Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 76 - 80)

7. Tổng quan tài liệu

3.3.3. Giải pháp về vốn

Nguồn vốn đầu tư cho chương trình phát triển cao su gồm có: nguồn vốn tự có của nhân dân trong vùng, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho vay của các ngân hàng, nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước thông qua cơ chế chính sách phát triển cao su của tỉnh.

UBND huyện, xã động viên nhân dân chủ động đầu tư, tự huy động các nguồn vốn trong gia đình, họ tộc để trồng cao su, không trông chờ, ỷ lại vào nguồn đầu tư của nhà nước. Trên cơ sở các chính sách chung của Nhà nước và của tỉnh, huyện căn cứ vào điều kiện cụ thể để ban hành các cơ chế, chính sách bổ sung nhằm huy động tốt các nguồn lực của nhân dân và của các doanh nghiệp đầu tư phát triển cao su. Cây cao su là cây có hiệu quả thu nhập cao, song giai đoạn kiến thiết cơ bản dài. Để nông dân có điều kiện thâm canh cây cao su, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ sự phối kết hợp giữ trồng cây cao su với việc xen canh các cây ngắn ngày khác (đặc biệt ưu tiên cây hoạ đậu) để người trồng cao su có thu nhập trong giai đoạn này.

Xây dựng chính sách tín dụng ngân hàng trên địa bàn huyện cho việc đầu tư vào cây công nghiệp dài ngày (cây cao su, cà phê..) cần hướng vào các đối tượng khách hàng có khả năng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh, kinh doanh có hiệu quả, ổn định và đảm bảo an sinh xã hội.

Ngân hàng cần xem xét các đối tượng là nông hộ, trang trại trồng cao su, cà phê được vay vốn trung hạn, ngắn hạn đầu tư sản xuất theo dự toán suất đầu tư và chi phí sản xuất cao su, cà phê hàng năm, bởi cây cao su, cà phê cũng là cây công nghiệp lâu năm như các loại cây trồng khác, mà đặc

biệt chúng ta đã làm được rất thành công trên cây mía ở các địa phương trong cả nước.

Ngân hàng nên xem xét cho doanh nghiệp vay vốn cao hơn hạn mức quy định để mua hết sản phẩm cao su, cà phê từ nông dân phục vụ chế biến và khi cần được thế chấp bằng số lượng thành phẩm cao su, cà phê có trong kho.

- Đối với các ngân hàng thương mại:

Hiện nay, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Đức Cơ) chưa đưa ra chính sách cho vay riêng đối vối ngành cao su, cà phê. Như vậy các hộ sản xuất và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Đức Cơ) rất khó tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ chính sách của ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Thiết nghĩ cần bám sát chủ trương, chính sách, quy hoạch ngành cao su, cà phê của tỉnh, để trên cơ sở đó thẩm định, đánh giá tính khả thi của các dự án, vùng quy hoạch cao su, cà phê toàn tỉnh, đánh giá tính hiệu quả đối với việc đầu tư sản xuất trên từng đơn vị diện tích để xây dựng một định mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý, trên cơ sở đó lập kế hoạch nguồn vốn cho vay ưu đãi dành riêng cho cây cao su, cà phê để phục vụ địa phương mình.

Ưu đãi về lãi suất vay vốn: áp dụng cho những khách hàng vay vốn để

đầu tư, chăm sóc cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày (cây cao su, cà phê..) thuộc đối tượng nằm trong vùng quy hoạch phát triển ngành cao su, cà phê của tỉnh.

Ưu đãi về thời hạn vay vốn: khách hàng nằm trong diện ưu đãi, khi vay

vốn các ngân hàng sẽ cho vay với thời hạn dài hơn, hay cho vay theo phương thức cho vay mà khách hàng cảm thấy phù hợp nhất.

Chính sách bảo đảm tiền vay: có thể xem xét cho vay từ những tài sản

hình thành trong tương lai, cho vay tín chấp theo tổ vay vốn hoặc những hộ gia đình trồng cao su, cà phê có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh

nghiệp uy tín trong vùng quy hoạch của dự án, thì có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo với một định mức cho vay nhất định trên một đơn vị diện tích và được đảm bảo bằng nguồn trả nợ từ việc thu hoạch sản phẩm của chính loại cây đó.

