CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
2.6. THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC SẢN PHẨM NƢỚC UỐNG ĐÓNG
2.6.3. Đánh giá chiến lƣợc hiện tại của công ty
Khi hoạt đinh chiến lƣợc dẫn đầu chi phí của sản phẩm nƣớc uống tinh khiết đóng chai mang đến cho công ty những lợi ích đáng ghi nhận. Theo báo cáo của Phòng kinh doanh, sản lƣợng của Công ty SAPUWA tăng đều từ 20- 25%/năm và hiện nay chiếm khoảng 40% thị phần nƣớc đóng chai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 25% thị phần cả nƣớc. Với mục tiêu chính là giành thị phần nên có thể thấy rõ qua các biểu đồ sản lƣợng và doanh
số tăng liên tục, bên cạnh đó lợi nhuận ròng của công ty cũng đạt đƣợc gần 10 tỷ đồng trong năm 2014. Tuy nhiên, đến năm 2014, từ sản lƣợng, doanh thu đến lợi nhuận đều không tăng trƣởng mạnh nhƣ các năm trƣớc, điều này cho thấy cần phải nhìn nhận lại kế hoạch kinh doanh hiện tại và cần phải có một chiến lƣợc mới tốt hơn, phù hợp hơn trong tình hình kinh tế trƣớc mắt.
* Ưu điểm
Ngay từ khi hình thành ý tƣởng đến lúc đề ra những chính sách thực thi, SAPUWA luôn tuân thủ quan điểm định hƣớng chiến lƣợc xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng, ngƣời tiêu dùng sản phẩm làm mục tiêu làm trọng tâm.
Việc tập trung phân phối sản phẩm ở hai thị trƣờng lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội giúp công ty tận dụng đƣợc cơ hội nằm trong địa bàn có thị trƣờng tiềm năng tiêu thụ sản phẩm lớn.
* Nhược điểm
- Sản phẩm của công ty có mức giá không cao so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên, do phải tập trung cho chất lƣợng sản phẩm tốt nên giá các sản phẩm của công ty vẫn chƣa thể là tốt nhất trên thị trƣờng.
- Mạng lƣới phân phối và tiêu thụ của SAPUWA còn rất rời rạc, chƣa có tầm bao phủ lớn. Hoạt động của tổng các đại lý khu vực các tỉnh và các đại lý, cửa hàng bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thời gian qua còn yếu kém, chƣa mấy hiệu quả.
- Thực tế chiến lƣợc hiện tại thiếu tính bền vững vì chƣa khai thác hết triệt để các nền tảng cốt lõi mà công ty nắm giữ.
Với phân tích về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận ở trên ta có thể thấy chiến lược hiện tại dẫn đầu về chi phí của công ty không còn phù hợp, nhất là lúc Việt Nam đã ký hiệp định TPP (tháng 10/2015). Vì vậy, nay lúc này công ty phải hoạch định chiến lược mới và với tiềm lực hiện tại thì chiến lược phù
hợp nhất với công ty lúc này là kết hợp chiến lược tập trung tăng trưởng với dẫn đầu chi phí. Vì sao lại chọn chiến lược này? Ta sẽ tìm hiểu ở chương 3 bài luận văn này.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Tóm lại, với chiến lƣợc của công ty hiện tại – chiến lƣợc dẫn đầu chi phí, công ty vẫn đạt đƣợc lợi nhuận cao (năm 2014 – gần 10 tỷ đồng), tuy nhiên có phần sụt giảm so với năm 2013. Tuy nhiên, đạt đƣợc những thành quả đó mới chỉ là điều cần, chƣa phải là điều kiện đủ để công ty vững bƣớc trên con đƣờng hội nhập với môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt, nhất là lúc Việt Nam vừa ký kết hiệp định TPP. Ngoài ra, công ty vẫn chƣa khai thác hết các thị trƣờng tiềm năng trên cơ sở năng lực cốt lỗi của mình. Vì vậy, đây là lúc phải thay đổi chiến lƣợc để có thể mang đến sự tăng trƣởng phát triển bền vững.
CHƢƠNG 3
XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NƢỚC UỐNG TINH KHIẾT SÀI
GÕN (SAPUWA) GIAI ĐOẠN 2015-2020