7. Tổng quan tài liệu
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện
Quan điểm phát triển
(1). Phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Cơ đặt trong điều kiện phát triển chung về kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai, vùng Tây Nguyên, Tam giác phát triển, các quan hệ tác động qua lại với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và các khu vực lân cận.
(2). Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, sản phẩm theo hướng chất lượng, tạo giá trị gia tăng cao hơn gắn với chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, đào tạo lao động phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương và yêu cầu phát triển mới.
(3). Gắn phát triển kinh tế - xã hội với hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, đẩy mạnh phát triển một số vùng lãnh thổ động lực; xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện thúc đẩy các khu vực khó khăn cùng phát triển.
(4). Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ xã hội, đại đoàn kết các dân tộc. Coi trọng nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo phúc lợi xã hội và hỗ trợ phát triển đối với vùng sâu và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
(5). Gắn phát triển kinh tế với sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, giảm nhẹ thiên tai, lũ lụt; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu phát triển * Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng và phát triển huyện Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh gắn với phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, cơ cấu kinh tế huyện ngày càng hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững; xây dựng Đô thị loại IV thuộc huyện Đức Cơ nằm trong chuỗi đô thị đã được quy hoạch trên tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia; hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị từng bước được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển; đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được nâng cao; môi trường được bảo vệ; quốc phòng, an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; an ninh biên giới được giữ vững.
Mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân năm tăng 13%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 13,5%/năm.
- Cơ cấu kinh tế (theo giá trị sản xuất): Đến năm 2020, nông lâm thủy
sản chiếm lần lượt là 38,8% - 38,6% - 22,6%.
- Thu nhập bình quân đầu người (Giá hiện hành): Đến năm 2020 đạt khoảng 55 triệu đồng/năm.
- Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, nâng tỷ lệ đô thị hóa của huyện từ 20,8% năm 2015, lên khoảng 28% năm 2020.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện hành) đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40-50% vào năm 2020.
- Mỗi năm trung bình giải quyết việc làm mới cho 800 - 1.000 lao động. Duy trì kết quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở; 50% năm 2020; 50% số trường THPT đạt chuẩn Quốc gia năm 2015, 70% năm 2020.
- Phấn đấu năm 2020 đạt 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và có 8 bác sỹ/vạn dân, 17 giường/vạn dân.