6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN NƢỚC UỐNG TINH KHIẾT SÀI GÕN ( SAPUWA) THỜI GIAN QUA
Đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh không chỉ là thƣớc đo chất lƣợng phản ánh trình độ tổ chức quản lí kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ngày càng mở rộng, muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu đƣợc trên cơ sở không ngừng mở rộng sản xuất, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng ...
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thƣơng mại là vấn đề phức tạp có quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá
trình kinh doanh có hiệu quả.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của công ty SAPUWA bao gồm: sản lƣợng tiêu thụ, doanh thu, các loại chi phí và lợi nhuận, nộp ngân sách địa phƣơng, thị phần đƣợc trình bày qua các biểu đồ và đƣợc phân tích, nhận xét rõ ràng nhƣ sau: 2.3.1. Sản Lƣợng ĐVT: lít 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 140000000 160000000 180000000 200000000 2011 2012 2013 2014 Sản lượng Sản lượng
Đồ thị 2.1: Sản lượng của SAPUWA giai đoạn 2011 -2014
(Nguồn: Phòng Kế toán SAPUWA)
Sản lƣợng sản xuất ra hàng năm là thƣớc đo cho sự mở rộng thị trƣờng của công ty. Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy rõ sản lƣợng của SAPUWA tăng trƣởng tốt qua các năm. Năm 2013, công ty đạt sản lƣợng 177,09 triệu lít nƣớc tinh khiết sản xuất ra tăng vƣợt bật so với năm 2012 chỉ đạt 143,18 triệu lít. Tuy nhiên, đến cuối năm 2014 chỉ đạt đƣợc 180,72 triệu lít, chỉ tăng hơn 3 triệu lít nƣớc so với năm 2013. Điều này cho thấy sản lƣợng kinh doanh của công ty bị chặn lại, công ty cần có một chiến lƣợc mới để thích ứng hơn trong
giai đoạn sắp tới. 2.3.2. Doanh Thu ĐVT: 1.000đ 0 50000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 35000000 40000000 45000000 2011 2012 2013 2014 Doanh thu Doanh thu Đồ thị 2.2: Doanh thu của SAPUWA giai đoạn 2011 -2014
(Nguồn: Phòng Kế toán SAPUWA)
Trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”. Vì vậy đây là thƣớc đo quan trọng và bật nhất cho thƣơng hiệu của SAPUWA. Cũng tƣơng tự nhƣ sản lƣợng, doanh thu SAPUWA tăng trƣởng khá tốt qua các năm. Năm 2013, công ty đạt 416,17 tỷ đồng tăng vƣợt bật so với năm 2012 chỉ đạt 336,47 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2014 chỉ đạt đƣợc 424,68 tỷ đồng, chỉ tăng hơn 8 tỷ đồng so với năm 2013 một con số khá khiêm tốn. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty bị chặn lại, công ty cần có một chiến lƣợc mới để thích ứng hơn trong giai đoạn sắp tới. Doanh thu của SAPUWA đến từ chủ yếu là nƣớc uống tinh
khiết mang nhãn hiệu SAPUWA, bên cạnh đó một nguồn thu đáng kể là từ chân kệ gỗ và máy nóng lạnh cũng đóng góp một phần không nhỏ vào quy mô doanh thu của công ty.
2.3.3. Chi phí
ĐVT: 1.000đ
Đồ thị 2.3. Các chi phí của SAPUWA giai đoạn 2011 -2014
(Nguồn: Phòng Kế toán SAPUWA)
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động cũng phải có một lƣợng vốn nhất định để mua sắm hoặc thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xƣởng, kho tàng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, mua sắm vật tƣ, hàng hoá... .Trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh, các doanh doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn của mình và mong muốn phấn đấu sao cho một đồng vốn bỏ ra, sau một thời gian nhất định sinh lợi đƣợc nhiều nhất. Để đạt đƣợc mục đích này, một biện pháp không thể thiếu đƣợc là doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép, theo dõi tình hình sử dụng tiền vốn một cách liên tục tại mọi thời điểm của quá trình kinh doanh và tại tất
cả các địa điểm, các bộ phận sản xuất kinh doanh có liên quan, hay nói cách khác, phải tổ chức công tác kế toán.
Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy rõ chi phí giá vốn hàng bán của SAPUWA tăng qua các năm và chiếm khoản 80% doanh số bán. Năm 2014, chi phí giá vốn hàng bán là 272,08 tỷ đồng tăng 4 tỷ so với năm 2013 là 268,47 tỷ đồng. Hai loại chi phí khác cũng khá quan trọng là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, SAPUWA tốn nhiều chi phí cho công tác bán hàng hơn là chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp là 17,10 tỷ đồng, trong khi chi phí bán hàng lên đến 121,48 tỷ đồng.
2.3.4. Lợi nhuận
ĐVT: 1.000đ
Đồ thị 2.4. Lợi nhuận của SAPUWA giai đoạn 2011 -2014
(Nguồn: Phòng Kế toán SAPUWA)
Từ bốn đồ thị trên ta có thể nhận thấy rõ, sản lƣợng và doanh thu của công ty ngày càng tăng, tuy nhiên tăng với tốc độ không đáng kể (chỉ khoảng
5%) và lợi nhuận thì lại giảm nhẹ. Doanh thu của công ty đến từ hai mảng là nƣớc uống đóng chai mang thƣơng hiệu SAPUWA và thiết bị cho sản phẩm bình 5 gallon là kệ chân gỗ và máy nƣớc nóng lạnh. Tuy nhiên, doanh số của công ty đến từ nƣớc uống tinh khiết đóng chai là chính (khoảng 95%), vì nƣớc uống đƣợc sử dụng hàng ngày liên tục, còn thiết bị thì chỉ đƣợc khách hàng mua một lần. Vì vậy, sản phẩm chủ lực của công ty vẫn là nƣớc uống tinh khiết đóng chai mang thƣơng hiệu SAPUWA. Với chiến lƣợc hiện tại của công ty không còn phù hợp, nhất là lúc Việt Nam vừa ký hiệp ƣớc TPP, công ty cần phải thay đổi chiến lƣợc đơn vị kinh doanh để có thể thích ứng với môi trƣờng hội nhập hiện tại, cũng nhƣ tạo ra sự tăng trƣởng bền vững và mang lại sự tăng trƣởng lợi nhuận tốt cho công ty cũng nhƣ cộng đồng.
2.3.5. Thị phần
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thƣơng trƣờng đều có một vị thế cạnh tranh nhất định. Thị phần (phần thị trƣờng mà doanh nghiệp chiếm lĩnh đƣợc) phản ánh thế và lực của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
Thị trƣờng mà doanh nghiệp chinh phục đƣợc càng lớn chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng càng mạnh, số lƣợng sản phẩm tiêu thụ đƣợc càng nhiều và do đó mà vị thế của doanh nghiệp càng cao.
Thị trƣờng rộng giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn dẫn tới doanh thu và lợi nhuận nhanh hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tƣ hiện đại hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng. Khi đó thế và lực của doanh nghiệp cũng đƣợc củng cố và phát triển.
Theo báo cáo của Phòng kinh doanh, sản lƣợng của Công ty SAPUWA tăng đều từ 20-25%/năm và hiện nay chiếm khoảng 40% thị phần nƣớc đóng chai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 25% thị phần cả nƣớc. Với mục tiêu chính là giành thị phần nên có thể thấy rõ qua các biểu đồ sản lƣợng
và doanh số tăng liên tục, bên cạnh đó lợi nhuận ròng của công ty cũng đạt đƣợc gần 10 tỷ đồng trong năm 2014. Tuy nhiên, đạt đƣợc những thành quả đó mới chỉ là điều cần, chƣa phải là điều kiện đủ để công ty vững bƣớc trên con đƣờng hội nhập với môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt. Công ty cần ý thức rằng không thể “ngủ yên” sau chiến thắng, sau những thành công mà sẽ luôn luôn làm mới mình, luôn luôn hoàn thiện mình để thích ứng với môi trƣờng mới. Đây là lúc phải thay đổi chiến lƣợc để có thể mang đến sự tăng trƣởng bền vững và không bị sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các đối thủ.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NƢỚC UỐNG TINH KHIẾT SÀI GÕN (SAPUWA) NHIỆM HỮU HẠN NƢỚC UỐNG TINH KHIẾT SÀI GÕN (SAPUWA)
Nhận định về thị trƣờng nƣớc đóng chai toàn cầu, MarketLine đƣa ra phân tích, dù mức độ mở rộng có chậm lại trong vòng 5 năm (2010 – 2015), nhƣng thị trƣờng Châu Á – Thái Bình Dƣơng vẫn đạt tỷ lệ tăng trƣởng cao nhất, đạt trên mức 12%năm. Riêng tại Việt Nam, theo dự báo của công ty Datamonitor vào cuối năm 2015 thị trƣờng nƣớc uống đóng chai sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 289 triệu USD.
