Chuyển dịch cơ cấu theo diện tích cây trồng ở huyện Đức Cơ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 36 - 41)

7. Tổng quan tài liệu

2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu theo diện tích cây trồng ở huyện Đức Cơ

Nếu ở phần trên đã xem xét cơ cấu giá trị sản lượng cây trồng của huyện hay thực chất đã xem xét cơ cấu theo đầu ra của sản xuất ngành trồng trọt của huyện. Phần này sẽ xem xét cơ cấu cây trồng theo diện tích hay cơ cấu đầu vào.

Bảng 2.7. Thực trạng về diện tích cây trồng huyện Đức Cơ qua các năm Loại cây trồng ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi 2015-2011 Cây lương thực ha 1.256,3 961,6 1.077, 9 1.378,6 1.125,9 -130.4 Cây thực phẩm ha 128,9 117,8 77,6 75,7 82,0 -46.9 Cây lấy củ ha 4.495,8 3.668,7 3.234, 2 2.906,0 2.800,0 -1695.8

Cây công nghiệp

ngắn ngày ha 49,2 44,0 43,9 29,6 21,6 -27.6 Cây công nghiệp

dài ngày ha 12.611,3 13.331,8 13.789,7 13.919,2 14.374,2 1762.9 Tổng cộng 18.541,5 18.123,9 18.223,3 18.309,1 18.403,7 -137.8

(Nguồn: xử lý từ niên giám thống kê năm 2015 của huyện Đức Cơ)

Trước hết, hãy xem xét diện tích các loại cây trồng của huyện Đức Cơ. Tổng diện tích các loại cây trồng có sự thay đổi khá thất thường, nhưng xu hướng chung vẫn là giảm. Nếu năm 2011 là hơn 18.5 ngàn ha, thì năm 2015 là 18.4 ngàn ha. Trong các loại cây trồng, diên tích cây công nghiệp dài ngày tăng từ hơn 12.6 ngàn ha năm 2011 lên 14.3 ngàn ha năm 2015, tăng khoảng hơn 1700 ha. Trong thời gian này, hầu như diện tích các loại cây trồng khác đều giảm. Nhìn chung, diện tích cây công nghiệp dài ngày vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh những năm qua. Hay nói cách khác, nguồn lực đất đai của huyện đang được tập trung phân bổ cho sản xuất cây công nghiệp là chủ yếu.

Hãy xem xét tỷ trọng và sự thay đổi tỷ trọng diện tích cây trồng của huyện. Tình hình này thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo diện tích của huyện Đức Cơ

Loại cây trồng ĐVT Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Cây lương thực % 6,78 5,31 5,91 7,53 6,12 Cây thực phẩm % 0,70 0,65 0,43 0,41 0,45 Cây lấy củ % 24,25 20,24 17,75 15,87 15,21

Cây công nghiệp

ngắn ngày % 0,27 0,24 0,24 0,16 0,12

Cây công nghiệp

dài ngày % 68,02 73,56 75,67 76,02 78,10

(Nguồn: xử lý từ niên giám thống kê năm 2015 của huyện Đức Cơ)

Trong cơ cấu diện tích cây trồng của huyện Đức Cơ, diện tích cây công nghiệp dài ngày vẫn chiếm tương đối cao, chiếm 78% năm 2015; xếp thứ hai là diện tích cây lấy củ, hơn 15% và thấp nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, chỉ khoảng 0.12%.

Sự thay đổi tỷ trọng diện tích các loại cây trồng theo hai chiều hướng khác nhau. Trong khi diện tích cây công nghiệp dài ngày tăng hơn 10% trong giai đoạn 2011-2015, thì diện tích các cây trồng khác đều giảm.

Phần tiếp theo, sẽ phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu diện tích cây trồng theo từng nhóm cây trồng. Đây là những thông tin quan trọng để hình dung ra toàn cảnh sự chuyển dịch cơ cấu diện tích của từng nhóm và thể hiện rõ hơn xu thế phân bổ diện tích đất cho sản xuất các loại cây trồng.

