PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỦA VIETNAMTRAVELMART

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing trực tuyến tại công ty việt nam travelmart (Trang 85)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỦA VIETNAMTRAVELMART

3.2.1. Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam

Thị trường du lịch Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc để đáp ứng kịp các nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của du khách hiện nay. Theo tổng cục thống kê ước tính, năm 2013 du lịch Việt Nam đã thu hút 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 30 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 130 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng tương ứng so với năm 2012 là 19%, 7,14% và 30%. Riêng tại Đà Nẵng, trong năm 2013 đã đón 2,35 triệu lượt khách, tăng 33% so với năm 2012, doanh thu du lịch ước tính đạt 1800 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2012.

Đơn vị: Nghìn tỷ VNĐ

Hình 3.1. Tổng thu từ khách du lịch dự báo đến năm 2020

Trong giai đoạn tới, du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2009 2010 2011 2012 2013* 2015** 2020** 86 98 130 160 195 205 370

Tăng trưởng tổng thu từ khách du lịch

Tăng TB 31% (2009-2013)

nhọn và đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực. Để đạt mục tiêu đó, ngành du lịch cần đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa và vai trò động lực của các doanh nghiệp.

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển thị trường nội địa chú trọng khách nghỉ dưỡng, giải trí, lễ hội, mua sắm. Tập trung thu hút thị trường khách quốc tế gần đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái bình dương (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

Phát triển các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu điểm đến nổi bật để từng bước tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho Du lịch Việt Nam. Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá du lịch nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm tiêu điểm. Các chương trình, chiến dịch quảng bá được triển khai tập trung vào các nhóm thị trường ưu tiên. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình

xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”.

Coi trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Định hướng và tổ chức phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hoá, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế. Trong mỗi vùng có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng.

3.2.2. Phân đoạn thị trường

Đối với thị trường khách quốc tế

Theo khu vực địa lý

+ Thị trường Âu – Mỹ - Úc; + Thị trường châu Á. Theo mức thu nhập + Thu nhập cao; + Thu nhập trung bình; Theo mục đích đi du lịch + Du lịch thuần tuý; + Nghỉ dưỡng; + Công tác hội nghị kết hợp du lịch;

Phân đoạn theo nguồn gốc khách

+ Khách ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên; + Khách ở khu vực hai đầu Nam – Bắc.

Phân đoạn theo mức thu nhập

+ Thu nhập cao;

+ Thu nhập trung bình;

Phân đoạn theo hình thức tổ chức tiêu dùng dịch vụ

+ Khách tổ chức; + Khách cá nhân;

Phân loại theo đối tượng khách hàng

+ Các công ty/đại lý lữ hành trên toàn quốc; + Khách hàng trực tiếp.

3.2.3. Xác định thị trường mục tiêu

Đối với thị trường khách quốc tế

 Thị trường Âu – Mỹ - Úc: Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Hà Lan, Úc, …

 Thị trường châu Á (Đông Á): Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, …

Đối với thị trường khách nội địa:

 Khách hàng cá nhân và tổ chức ở khu vực Nam và Bắc có thu nhập cao và trung bình, có khả năng tiếp xúc Internet;

 Khách khu vực miền Trung có thu nhập cao đi du lịch trong nước và nước ngoài;

 Các công ty du lịch tại Hồ Chí Minh và Hà Nội.

3.2.4. Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu

Chiến lược định vị của công ty Vietnam TravelMart trong Marketing trực tuyến hướng tới sự vượt trội về chất lượng dịch vụ du lịch miền Trung, mang đến nhiều sự lựa chọn trong sản phẩm và loại hình dịch vụ và giá cả phù hợp.

3.3. GIẢI PHÁP MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI VIETNAM TRAVELMART TRAVELMART

3.3.1. Mục tiêu marketing trực tuyến của Vietnam TravelMart

 Đơn vị khai thác trực tuyến hàng đầu tại miền Trung và Việt Nam;

 Mở rộng thị trường khách du lịch về miền Trung, tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng;

 Mang đến sự lựa chọn phong phú cho khách hàng về loại hình và giá cả sản phẩm - dịch vụ;

 Doanh thu từ khai thác trực tuyến chiếm 20% trên tổng doanh thu Công ty.

3.3.2. Giải pháp Marketing trực tuyến của Vietnam TravelMart

Chính sách Sản phẩm

Đa dạng sự phong phú, đa dạng trong danh mục sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi đưa các sản phẩm dịch vụ của mình lên các trang mạng điện tử đối với các công ty là cách chọn lọc thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình để chào bán đến khách hàng.

Một số thông tin cần công bố đến khách hàng đối với dịch vụ du lịch:

 Ngày giờ đi;

 Ngày giờ về

 Địa điểm đón khách;

 Địa điểm trả khách;

 Chế độ ăn uống;

 Tiêu chuẩn chỗ nghỉ ngơi (khách sạn);

 Lịch trình chuyến đi;

 Giá cả tour;

 Các khoản phụ thu (nếu có).

Một số thông tin cần công bố rõ với khách hàng đối với dịch vụ khách sạn:

 Tiêu chuẩn phòng ở;

 Các khoản phụ thu (nếu có);

 Các giá trị tăng thêm khác.

