Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 44 - 52)

7. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội

a. Đặc điểm tự nhiên

Đức Cơ là một huyện miền núi, biên giới được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1991, nằm phía Tây Nam của tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku 52 km, phía Tây giáp huyện ÔyaDav, tỉnh Ratanakiri, Campuchia, phía Đông và Nam giáp huyện Chư Prông, phía Bắc giáp huyện Ia Grai. Tổng diện tích tự nhiên: 71.312 ha, chiếm 4,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Về đơn vị hành chính, với 10 xã, thị trấn (có 03 xã biên giới gần 35 km đường biên), với độ cao trung bình 360 m so với mặt nước biển, có thảm rừng giàu tập trung ở vùng biên giới, dạng địa hình đồng bằng lượng sóng xuôi về phía Tây Nam Trường sơn, có nhiều hồ chứa nước.

Đức Cơ thuộc vùng khí hậu cao nguyên nóng ẩm khắc nghiệt, sự chênh lệch ngày và đêm rất rõ, trong năm có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa (mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau). Lượng mưa trung bình trong năm là 1.600 mm, nhiệt độ bình quân năm là 26 0c, hướng gió chính là hướng Đông Bắc.

Đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan màu mỡ, nằm trên những vùng có độ dốc không lớn, rất thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây cao su,

cà phê, tiêu, điều. Nhìn chung, tiềm năng đất đai của huyện khá phong phú và rất phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày.

Thổ nhưỡng, đất đai trong khu vực bao gồm các loại sau:

- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch, thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày từ 70 - 100 cm, có độ dốc từ 3 - 80.

- Đất xám bạc màu (Ba) trên đá macmaacid và đá cát, có độ dốc chủ yếu là cấp II đến cấp III ( 30 - 80) và ( 80 - 150). Nguồn gốc hình thành từ đất đỏ vàng trên đá Granít bị thoái hóa do rữa trôi, bạc màu, tầng dày phân bổ từ tầng 2 đến tầng 4 (70 - 100 cm), thỉnh thoảng có kết von đáy.

- Đất phù sa ngòi suối, có độ dốc từ 3 - 80, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dày tầng đất >100 cm

Đất vàng nhạt trên cát, thành phần cơ giới cát pha, tầng đất dày >100 cm

b. Khí hậu thời tiết

* Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80-90% lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Gió thịnh hành vào mùa này là gió Tây - Nam

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa hoặc mưa rất ít không đáng kể.

+ Độ ẩm tương đối, bình quân năm 85% * Thủy văn, Lượng mưa:

+ Trung bình trong năm: 2.158,6 mm. + Lượng mưa năm lớn nhất: 2.598,4 mm. + Lượng mưa năm nhỏ nhất: 995,3 mm. + Số ngày mưa bình quân năm: 125 ngày.

+ Tháng có lượng mưa cao nhất là các tháng 7, 8 và tháng 9. + Số tháng mưa là 5 tháng.

+ Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3.

 Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ bình quân năm: 26,10C.

+ Nhiệt độ thấp nhất: 18,50C. + Nhiệt độ cao nhất: 330C.

 Độ ẩm:

+ Độ ẩm bình quân năm: 84,4 %. + Độ ẩm cao nhất trong năm: 92%. + Độ ẩm thấp nhất trong năm: 47,5%.

 Sương mù: Số ngày có sương mù trong năm là 57 ngày.

 Lượng bốc hơi nước hàng năm: 941,1 mm.

 Độ cao: Độ cao bình quân từ 220 - 280 m.

 Tốc độ gió:

+ Tốc độ gió trung bình: 2,8 m/s + Tốc độ gió cao nhất: 10,4 m/s

Với đặc điểm tự nhiên nêu trên, huyện Đức Cơ có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây công nghiệp lâu năm theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh mô hình trang trại, cây công nghiệp dài ngày, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, từng bước cải thiện và phát triển; đời sống nhân dân được ổn định; tiềm năng thế mạnh của huyện từng bước được khơi dậy, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển tương đối toàn diện, từng bước chuyển theo hướng phát triển hàng hóa, xã hội hoá các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa…

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhất là hiện tượng El Nino đang kéo theo hạn hán nặng ở Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ cuối năm 2014, El Nino đã ảnh hưởng đến Việt Nam, làm cho nền nhiệt tăng cao, thiếu hụt lượng mưa. Các khu vực ảnh hưởng nặng

nhất là đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Theo dự báo, El Nino tiếp tục ảnh hưởng và kéo dài đến hết năm 2016 và

sang 2017 (1). Ngoài ra những hậu quả của việc phá rừng lấy đất trồng cây

công nghiệp và thủy điện, việc khai thác quá mức tài nguyên cho phát triển nông nghiệp, nhất là nguồn nước ngầm đang là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình xa mạc hóa miền đất này. Những bằng chứng về diện tích cây công nghiệp của huyện những năm qua tăng nhanh sẽ góp phần khẳng định những

nhận định trên. Chính vì vậy, cần thiết phải có những thay đổi trong cơ cấu

cây trồng và ngày càng bức thiết hơn.

