7. Tổng quan tài liệu
3.1.3. Quy hoạch các tiểu vùng kinh tế xã hội
Phát triển theo tiểu vùng: Trên địa bàn huyện có Khu kinh tế Cửa khẩu
Quốc tế Lệ Thanh lấy toàn bộ ranh giới 4 xã và thị trấn Chư Ty nằm ở phía Tây giáp biên giới với Campuchia được hưởng cơ chế chính sách theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ. Tuy nhiên, xét về điều kiện đặc thù và tính cân đối cho phát triển lãnh thổ, đề xuất chia địa bàn lãnh thổ huyện Đức Cơ thành 2 tiểu vùng chính:
- Tiểu vùng phía Tây: gồm các xã Ia Dom, Ia Nan, Ia Kla, Ia Pnôn tổng
dân số 73,3 người/km2. Đây là tiểu vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hơn, mật độ dân số khá thưa thớt, cần được ưu tiên đầu tư để phát huy điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế gắn với cửa khẩu. Định hướng trong giai đoạn 2012 - 2020 tập trung vào một số chức năng chủ yếu sau:
+ Về chức năng chủ yếu: phát triển thương mại cửa khẩu và xây dựng hạ tầng các chức năng của đô thị cửa khẩu, du lịch, phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi tập trung quy mô lớn, xây dựng hạ tầng sản xuất công nghiệp tại khu công nghiệp tập trung Lệ Thanh, ổn định và nâng cao hiệu quả của diện tích trồng cây lâu năm.
+ Về định hướng phát triển không gian: Tiểu vùng này lấy trục Quốc lộ 19 là trục kết nối chính, kết hợp với trục Quốc lộ 14C, lấy đô thị Cửa khẩu Lệ Thanh là hạt nhân có tính động lực cho phát triển cả vùng. Các xã trong tiểu vùng đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, trang trại, chăn nuôi đại gia súc; phát triển trung tâm xã Ia Nan là trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp của cả tiểu vùng, hình thành thị tứ Ia Nan.
- Tiểu vùng phía Đông: bao gồm các xã Ia Kriêng, Ia Lang, Ia Krêl, Ia
Din, Ia Dơk và thị trấn Chư Ty. Tổng diện tích 321,9km2, dân số đến năm 2020 khoảng 48.600 người; mật độ dân số 151,1 người/km2. Tiểu vùng này có điều kiện phát triển ở mức khá, điều kiện giao lưu kinh tế thuận lợi, gần các tuyến giao thông huyết mạch (Đường Quốc lộ 14, 19), chịu ảnh hưởng nhiều từ tác động đô thị hóa của thành phố Pleiku, tốc độ đô thị hóa sẽ khá cao, ngoài diện tích cây trồng lâu năm của các doanh nghiệp quốc doanh đóng trên địa bàn, định hướng phát triển theo hướng hình thành các chức năng sản xuất phục vụ cho nhu cầu đô thị.
+ Về chức năng chủ yếu: Phát triển nông nghiệp an toàn, ổn định diện tích trồng cây lâu năm, chế biến nông lâm thủy sản quy mô nhỏ, xây dựng hạ
tầng đô thị, thương mại - dịch vụ.
+ Về định hướng phát triển không gian: Tiểu vùng này lấy trục Quốc lộ 19 là trục kết nối chính, lấy đô thị Chư Ty là hạt nhân có tính động lực cho phát triển tiểu vùng. Phát triển trung tâm 2 xã Ia Din và Ia Dơk trở thành các trung tâm phục vụ phát triển sản xuất, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn; xây dựng 2 trung tâm này trở thành thị tứ của huyện.
Để kết nối các hoạt động kinh tế trên địa bàn toàn huyện tập trung các hoạt động kinh tế có sức lan tỏa dọc theo Quốc lộ 19, hình thành hành lang kinh tế động lực Đường 19 với hai hạt nhân lan tỏa là đô thị Chư Ty và Khu trung tâm Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.