Theo nghiên cứu của Euromonitor, quy mô thị trƣờng đồ uống Việt Nam có giá trị khoảng 54.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tỉ lệ tăng trƣởng kép (CAGR) hàng năm của ngành trong giai đoạn 2007 – 2012 đạt trên 48% cũng là con số đáng khao khát. Đây là sân chơi lớn khiến Sapuwa muốn bƣớc chân vào cũng đồng nghĩa với việc Sapuwa đang tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt.
Mở rộng thị trƣờng giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, tăng thị phần nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng trong nƣớc và trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trƣờng ngày nay, thị trƣờng trong nƣớc, khu vực, và thế giới có nhiều biến động nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp trong nƣớc luôn phải đƣơng đầu với các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Do
vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và phát triển thị trƣờng của mình. Khi sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng lựa chọn thì uy tín của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng và càng tạo thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp. Mở rộng thị trƣờng theo chiều sâu nghĩa là phân đoạn cắt lớp thị trƣờng để thoả mãn nhu cầu muôn hình, muôn vẻ của con ngƣời. Mở rộng theo chiều sâu là qua sản phẩm để thoả mãn từng lớp nhu cầu, để từ đó mở rộng theo vùng địa lý. Đó là vừa tăng số lƣợng sản phẩm bán ra, vừa tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Đó là việc mà doanh nghiệp giữ vững, thậm trí tăng số lƣợng sản phẩm cũ đã tiêu trên thị trƣờng, đồng thời tiêu thụ đƣợc những sản phẩm mới trên thị trƣờng đó. Sự đa dạng về chủng loại mặt hàng và nâng cao số lƣợng bán ra là mở rộng thị trƣờng theo chiều sâu.
Để hoạt động bán hàng luôn đƣợc thông suốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, công ty đã có hệ thống phân phôi trên toàn quốc, riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có các trung tâm phân phối sản phẩm trực tiếp đến khách hàng. Bên cạnh đó, công ty đã trang bị hơn 20 xe chuyên dùng cùng với đội ngũ nhân viên vận chuyển giao hàng phục vụ tận tình chu đáo, giao hàng miễn phí đến tận tay khách hàng.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, SAPUWA đã cài đặt tổng đài tự động nên khách có thể liên hệ đặt hàng bất cứ thời gian nào (24/24). Sau giờ làm việc tổng đài của SAPUWA sẽ tự động chuyển các cuộc gọi đến của khách vào số máy điện thoại của ngƣời phụ trách để tiếp nhận thông tin. Ngoài ra khách hàng có thể liên hệ đặt hàng qua nhiều hình thƣc nhƣ: đặt hàng qua điện thoại, fax, thƣ điện tử…
Mặc dù công ty đã cố gắng phát triển mở rộng thị trƣờng nhƣng do vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ khác nên chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu nhãn hiệu. Vì vậy sản lƣợng tiêu thụ của công ty ngoài hai thị
trƣờng tiêu thụ chính là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn chƣa đáng kể. Bên cạnh đó, thị trƣờng các thị trƣờng trong nƣớc đầy tiềm năng là Đà Nẵng, Bình Dƣơng,… vẫn chƣa đƣợc khai thác.
2.5. PHÂN TÍCH ĐỐI TƢỢNG KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NƢỚC UỐNG TINH KHIẾT SÀI GÕN ( SAPUWA)
2.5.1. Đối tƣợng khách hàng
Trong lĩnh vực bán lẻ, các doanh nghiệp phải đối mặt thƣờng xuyên với việc tìm khách hàng mới, nên đều bị ám ảnh với việc làm thế nào để các nỗ lực quảng cáo, tiếp thị và định giá có thể thu hút đƣợc các khách hàng mới. Những nỗ lực này tuy cần thiết nhƣng đồng thời có thể lấy đi nhiều nguồn lực hữu hạn của các doanh nghiệp nếu không chọn đúng đối tƣợng khách hàng để tập trung các hoạt động quảng cáo, tiếp thị thích hợp.