Về thủ tục vay vốn: đối với các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các trang

trại sản xuất nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày (cây cao su, cà phê..) của tỉnh (Đức Cơ), thì ngân hàng có thể xây dựng quy trình thủ tục vay vốn đơn giản hơn các đối tượng khác; chẳng hạn như khi khách hàng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khi kiểm tra đã được trồng và chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn của vùng dự án, thì ngân hàng có thể áp dụng mẫu hồ sơ riêng cho vay của vùng dự án đó mà không nhất thiết yêu cầu khách hàng phải lập phương án vay vốn, chứng minh nguồn thu nhập…và có thể thời gian giải quyết cho vay là trong ngày hoặc tối đa là ba ngày.

Tỉnh nên chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng phát triển mở rộng cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp có dự án chế biến sâu, tiêu thụ mủ cao su, cà phê cho hộ nông dân nằm trong vùng dự án xây dựng, cho vay đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê ước, các loại sản phẩm từ cà phê… Đối với cây cao su (cả mủ, gỗ và thành phẩm từ cao su), cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng dự án cao su, cho vay đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ chế biến cao su để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Trong chiến lược đầu tư tín dụng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa phương, các ngân hàng trên địa bàn cần xác định cây công nghiệp dài ngày (cây cao su, cà phê..) là nhóm khách hàng chiến lược quan trọng. Các ngân hàng cần xây dựng quy trình cho vay phù hợp, đơn giản, thuận tiện khi triển khai cho vay đối với khách hàng.

Có thể xây dựng phương thức người vay là công ty sản xuất, chế biến, xuất khẩu; các hộ nông dân là vệ tinh trồng, chăm sóc, giao sản phẩm sơ chế

cho công ty. Trong quá trình hộ nông dân trồng, chăm sóc, sơ chế, công ty chế biến xuất khẩu (vay vốn) chịu trách nhiệm thanh toán cho hộ nông dân theo mức muốn vay và trừ lại tiền vay và lãi khi mua sản phẩm từ hộ nông dân, vì hầu hết khách hàng vay vốn hiện nay để phát triển cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn là vay có đảm bảo bằng tài sản.

Kết hợp linh hoạt các tài sản đảm bảo bên cạnh tài sản hiện có của khách hàng cần đánh giá tài sản hình thành trong tương lai là nhà xuởng và vườn cây. Bởi vì vườn cây là tài sản chủ yếu và quan trọng nhất.

- Ngân hàng có thể xây dựng cơ chế bảo đảm tiền vay cho những hộ nông dân, chủ trang trại trồng cao su được vay vốn tín chấp thông qua các tổ vay vốn, các hiệp hội, đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội, theo hình thức các tổ chức này thực hiện uỷ thác của ngân hàng để thực hiện một số khâu của nghiệp vụ tín dụng.

- Thành lập các tổ vay vốn tín chấp và bầu ra người đại diện cho tổ để giao dịch với ngân hàng, danh sách lãnh đạo tổ vay vốn và tổ viên có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính quyền địa phương cho phép hoạt động và gửi cho ngân hàng xem xét cho vay.

- Khi nhận được biên bản tổ vay vốn, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định điều kiện vay vốn, dự án và phương án sản xuất, kinh doanh của tổ viên, nếu đảm bảo đủ điều kiện cho vay, cán bộ tín dụng lập tờ trình trình lãnh đạo xét duyệt cho vay.

- Đối với các tổ trưởng tổ vay vốn cũng nhận được hoa hồng từ phía ngân hàng và phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra sử dụng vốn của tổ viên, cũng như việc đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Nếu triển khai tốt tổ vay vốn tín chấp này và xây dựng thủ tục đơn giản trong việc vay vốn từ ngân hàng, thì sẽ rút ngắn thời gian đưa vốn ngân hàng đến với người vay, tạo điều kiện rất thuận lợi cho người nông dân tiếp cận

được nguồn vốn ngân hàng tốt hơn và làm ăn có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)