Cơ cấu diện tích cây trồng trong ngành trồng trọt của huyện Đức Cơ phân theo hai ngành chính là, cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp, được thể hiện trên Bảng 2.9. Theo số liệu ở đây cho thấy, diện tích cây công

phẩm chỉ là 21.8%. Xu thế thay đổi tỷ trọng diện tích cây trồng cho thấy, tỷ trọng diện tích dành cho sản xuất cây công nghiệp tăng từ 68,3% năm 2011 lên 78.2% năm 2015, tăng 9.9%. Trong thời gian này, tỷ trọng diện tích sản xuất cây lương thực, thực phẩm đã giảm từ 31.7% xuống 21.8%, hay giảm 9.9%.

Bảng 2.9. Cơ cấu diện tích cây trồng trong ngành trồng trọt của huyện Đức Cơ (ĐVt: %)

Loại cây trồng 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi

2015/ 2011 Cây lương thực và

thực phẩm 31.7 26.2 24.1 23.8 21.8 -9.9

Cây công nghiệp 68.3 73.8 75.9 76.2 78.2 9.9

(Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê năm 2015 của huyện Đức Cơ)

Xu thế này thể hiện rõ chiều hướng phân bổ tài nguyên đất đai cho sản xuất theo nhu cầu của thị trường sản phẩm và điều kiện tự nhiên của địa phương.

Hãy xem xét sự thay đổi tỷ trọng diện tích các loại cây trồng trong sản xuất cây lương thực và thực phẩm.

Xu thế chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây lương thực, thực phẩm đang có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng cây lấy củ và tăng dần cây lương thực. Tỷ trọng cây lương thực tăng từ 21.4% năm 2011 lên 28.1% năm 2015, tăng 6.7%; trong khi đó tỷ trọng của cây lấy củ giảm từ 76.4% xuống còn 69.9%, tức giảm đi 6.6% trong thời kỳ này. Lưu ý, cây lấy củ chủ yếu vẫn là cây sắn. Người sản xuất trồng sắn để cung cấp sản phẩm sắn lát khô xuất khẩu và sắn tưới cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhưng sắn lát khô vẫn là chủ yếu. Nhưng giá cả biến động cộng với việc chính quyền địa phương đang khuyến khích chuyển đổi và giảm diện tích loại cây trồng này nên diện tích đang giảm dần.

Bảng 2.10. Cơ cấu diện tích của cây lương thực, thực phẩm của huyện Đức Cơ (ĐVt: %)

Loại cây trồng 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi

2015/ 2011

Cây lương thực 21.4 20.3 24.6 31.6 28.1 6.7

Cây thực phẩm 2.2 2.5 1.8 1.7 2.0 -0.1

Cây lấy củ 76.4 77.3 73.7 66.6 69.9 -6.6

(Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê năm 2015 của huyện Đức Cơ)

Tỷ trọng cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm được thể hiện trên bảng 2.11. Trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm, tỷ trọng diện tích sản xuất chủ yếu vẫn là cây cao su, hiện diện tích vẫn chiếm hơn 55%; tiếp đó là tỷ trọng diện tích cây cà phê, hiện chiếm khoảng 26%, cây điều chiếm khoảng 16% và thấp nhất là cây tiêu chỉ khoảng 3%.

Tuy nhiên, xét về xu thế chuyển dịch cơ cấu theo diện tích cây công nghiệp dài ngày. Tỷ trọng diện tích cao su đã giảm từ 67.4% năm 2011 xuống 55.2% năm 2015, giảm 12.2%. Các loại cây trồng khác đều tăng dần, trong đó cây cà phê có diện tích tăng 8%.

Bảng 2.11. Cơ cấu diện tích của cây công nghiệp dài ngày của huyện Đức Cơ (ĐVt: %)

Loại cây trồng 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi

2015/ 2011

Cao su 67.4 64.3 61.2 59.9 55.2 -12.2

Cà phê 17.8 20.1 22.8 23.5 25.9 8.1

Hồ tiêu 1.01 1.96 2.2 2.73 3.02 2.01

Điều 13.79 13.64 13.8 13.87 15.88 2.09

Nhìn chung, xu thế chuyển dịch cơ cấu theo diện tích đang theo đúng xu thế của nhu cầu thị trường và đặc điểm của địa phương.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)