Định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây công nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 67 - 69)

7. Tổng quan tài liệu

3.2.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây công nghiệp

Cây công nghiệp lâu năm

Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục được xác định cho đóng góp chủ lực trong ngành nông nghiệp ở Đức Cơ và nằm trong kế hoạch phát triển chung của tỉnh Gia Lai. Giai đoạn 2016-2020, một số diện tích cây công nghiệp già cỗi cho năng suất không cao cần được dần thay thế, ổn định một số diện tích để duy trì sản lượng toàn huyện.

- Cây cà phê:

Định hướng phát triển đến năm 2020 là giữ ổn định diện tích cà phê và thay thế một số diện tích cà phê cỗi, giai đoạn này chủ yếu tập trung vào thâm canh, hình thành một số khâu chế biến vừa và nhỏ. Những diện tích cà phê không thuận lợi về nước tưới sẽ chuyển sang trồng cây khác có hiệu quả hơn. Tổng diện tích cà phê dự kiến năm 2020 ổn định khoảng 6.777ha, sản lượng 24.397 tấn.

Hướng dẫn cho người dân các quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, cơ giới hóa khâu làm đất, tưới tiết kiệm nước, dùng phân hữu cơ, công nghệ thu hái, bảo quản, chế biến để nâng cao chất lượng cà phê; bảo vệ đất và môi trường. Hình thành một số mô hình trồng cà phê tiên tiến quy mô nông hộ khoảng 5ha tại các xã có điều kiện, làm nơi tham quan, học tập nhân rộng mô hình bằng nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp.

- Cây cao su:

Định hướng tiếp tục mở rộng diện tích trồng mới cao su tiểu điền theo hộ gia đình và ổn định diện tích cao su của các công ty cao su nhà nước, nguồn vốn của WB để phát triển cao su trong nhân dân thông qua chương trình phát triển cao su tiểu điền. Ưu tiên trồng cao su ở các xã biên giới kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh.

Tiếp tục trồng mới cao su trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, chuyển đổi đất rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su để đến năm 2020 ổn định diện tích cao su toàn huyện 23.100 ha, sản lượng 35.856 tấn, trong đó cao su tiểu điền năm 2020 đạt 6.000 ha. Diện tích đất trồng cao su tăng thêm được chuyển đổi từ đất trồng các loại cây khác như: đất cây hàng năm, đất chưa sử dụng.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng và chăm sóc, sử dụng các giống cây cao su có triển vọng cho diện tích trồng mới và thay thế (như giống PB 260, RIM600). Tiếp tục cho vay với lãi suất ưu đãi đối với dự án cao su tiểu điền của các hộ gia đình.

- Cây tiêu:

Tiếp tục phát triển diện tích trồng tiêu theo quy mô nông hộ ở những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, trồng thay thế vào các diện tích đất vườn trồng cây hàng năm hiện có, đến năm 2020 đạt 700ha. Đức Cơ không phải là vùng tiêu của tỉnh Gia Lai, diện tích cây tiêu không lớn, do vậy định hướng phát triển cây tiêu cần hướng nâng năng suất (năm 2016 năng suất đạt 50 tạ/ha, năm 2020 đạt 53 tạ/ha) và hướng vào chất lượng với việc áp dụng mô hình trồng tiêu sạch cho sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Hình thành một số mô hình trồng tiêu sạch trên địa bàn các xã có điều kiện bằng thu hút đầu tư từ nguồn hỗ trợ ODA phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020.

- Cây điều: Bố trí ổn định đến năm 2020 khoảng 2.000 ha, chuyển diện tích điều hiện có sang các cây lâu năm như cà phê, cao su (khoảng 1700ha), tiếp tục đầu tư diện tích điều còn lại, nâng cao năng suất, đảm bảo sản lượng được duy trì.

Cây công nghiệp hàng năm

Nâng cao hệ số sử dụng đất đối với một số diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm, chuyển một phần diện tích sang trồng cây công nghiệp lâu năm ở những khu vực thích hợp.

- Cây lạc:

Bố trí diện tích trồng ổn định khoảng 50-60 ha, sử dụng các giống năng suất cao, năm 2020 sản lượng đạt 130-140 tấn, góp phần đa dạng các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

- Cây đậu các loại:

Diện tích trồng phát triển đến năm 2020 ổn định khoảng 80-100ha, sản lượng đáp ứng nhu cầu tại chỗ.

Chuyển một số diện tích từ đất lúa l vụ bấp bênh với diện tích nhỏ lẻ, đất màu, nương rẫy sang trồng lạc, đậu các loại, sử dụng giống mới năng suất cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)