7. Tổng quan tài liệu
2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo đầu ra của huyện Đức Cơ
Bảng 2.1. Thực trạng về giá trị sản lượng cây trồng huyện Đức Cơ qua các năm
Loại cây trồng ĐVT Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Cây lương thực Tỷ.đ 11,822 19,986 12,351 24,659 22,091 Cây thực phẩm Tỷ.đ 5,124 4,571 2,159 2,127 2,225 Cây lấy củ Tỷ.đ 126,188 117,985 90,234 94,403 94,997
Cây công nghiệp
ngắn ngày Tỷ.đ 1,630 1,493 1,493 1,015 0,769
Cây công nghiệp
dài ngày Tỷ.đ 677,581 612,628 604,947 724,346 812,769
Tổng giá trị Tỷ.đ 822,35 756,66 711,18 846,55 932,85
(Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê năm 2015 của huyện Đức Cơ)
Trước hết hãy xem xét giá trị sản lượng ngành trồng trọt huyện Đức Cơ mà được thể hiện trên bảng 2.1. Tính theo giá trị, giá trị sản lượng của cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày tăng; trong khi, cây thực phẩm
và cây công nghiệp ngắn ngày giảm. Cây lương thực có giá trị từ 11,8 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 22 tỷ năm 2015, gần gấp 2 lần. Cây công nghiệp dài ngày có giá trị tăng từ 677 tỷ đồng lên 812 tỷ đồng trong thời gian này. Xu thế thay đổi giá trị của các loại cây trồng cho thấy về cơ bản đã phần nào thể hiện xu thế chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện Đức Cơ những năm gần đây.
Nếu tính theo giá cố định, cho thấy xu thế tăng trưởng của giá trị ngành trồng trọt hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của giá trị cây công nghiệp lâu năm.
Bây giờ xem xét cơ cấu giá trị cây trồng trong tổng thể chung. Tình hình này thể hiện trên bảng 2.2. Thông tin ở bảng này cho thấy những nhận định trên càng rõ. Trong cơ cấu cây trồng của huyện, cây công nghiệp lâu năm vẫn là cây chủ đạo của nền kinh tế này.
Bảng 2.2. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện Đức Cơ theo giá trị sản lượng
Loại cây trồng ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015
Cây lương thực % 1,4 2,6 1,7 2,9 2,4
Cây thực phẩm % 0,6 0,6 0,3 0,2 0,2
Cây lấy củ % 15,4 15,6 12,7 11,2 10,2
Cây công nghiệp ngắn ngày % 0,2 0,2 0,2 0,1 0,1
Cây công nghiệp dài ngày % 82,4 81,0 85,1 85,6 87,1
(Nguồn niên giám thống kê năm 2015 của huyện Đức Cơ)
Để thấy rõ hơn, cần phân tích xu thế thay đổi cơ cấu giá trị ngành trồng trọt.
Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt của huyện Đức Cơ
(ĐVt: %)
Loại cây trồng 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi
2015/ 2011 Cây lương thực
và thực phẩm 17.4 18.8 14.7 14.3 12.8 -4.6
Cây công nghiệp 82.6 81.2 85.3 85.7 87.2 +4.6
(Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê năm 2015 của huyện Đức Cơ)
Bảng 2.3. cho thấy tỷ trọng giá trị của cây lương thực và thực phẩm giảm dần từ 17.4% năm 2011 xuống còn 12.8% năm 2015, giảm 4.6%. Trong thời gian này tỷ trọng giá trị của cây công nghiệp đã tăng từ 82.6% lên 87.7%. Như vậy, xu thế chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo giá trị đang dịch chuyển sang cây công nghiệp.
Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị của cây lương thực, thực phẩm của huyện Đức Cơ (ĐVt: %)
Loại cây trồng 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi
2015/ 2011
Cây lương thực 8.26 14.02 11.79 20.35 18.52 10.26
Cây thực phẩm 3.58 3.21 2.06 1.76 1.86 -1.72
Cây lấy củ 88.16 82.77 86.15 77.90 79.62 -8.54
(Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê năm 2015 của huyện Đức Cơ)
Trong cây lương thực, thực phẩm của huyện, cây lấy củ chiếm tỷ trọng cao nhất, gần 90%; cây lương thực có tỷ trọng lớn thứ 2 và cuối cùng là cây thực phẩm. Tuy nhiên, tỷ trọng của cây lương thực lại có xu hướng tăng (tỷ trọng năm 2011 là 8.26% và năm 2015 là 18.52%, tăng khoảng 10.26%). Trong thời gian này, tỷ trọng của cây lấy củ giảm từ hơn 88% xuống 79.62%
hay giảm 8.54% và tỷ trọng của cây thực phẩm giảm từ 3.58% xuống 1.86%, tức giảm 1.72%.
Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị cây công nghiệp của huyện Đức Cơ
(ĐVt: %)
Loại cây trồng 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi
2015/ 2011
Cây công nghiệp ngắn ngày 0.2 0.2 0.2 0.1 0.0 -0.24
Cây công nghiệp dài ngày 99.8 99.8 99.8 99.9 100.0 0.24
(Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê năm 2015 của huyện Đức Cơ)
Trong 5 năm qua, trong cơ cấu cây công nghiệp của huyện, do giá trị cây công nghiệp dài ngày tiếp tục tăng, đã kéo theo tỷ trọng của cây này đã gần như chiếm toàn bộ giá trị cây trồng. Từ đây có thể thấy cơ cấu giá trị cây trồng của huyện là cơ cấu sản xuất cây công nghiệp dài ngày.
Phần tiếp theo, sẽ xem xét cơ cấu trong các cây công nghiệp dài ngày của huyện, để có thể đánh giá chính xác hơn những thay đổi cơ cấu cây trồng theo những thay đổi của thị trường thế giới.
Trong giá trị sản lượng của cây công nghiệp dài ngày, tỷ trọng của cây cao su vẫn chiếm khá cao, hơn 52%; tiếp đó là cây cà phê, có tỷ trọng khoảng gần 30%.
Xu thế thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng cây trồng này cho thấy tỷ trọng của cây cao su đã giảm dần từ 64.5% năm 2011 xuống còn 52.2% năm 2015, giảm 13.2%. Trong thời gian này, tỷ trọng giá trị sản lượng của cây cà phê đã tăng từ 18.8% lên 27.7%, tăng 8.9%; tỷ trọng giá trị sản lượng của cây hồ tiêu đã tăng dần từ 1.2% lên 3.2% tăng 2 %; cây điều tăng 2.3%.
Bảng 2.6. Cơ cấu giá trị cây công nghiệp dài ngày của huyện Đức Cơ (ĐVt: %)
Loại cây trồng 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi
2015/ 2011
Cao su 65.4 62.3 59.2 57.9 52.2 -13.2
Cà phê 18.8 21.1 23.4 24.7 27.7 8.9
Hồ tiêu 1.2 2.6 2.8 3 3.2 2
Điều 14.6 14 14.6 14.4 16.9 2.3
(Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê năm 2015 của huyện Đức Cơ)
Những thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng này phản ánh những tác động rất lớn từ sự thay đổi nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm cây công nghiệp lâu năm. Đồng thời, cũng thể hiện sự yếu kém trong chiến lược phát triển sản xuất khi thiếu đi sự phát triển của công nghiệp chế biến.
Nhìn chung, cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp theo giá trị sản lượng ngành trồng trọt huyện Đức Cơ đã có sự thay đổi nhất định tỷ trọng của cây công nghiệp (tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn). Cây công nghiệp dài ngày đang là cây chủ lực của huyện. Điều này cũng phù hợp với điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng này ở huyện và xu thế thay đổi nhu cầu của thị trường thế giới.