Thị trƣờng nƣớc uống tinh khiết hiện nay phát triển rất mạnh, hàng trăm nhãn hiệu đƣợc bày bán. Đời sống ngƣời dân khá hơn, do đó nhu cầu sử dụng nƣớc uống đóng chai, đặc biệt là nƣớc tính khiết ngày một cao. Điều nay đòi hỏi chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ phục vụ tốt, giá cả hợp lý, thƣờng xuyên có những chƣơng trình khuyến mãi, hậu mãi hấp dẫn, đa dạng nên có nhiều phân khúc cho thị trƣờng này. Có nhiều tiêu chuẩn để phân khúc khách hàng mục tiêu. Hiện nay công ty căn cứ vào cơ cấu tổ chức để phân khúc khách hàng thành các nhóm khác nhau. Vì chất lƣợng vƣợt trội, nên giá cả cũng tƣơng đối cao hơn so với các sản phẩm khác cùng loại, do đó phân khúc khách hàng chính là tầng lớp ngƣời tiêu dùng có thu nhập khá, ƣa chuộng chất lƣợng và uy tín, sản phẩm có thƣơng hiệu tốt. Các nhóm khách hàng chính của công ty:
Các công ty, cơ quan, hãng hàng không, trường học, nhà riêng:
Việt Nam có quy mô, văn phòng đại diện nƣớc ngoài tại Việt Nam, các lãnh sự quán,… nhóm khách hàng này sử dụng loại bình 5 gallon cho nhu cầu giải khát hàng ngày và chai PET 0,33 lít cho hội họp là chính. Số lƣợng tiêu thụ ổn định và thƣờng xuyên.
+ Các hãng hàng không trong nƣớc và ngoài nƣớc: Việt Nam Airline, Pacific Airline, Singapore, Thái Lan, … tiêu thụ chủ yếu loại chai 0,5 lít phục vụ cho các hành khách trên chuyến bay, giá trị quảng cáo cao.
+ Trƣờng học: các trƣờng học quốc tế và trong nƣớc sử dụng chủ yếu loại bình 5 gallon và chai PET 0,33 lít cho học sinh, sinh viên và giáo viên.
+ Nhà riêng: các hộ gia đình có thu nhập khá và các gia đình ngƣời nƣớc ngoài đang công tác, sinh sống tại Việt Nam sử dụng chủ yếu bình 5 gallon cho việc giải khác và nấu nƣớng.
Nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí:
Bao gồm nhà hàng, khách sạn, quán ăn, khu vui chơi giải trí, quán Karaoke,… có nhu cầu lớn các sản phẩm chai 1,5 lít; 0,5 lít; 0,33 lít. Đối với nhóm khách hàng này, công ty có chính sách đặc biệt về giá cả và quảng cáo.
Đại lý, siêu thị, cửa hàng bán lẻ:
Là hệ thống tiêu thụ phân phối trực tiếp sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng. Phân khúc khách hàng này đòi hỏi chính sách giá cả hợp lý, mẫu mã sản phẩm phải bắt mắt, chất lƣợng ổn định và quan tâm nhiều đến các chính sách khuyến mãi, hậu mãi, chiết khấu hấp dẫn cùng các hỗ trợ đặc biệt từ công ty.
Công ty lữ hành, du lịch:
Công ty thƣờng ký hợp đồng cung cấp các loại chai 0,5 lít với các công ty du lịch,… Khách du lịch, tham quan, dã ngoại của các công ty này thƣờng đƣợc phát nƣớc miễn phí trong các chuyến du lịch. Vì vậy, với nhóm khách hàng này, công ty phải áp dụng chính sách đặc biệt riêng.
khách hàng mà công ty nhắm đến là hộ gia đình, sinh viên, các tổ chức, cơ quan, bệnh viện… ở hai địa bàn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với các sản phẩm đa dạng từ bình nƣớc 20 lít thích hợp cho các tổ chức, hộ gia đình, bệnh viện,… cho đến các chai nƣớc nhỏ 330ml, 500ml phù hợp mọi ngƣời tiêu dùng nhƣ học sinh, sinh viên, những ngƣời thích đi du lịch,… Tuy nhiên, ở hai thị trƣờng lớn và đầy tiềm năng SAPUWA chiếm đƣợc 25% thị phần, ngoài ra các thành phố đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhƣ Bình