7. Tổng quan tài liệu
2.2.2. Thực trạng các nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng
- Tổng số vốn đầu tư hàng năm, so sánh với nhu cầu và các nguồn nào từ vốn tự có của dân cư, doanh nghiệp hay vay vốn ngân hàng;
Qua khảo sát và phân tích dự án quy hoạch phát triển vùng cao su, cà phê của huyện Đức Cơ, ngoài phần đã đầu tư xây dựng cơ bản hoặc dự toán qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác, thì nhu cầu vốn cần đầu tư để phát triển dự án quy hoạch ngành cao su, cà phê của huyện Đức Cơ từ nay đến năm 2020 là rất lớn. Trong đó, vốn chủ yếu tập trung cho các dự án như: đẩy mạnh chương trình thuộc dự án mở rộng diện tích trồng cao su, dự án tái canh vườn cây cao su, dự án cải tạo vườn cà phê, dự án đầu tư đổi mới dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến và các dự án đầu tư sản xuất thành phẩm từ cao su, cà phê trên địa bàn huyện.
Dựa vào tính chất của từng nhóm đối tượng, ngân hàng xác định các nguồn vốn để đầu tư cụ thể:
doanh, áp dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại…chủ yếu là nguồn vốn vay ngắn hạn.
- Cho vay để trồng và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản, tái canh, đổi mới công nghệ, thiết bị, cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng…đây là những đối tượng cần nguồn vốn trung, dài hạn.
Trên cơ sở đó, lập kế hoạch nguồn vốn cho vay ưu đãi dành riêng cho cây công nghiệp dài ngày của huyện.
Ưu đãi về lãi suất vay vốn: áp dụng cho những khách hàng vay vốn để
đầu tư, chăm sóc cao su, cà phê mà thuộc đối tượng nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày của huyện.
Ưu đãi về thời hạn vay vốn: khách hàng nằm trong diện ưu đãi khi vay
vốn, các ngân hàng sẽ cho vay với thời hạn dài hơn hay cho vay theo phương thức cho vay mà khách hàng cảm thấy phù hợp nhất.
Chính sách bảo đảm tiền vay: có thể xem xét cho vay từ những tài sản
hình thành trong tương lai, cho vay tín chấp theo tổ vay vốn hoặc những hộ gia đình trồng cao su, cà phê có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; đối với các doanh nghiệp uy tín trong vùng quy hoạch của dự án, thì có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo với một định mức cho vay nhất định trên một ha cao su, cà phê và được đảm bảo bằng nguồn trả nợ chính từ việc thu hoạch sản phẩm.
- Về thủ tục vay vốn: Đối với các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các
trang trại sản xuất nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày của huyện, thì ngân hàng có thể xây dựng quy trình thủ tục vay vốn đơn giản hơn các đối tượng khác; chẳng hạn như khi khách hàng có giấy chứng nhận trồng và chăm sóc cao su, cà phê theo đúng tiêu chuẩn của vùng dự án, thì ngân hàng có thể áp dụng mẫu hồ sơ riêng cho vay của vùng dự án đó, mà không nhất thiết yêu cầu khách hàng phải lập phương án vay vốn, chứng minh
nguồn thu nhập…và có thể thời gian giải quyết cho vay là trong ngày hoặc tối đa là ba ngày.
Bảng 2.15. Nguồn lao động xã hội của huyện (Người)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Số người trong độ tuổi lao động 26.094 26.516 26.938 28.958 30.483
Số người có khả năng lao động 25.844 26.262 26.679 28.680 30.190
Phân phối nguồn lao động 28.898 29.366 29.835 32.072 33.761
LĐ làm việc trong các ngành
kinh tế 26.087 26.509 26.932 28.951 30.476
(Nguồn: xử lý từ Niên giám thống kê huyện Đức Cơ)
Bảng 2.15 cho thấy tình hình lao động của huyện, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động là khoảng 50%, như vậy thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của tỉnh Gia Lai và lực lượng lao động chiếm 49% dân số. Nếu phát triển kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phát triển theo chiều rộng sẽ thiếu lao động. Thực tế nếu so sánh giữa số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (cung lao động) với số người đang làm việc trong các ngành kinh tế (cầu lao động) cho kết quả cầu lao động lớn hơn cung hay đang thiếu hụt lao động.
Trong đó lao động phổ thông thuộc diện biết đọc, biết viết là phần lớn, còn đa phần là chưa qua đào tạo chính quy chiếm trên 85% số người có khả năng lao động. Số lao động được đào tạo chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực quản lý, gián tiếp tại các công ty hoặc các tổ đội trực thuộc. Đây chính là hạn chế lớn nhất trong việc tuyển dụng lao động của các công ty cũng như việc phát triển sản xuất cây công nghiệp dài ngày mang tính đi vào chiều sâu thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.