Hệ thống chế biến và thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 55 - 61)

7. Tổng quan tài liệu

2.2.3. Hệ thống chế biến và thị trường tiêu thụ

Công nghệ chế biến mủ cao su của các công ty trên địa bàn huyện hiện mới dừng lại ở mức sơ chế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm. Trong tương lai, nếu phải cạnh tranh về chất lượng hàng hóa thì các doanh nghiệp cao su, cà phê Việt Nam nói chung, ngành cao su, cà phê Đức Cơ nói riêng sẽ khó giành được thị phần. Để thúc đẩy phát triển ngành chế biến, đòi hỏi phải đa dạng hoá sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển chế biến, thay đổi cơ cấu ngành hàng, nâng cao thương hiệu cao su, cà phê Việt Nam trên thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường như EU, Bắc Mỹ, Châu âu và giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

* Quy mô nhà máy và chủng loại sản phẩm

Gia Lai hiện có 11 nhà máy sơ chế mủ cao su, tổng công suất thiết kế 65.000tấn/năm; trong đó, Đức Cơ có 3 nhà máy với công suất 18.000 tấn/ năm, sản phẩm chủ yếu là mủ cốm SVR 3L,5 và một ít mủ tạp SVR 10, 20.

Các dạng sản phẩm cao su mủ cốm SVR 3L, 5…tuy Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn, nhưng lại khó tiêu thụ ở thị trường EU và Bắc Mỹ, nên sản phẩm chế biến phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, sản phẩm cao su mủ cốm ở các dạng SVR 3L, 5, SVR 10, 20…có giá trị xuất khẩu thấp; do vậy, tương lai cần gia tăng mạnh việc chế biến cao su ly tâm, cao su mủ Latex. Đồng thời tìm kiếm thâm nhập mở rộng thị trường.

Việt Nam nói chung cũng như Gia Lai nói riêng mặc dù lượng xuất khẩu cao su rất lớn, nhưng hơn 90% sản lượng cao su của Việt Nam phục vụ xuất khẩu dưới hình thức cao su nguyên liệu thô, chỉ có 10% chiếm khoảng 50.000 tấn/năm là được chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉ lệ này quá thấp so với nguồn cao su nguyên liệu có khả năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Do đó, lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan. Mặt khác, hình thức gia công, quy mô sản xuất còn nhỏ và

năng suất của cao su cũng chưa thực sự đạt được như mong muốn. Để thúc đẩy phát triển ngành chế biến cao su, ngành cao su Việt Nam cần phải đa dạng hoá sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển chế biến sản xuất, thay đổi cơ cấu ngành hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường như EU, Bắc Mỹ, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng, ở đây tập trung vào một số cây công nghiệp dài ngày sau đây, với các dự báo cụ thể:

Cao su: Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo sản lượng cao su thiên nhiên của 11 quốc gia thành viên ANRPC đã giảm do một số người trồng cao su ngưng cạo mủ vì giá quá thấp. Ước tính của nhóm chuyên gia ANRPC về dự báo tình hình cung - cầu cao su thế giới, cho thấy năm 2015 tổng sản lượng cao su của 11 nước thành viên là 11,159 triệu tấn, tiêu thụ 8,023 triệu tấn; dự báo vào năm 2020, tổng sản lượng 14,116 triệu tấn, trong khi tiêu thụ chỉ 10,710 triệu tấn. Tiêu dùng cao su tự nhiên dự đoán tăng trưởng với tốc độ khoảng 2%/năm trong giai đoạn 2016 -2024 do nhu cầu của các nền kinh tế đang phát triển. Theo các chuyên gia, tăng trưởng tiêu dùng cao su toàn cầu chủ yếu là tăng do tiêu dùng cao su tự nhiên trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô thương mại hạng nặng, hiện đang tăng trưởng nhanh với sự phát triển mạnh của các nền kinh tế như Trung Quốc và Ấn Độ.

Vì vậy, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2015, xuất khẩu cao su cho thị trường Trung Quốc đạt 572.636 tấn, chiếm 50,3% tổng lượng xuất khẩu của cả nước (tăng 21,75% so với năm 2014), giá trị đạt 763,4 triệu USD (giảm 0,2% so với năm 2014). Tiếp đến là thị trường Malaysia đạt 170.124 tấn (chiếm 15%, giảm 15,8%), giá trị đạt 224,35 triệu USD (chiếm 14,64%, giảm 29,68%) và Ấn Độ 89.303 tấn (chiếm 7,8%, giảm 1,75%); giá trị đạt 127,05 triệu USD (chiếm 8,29%, giảm trên 20%).

Cà phê: Theo số liệu thống kê, trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1.341.839 tấn, trị giá 2.674.238.962 USD, giảm 20,63% về lượng và giảm 24,82% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, với 191.644 tấn, trị giá 358.821.179 USD, giảm 22,91% về lượng và giảm 28,63% về trị giá. Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai, Việt Nam xuất khẩu 157.117 tấn, cà phê sang thị trường này, trị giá 313.337.829 USD, giảm 4,91% về lượng và giảm 13,4% về trị giá.

Nhìn chung trong năm 2015, hầu hết các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều sụt giảm xuất khẩu. Ba thị trường có mức sụt giảm mạnh nhất là Bỉ giảm 40,72% về lượng và giảm 42,87% về trị giá; Ấn Độ giảm 35,49% về lượng và giảm 41,18% về trị giá; Nam Phi giảm 45,57% về lượng và giảm 51,11% về trị giá.