Tình hình kinh tế, xã hội

Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện vừa là kết quả từ sự phát triển cây trồng, nhất là cây công nghiệp.

Số liệu thống kê cho thấy sản xuất của huyện từ 2011 đã phát triển không ngừng. Giá trị sản xuất chung tăng hơn 1.7 lần trong 5 năm từ 2011- 2015. Như vậy, quy mô sản xuất không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất không ổn định và biến động rất lớn. Năm 2011 tăng tới hơn 33% thì giai đoạn 2013 đến 2015 chỉ còn khoảng 2%. Tình hình biến động này chủ yếu do sự biến động tăng trưởng chậm của ngành thương mại, dịch vụ trong suốt thời kỳ này, trong khi giá trị ngành nông nghiệp hai năm đầu tăng mạnh và những năm sau tăng chậm là do phụ thuộc rất nhiều đến giá cả của các mặt hàng này.

Trong cơ cấu kinh tế của huyện, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, tới hơn 76% năm 2015 và hai ngành còn lại chiếm tỷ trọng chỉ còn chưa tới 24 %. Chính điều này nên tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chung của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế của

1 Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, http://giacaphe.com/47892/vicofa-han-han-nghiem-trong-nhat-o-tay-

huyện thời gian qua không có sự chuyển dịch, ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo, thương mại công nghiệp phát triển chậm, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Tình hình này cho thấy phát triển công nghiệp chế biến vừa là điều kiện thúc đẩy sự phát triển, vừa là yêu cầu cấp bách.

Cơ cấu kinh tế lạc hậu và chuyển dịch chậm còn thể hiện qua cơ cấu lao động, khi tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tới 89% năm 2011 có giảm xuống 83% năm 2015, tỷ trọng lao động trong thương mại, dịch vụ và công nghiệp chỉ chiếm khoảng 17%. Rõ ràng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp cơ cấu chung của nền kinh tế huyện nhà là yêu cầu và một giải pháp vô cùng khó khăn và phức tạp mà đòi hỏi phải có sự nổ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị. Sự đầu tư lớn cả về trí lực, vật lực để phát triển kinh tế huyện nhà trong thời gian tới.

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ chưa thể hiện vai trò. Cũng dễ hiểu, vì điều kiện tự nhiên của huyện rất thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Nhưng sự mất cân đối này cũng ảnh hưởng không tốt cho ngành trồng trọt trên nhiều phương diện khác nhau. Tăng trưởng của ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng từ sự phát triển ngành này.

Năng suất lao động của huyện tăng nhanh từ 2013 tới 2014, năm 2015 có xu hướng chững lại và năm đầu giai đoạn 2011-2012 không tăng. Trong các ngành, thì năng suất lao động ngành nông nghiệp có xu thế giống tình hình chung, ngành công nghiệp năng suất tăng nhanh sau giảm dần, năng suất của ngành dịch vụ không ổn định. Tuy lao động công nghiệp có năng suất cao, nhưng do ngành này có tỷ trọng thấp, nên mức ảnh hưởng tới năng suất chung rất nhỏ. Điều này càng khẳng định, phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, mà đặc biệt là công nghiêp chế biến và dịch vụ trong những năm tới.

Hiện tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động là khoảng 50%, như vậy thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của tỉnh Gia Lai và lực lượng lao động chiếm 49% dân số. Nếu phát triển kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phát triển theo chiều rộng sẽ thiếu lao động. Thực tế nếu so sánh giữa số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (cung lao động) với số người đang làm việc trong các ngành kinh tế (cầu lao động) cho kết quả cầu lao động lớn hơn cung hay đang thiếu hụt lao động.

Về giáo dục, năm học 2014-2015, toàn huyện có 51 trường phổ thông các cấp, với 498 phòng học, 752 giáo viên và hơn 21.549 học sinh, quy mô các bậc học ngày càng tăng, đội ngũ giáo viên được bổ sung và từng bước được chuẩn hóa, chất lượng giáo dục được nâng cao có bước tiến rõ rệt, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Không có xã nào không có trường học. Hiện tất cả các xã đều xóa được tình trạng mù chữ.

Về y tế, toàn huyện có 1 bệnh viện và 10 trạm y tế xã, thị trấn với 120 giường bệnh và 146 cán bộ y tế. Như vậy cứ hơn 500 người dân có 1 giường bệnh hay 20 giường/vạn dân. Tính đến hết năm 2015, huyện đã được đầu tư xây dựng mới bệnh viện huyện từ 50 giường lên 70 giường. Hiện, số lượng y, bác sĩ đảm bảo cho công tác khám, chữa bệnh; kết quả phòng, chống dịch và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng có nhiều tiến bộ.

Tỷ lệ nghèo, đói ở huyện vào loại thấp nhất tỉnh, hiện tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 23% thì của huyện chỉ là 13,5%. Nhờ nỗ lực xóa đói giảm nghèo và điều kiện việc làm dễ dàng ở huyện.

