến còn quá thấp kém. Bên cạnh đó, cần phải được hỗ trợ kinh phí để ngành cà phê, cao su của tỉnh nói chung và huyện Đức Cơ nói riêng có điều kiện thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê, cao su ở trong nước và thế giới. Tăng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về cà phê, cao su và dự án về giống cây cà phê, cao su có năng suất và chất lượng cao, dự án sản xuất phân hữu cơ, chương trình khuyến nông, khuyến công phát triển chế biến sâu ngành cà phê, cao su.

- Chính sách về đất đai:

+ Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tạo điều kiện thuận lợi để thuê đất phát triển sản xuất các loại cây trồng trong định hướng phát triển quy hoạch vùng sản xuất của huyện, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày cũng như các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để xây dựng các cơ sở chế biến.

+ Những vùng đất canh tác chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài theo đúng quy định hiện hành cho người dân trong vùng quy hoạch để tạo điều kiện cho người dân ổn định sản xuất cũng như trong việc vay vốn ngân hàng để đầu tư.

- Chính sách về đầu tư:

+ Về thu hút vốn: Đẩy mạnh cổ phần hóa, có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và huy động nguồn

vốn trong dân.

+ Các doanh nghiệp trồng và chế biến nông sản thuộc mọi thành phần kinh tế được ưu tiên vay vốn từ các nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để trồng, cũng như đầu tư trang thiết bị và đổi mới công nghệ.

+ Các hộ nông dân và các doanh nghiệp trồng và chế biến nông sản được vay vốn từ các chương trình hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi, trồng rừng và từ các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất nguyên liệu.

- Chính sách về thuế: ngoài các cam kết theo thông lệ quốc tế, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ xem xét giảm thuế doanh thu đối với các doanh nghiệp chế biến cà phê, cao su sử dụng công nghệ tiên tiến mang tính tiên phong trong quá trình phát triển hoặc di chuyển các cơ sở chế biến từ khu dân cư, đô thị về các vùng nông thôn trồng cao su tập trung; đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sử dụng công nghệ chế biến các sản phẩm cà phê, cao su phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như cà phê hòa tan, bánh kẹo từ cà phê, dụng cụ y tế, bao bì, xăm lốp ô tô, xe máy từ cao su.

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Đối với việc tăng cường chủng loại chế biến mủ cao su, như sản xuất dụng cụ y tế, bao bì, xăm lốp ô tô, xe máy để xuất khẩu, cần tranh thủ mọi hình thức đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ của luật đầu tư như: liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hình thức BT, BOT. Riêng hình thức liên doanh, thì chỉ nên áp dụng với điều kiện tỷ lệ vốn Việt Nam không thấp hơn 50%, Việt Nam đã có bài học thua thiệt khi liên doanh với điều kiện yếu thế về tỷ lệ góp vốn.

Đối với cây cà phê, chúng ta đa số xuất khẩu thô giá trị thấp, trong khi các nước nhập về lại chế biến tạo ra giá trị gia tăng rất cao. Nên chúng ta phải có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất đi vào chiều sâu tạo ra

giá trị hàng hóa tinh, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vừa đảm bảo về vốn, vừa đảm bảo về đa dạng hóa mặt hàng.

Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp huyện nhà để hình thành và phát triển các ngành sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

Tăng nhanh sản lượng và giá trị hàng nông sản, nâng cao thu nhập, bảo đảm ổn định và nâng dần đời sống nông dân.

Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu thụ; giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất; giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Phát triển các hợp tác xã trong nông nghiệp vừa hỗ trợ trong quá trình sản xuất, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, vừa tạo mối liên kết nghiên cứu cho đầu ra của sản phẩm một cách ổn định cả về hợp đồng tiêu thụ và chất lượng sản phẩm, để dần xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh trên thị trường.

Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh hàng nông sản, trước hết là kinh doanh cà phê, cao su, phải bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng. Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu. Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất cây trồng kém hiệu quả, không phù hợp với quy hoạch phát triển cây trồng tại địa phương.

Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Phát triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nông nghiệp. Bám sát quy

hoạch và áp dụng các chính sách phát triển phù hợp các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với chất lượng được nâng cao. Nhà nước đầu tư và có chính sách đồng bộ để quản lý và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đồng thời bảo đảm cho người nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định. Giữ được rừng mới đảm bảo được môi trường và tạo được nguồn sinh thủy đảm bảo nguồn nước ngầm và nước mặt tưới cho cây trồng. Khai thác bền vững, có hiệu quả thuỷ lợi hiện có, phát triển thuỷ lợi những nơi có điều kiện. Phát triển cây trồng theo quy hoạch, tập trung vào những cây trồng sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng sản xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 69 - 73)