Một số thị trường có mức tăng trưởng nhẹ: xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 10,99% về lượng và tăng 0,63% về trị giá; xuất sang Ba Lan tăng 13,11% về lượng và tăng 8,14% về trị giá; xuất sang Singapore tăng 51,47% về lượng và tăng 33,31% về trị giá; xuất sang Ai Cập tăng mạnh, tăng 73,36% về lượng và tăng 50,75% về trị giá; xuất sang Campuchia tăng 23,89% về lượng và tăng 24,59% về trị giá.

Thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất là Ai Cập tăng mạnh, tăng 73,36% về lượng và tăng 50,75% về trị giá.

Tiêu: Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu năm 2015 của Việt Nam đạt 124.000 tấn với kim ngạch khoảng 1,2 tỷ đô la. Số liệu này giảm khoảng 17% về khối lượng nhưng tăng khoảng 2,8% về giá trị so với năm 2014. Năm 2015 là năm được giá của hồ tiêu Việt Nam, với giá xuất khẩu bình quân là 9.528 USD/tấn, tăng hơn 20% so với năm 2014.

Từ hơn 15 năm nay, Việt Nam liên tục chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu hồ tiêu trên giới. Thị phần còn lại là các nước Ấn Độ, Indonesia và Brazil. Ảnh hưởng nắng nóng vừa qua làm cho sản lượng hồ tiêu của các quốc gia này sụt giảm nghiêm trọng. Châu Á vẫn là khu vực có sản lượng hồ tiêu lớn nhất thế giới (chiếm 83%). Trong đó sản lượng của khu vực Đông Nam Á chiếm 60%. Mặc dù giá hồ tiêu tăng nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất có sản lượng hồ tiêu tăng mạnh trong những năm qua. Năng suất cây trồng tăng và giá nhân công rẻ giúp cho việc trồng hồ tiêu thu được nhiều lợi nhuận tại Việt Nam. Ngược lại sản lượng hồ tiêu giảm và giá nhân công cao tại Indonesia và Ấn Độ khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà với cây trồng này. Sản lượng tiếp tục duy trì cân bằng với sức tiêu thụ trên toàn thế giới. Vì vậy, hồ tiêu Việt Nam có cơ hội “độc tôn” trên thị trường thế giới. VPA cũng dự báo, tình hình cung cầu hồ tiêu thế giới năm 2016 vẫn không thay đổi lớn so với năm 2015 khi tổng cầu vẫn lớn hơn lượng cung. Theo đó, tổng lượng xuất khẩu kỳ vọng có thể bằng hoặc cao hơn năm 2015.

Điều: Tính đến hết năm 2015, khi các mặt hàng cà phê, gạo có giá trị xuất khẩu giảm thì hạt điều lại có thêm một năm ăn nên làm ra và dự báo sẽ mang về 2,5 tỷ USD. Như vậy, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu hạt điều sẽ gần bằng giá trị thu về từ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, cho dù phải bỏ ra gần 1 tỷ USD nhập thêm điều thô về chế biến.

Số liệu thống kê tính đến hết năm 2015, xuất khẩu hạt điều đạt mức tăng trưởng 7,3% về lượng và tăng 19,12% kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 274.930 tấn, thu về gần 2 tỷ USD). Với kết quả này, năm 2015 Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị thương mại nhân điều toàn cầu. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều.

bán điều nhân tăng; cụ thể, trong 9 tháng đầu năm nay, giá điều nhân xuất khẩu bình quân là 7.263 USD/tấn, tăng gần 12% so với cùng kỳ.

Thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, chiếm tới 35,39% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, đạt 707,36 triệu USD, tăng 28,55% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến Trung Quốc 267,4 triệu USD, chiếm 13,38%, tăng 6,11%; Hà Lan 256,82 triệu USD, chiếm 12,85%, tăng 37%; Australia 102,25 triệu USD, chiếm 5,16%, tăng 7,08%.

Nhìn chung, thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản đang có xu thế giảm, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, các quốc gia đứng đầu về sản lượng xuất khẩu lại tăng mạnh sản lượng và cạnh tranh khá khốc liệt về giá để chiếm lĩnh thị trường. Nhưng trong dài hạn, khi kinh tế thế giới phục hồi các thị trường sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho nhu cầu tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ kết quả phân tích trên đây có thể rút ra những kết luận sau đây:

Thứ nhất: Cơ cấu cây trồng theo giá trị sản lượng ngành trồng trọt của huyện đã có sự thay đổi nhất định tỷ trọng của cây công nghiệp tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn. Cây công nghiệp dài ngày đang là cây chủ lực của huyện.

Thứ hai: Cơ cấu cây trồng theo diện tích của huyện có sự thay đổi theo xu hướng tỷ trọng diện tích cây công nghiệp dài ngày tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao. Hay nói cách khác, nguồn lực đất đai của huyện đang được tập trung phân bổ cho sản xuất cây công nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, những năm tới sẽ dần tới hạn và khó có thể tăng hơn nữa diện tích công nghiệp dài ngày.

Thứ ba: Cơ cấu cây trồng theo vùng cho thấy phân bổ khá đồng đều về diện tích cây công nghiệp dài ngày giữa các xã. Những cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày đã có xu hướng tập trung ở một số xã và hình thành vùng rõ nét hơn.

Thứ tư: Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ngày càng rõ nét, đặc biệt là yếu tố thị trường và thời tiết khí hậu.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG HUYỆN ĐỨC CƠ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)