Về văn hóa thông tin: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, cơ bản phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân. Tổ chức tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Huyện có 01 Đài Truyền thanh - Truyền hình

tiếp sóng Đài Truyền hình quốc gia, 10/10 xã, thị trấn phủ sóng truyền thanh, truyền hình. Tình hình thuê bao internet trên địa bàn phát triển mạnh trong những năm gần đây, từ 949 máy năm 2010 tăng lên 1.520 máy năm 2015.

Những năm qua, huyện đã chú trọng rà soát giải quyết những tồn đọng công tác chính sách xã hội, tập trung rà soát giải quyết những tồn đọng trong công tác chính sách đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ, tổ chức qui tập mộ liệt sĩ, sửa chữa nhà chính sách. Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa hàng năm được trên 100 triệu đồng, định kỳ hàng năm phối hợp đón nhận được trên dưới 100 hài cốt liệt sĩ về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện.

Về đời sống: Do điểm xuất phát của nền kinh tế huyện nhà thấp, từ một huyện khi mới thành lập vào tháng 10 năm 1991 với cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nhỏ bé và lạc hậu, hầu như chưa có gì, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo lúc đó lên tới trên 70%, nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Đây là những yếu tố cơ bản mà Đảng bộ huyện hơn 3 nhiệm kỳ qua luôn phải quan tâm, xem xét, đề ra những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển mạnh.

Từ những phần trên đây có thể rút ra những lợi thế và hạn chế tới chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện

Lợi thế

- Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế thương mại, giao lưu hàng hóa, tham gia các hoạt động kinh tế của tuyến hành lang Đông Tây, có Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nằm trên địa bàn 4 xã và thị trấn Chư Ty, được tỉnh quan tâm đầu tư hạ tầng cơ bản, là điều kiện để huyện phát triển các loại hình dịch vụ gắn với các lợi thế trao đổi thương mại biên giới.

- Điều kiện thổ nhưỡng của huyện rất thích hợp với các cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, tiêu, điều...), nên năng suất cây trồng khá cao, ổn

định, đóng góp chủ yếu cho quy mô nền kinh tế huyện.

- Nguồn nhân lực trên địa bàn khá đông đảo, độ tuổi lao động trẻ, chiếm 90% là số người trong độ tuổi lao động, thuận lợi cho công tác đào tạo kỹ năng lao động mới, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng nâng cao năng suất, tham gia vào các công đoạn cho giá trị gia tăng cao hơn.

- Huyện có tiền đề để phát triển đô thị, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, hình thành đô thị biên giới có khả năng tập trung các hoạt động thương mại, dịch vụ theo hướng mở, hội nhập kinh tế, có điều kiện để gắn kết địa bàn huyện với các địa phương lân cận trong tỉnh cũng như phía Campuchia. Thu hút và khai thác các loại hình dịch vụ đô thị như y tế, giáo dục, vui chơi giải trí,...

- Huyện khá thuận lợi về giao thông đối ngoại, có Quốc lộ 19 chạy dọc địa bàn huyện nối với các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế của huyện, ngoài ra có tuyến Quốc lộ 14C chạy qua các xã phía Tây kết nối với các địa phương trong vùng Tây Nguyên, thuận lợi để hình thành các tuyến nhánh đến các khu vực hẻo lánh trên địa bàn, hỗ trợ phát triển các loại hình sản xuất.

Những hạn chế

- Trình độ và tập quán của phần lớn lao động còn khá lạc hậu, khó thay đổi trong thời gian ngắn. Đội ngũ lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng thấp 15,9%.

- Hạ tầng còn thiếu, huyện là địa bàn mới được đầu tư phát triển, nên cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, đặc biệt là về giao thông nông thôn, thủy lợi, hạ tầng công nghiệp, nên chưa khai thác hết các tiềm năng, còn bỏ ngỏ, khó khăn cho phát triển các ngành sản xuất.

- Đội ngũ cán bộ địa phương còn nhiều hạn chế về trình độ, trong khi chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, chưa thu hút được những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nắm bắt tốt các kiến thức như chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp.

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng do điểm xuất phát thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống nhân dân được nâng cao nhưng vẫn thấp hơn nhiều trung bình chung của tỉnh.

- Mối liên hệ trong phát triển kinh tế giữa các ngành kinh tế và giữa các tiểu vùng kinh tế nội huyện còn chưa được hình thành rõ rệt. Dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ bé và chưa giữ được vai trò thúc đẩy nông nghiệp, số lượng các Hợp tác xã còn ít, mô hình hoạt động chưa đa dạng và năng động.

- Quy mô về vốn và khả năng sản xuất của doanh nghiệp địa phương còn nhỏ bé, chủ yếu là đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước đóng chân trên địa bàn. Khả năng huy động vốn cho phát triển kinh tế của huyện vẫn chủ yếu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)