Chấp nhận là người đi sau trong lĩnh vực Marketing trực tuyến, Vietnam Travelmart cần tham khảo cách làm của một số công ty du lịch khác như

Saigontourist, Viettravel, …

Trên website, Saigontourist giới thiệu các dịch vụ khá rõ ràng (khách sạn và khu du lịch, nhà hàng, giải trí, lữ hành và dịch vụ khác), mỗi loại hình sản phẩm, dịch vụ được trình bày trên một số trang khác nhau của website. Bên cạnh đó, họ cũng cung cấp nhiều công cụ giao tiếp với khách hàng như chat, gọi, … và các công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, trên Website của công ty, nên bổ sung thêm mục tư vấn trực tuyến điểm đến, ẩm thực du lịch … Có thể ban đầu khách chưa có nhu cầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty, chỉ thích địa điểm, danh lam thắng cảnh này, quan tâm đến ẩm thực của địa phương kia … nhưng qua tư vấn và gợi ý gợi mở, có thể thuyết phục khách sử dụng các gói dịch vụ mà có lồng ghép các địa điểm, ẩm thực cũng như các mối quan tâm khác mà khách đang tìm hiểu.

Hình 3.2. Website của Giới thiệu hệ thống Khách sạn của Saigontourist (Nguồn: http://www.saigon-tourist.com)

Hình 3.3. Website của Giới thiệu các Dịch vụ Khác của Saigontourist (Nguồn: http://www.saigon-tourist.com/other-services)

Tương tự như Saigontourist thì Viettravel làm marketing trực tuyến cho các sản phẩm, dịch vụ của mình cũng tương đối tốt so với các công ty lữ hành khác trong nước.

Chính sách Giá

Chi phí để marketing trực tuyến thật ra rẻ hơn nhiều so với marketing theo phương pháp truyền thống. Marketing trực tuyến hướng đến một phạm vi khách hàng rộng lớn với một chi phí rẻ và có thể cung cấp thông tin khá đầy đủ cho khách hàng. Chính sách giá của Vietnam TravelMart cần có những ưu đãi khi khách hàng tiếp cận với các công cụ Marketing trực tuyến của mình bằng cách giảm giá cho những người đặt tour online, thanh toán online, …

Ví dụ: Với Tour Đà Nẵng – Mucdahan - Bangkok – Pattaya – Savanakhet – Đà Nẵng” (http://bit.ly/25zDkHz). Với giá Tour: 6.300.000 VNĐ. Nếu Quý khách đặt tour qua Website của công ty, sẽ được giảm giá 5% giá tour hoặc nhận Voucher giảm giá cho các tour khác của công ty. (Hoặc có thể quy đổi về các hiện vật có giá trị) Tiếp tục giảm thêm 2% giá tour nếu quý khách giới thiệu thêm khách cho công ty.

Chính sách Phân phối

Sử dụng 2 kênh phân phối chính của công ty hiện nay.

Trực tiếp: Giữa công ty – khách hàng (đặt online, đặt trực tiếp tại văn phòng). Ngoài ra, công ty nên liên kết với ngân hàng thông qua kênh OnePay

một hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến trên thế giới. Điều này, mang lại tính thuận lợi, gia tăng khả năng tiếp cận của khách hàng quốc tế, thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ của công ty ngay khi đặt tour sản phẩm trước khi tham gia dịch vụ.

Gián tiếp: Thông qua các đại lý trung gian, công ty du lịch có ký hợp đồng. Nên áp dụng chiến lược phân phối rộng rãi, tức càng nhiều trung gia càng tốt để đảm bảo tính đa dạng về kênh phân phối.

Công ty nên tập trung triển khai hoàn thiện hệ thống đặt hàng và thanh toán online cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Đây sẽ là hình thức phân phối phù hợp và rộng rãi đến các khách hàng ở bất kỳ nơi đâu. Cần phải chú ý đến

vấn đề an ninh cho tài khoản (bảo mật) khách hàng.

Chính sách Truyền thông

Các công cụ truyền thông trong Marketing trực tuyến hiện nay là khá đa dạng và phong phú. Vietnam TravelMart cần quan tâm và cân nhắc việc sử dụng một số công cụ sau để truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ, công ty của mình.

Websites

Hiện tại website của công ty chỉ mới là công cụ cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp. Website của công ty cần giới thiệu những thông tin cần thiết về các sản phẩm dịch vụ của mình và hướng tới bán hàng trên mạng để thuận tiện cho khách hàng trong việc tìm kiếm thông tin, đặt hàng và thanh toán trực.

Bên cạnh đó, công ty cần chú ý đến việc quảng cáo qua các web trung gian, các trang web có lượng truy cập cao để quảng cáo cho sản phẩm của mình tốt hơn. Cần quảng cáo trên một số trang thật sự phổ biến như:

thanhnien.com.vn, thesaigontimes.vn, tuoitre.vn, dantri.com.vn, ...

Ngoài ra, cũng nên đặt các banner quảng cáo, các siêu liên kết ở các websites khác để có thể dễ dàng giới thiệu đến khách hàng về công ty, sản phẩm, dịch vụ của mình hơn.

Các mạng xã hội (Facebook, Twitter, G+, …)

Ngày nay các mạng xã hội là một công cụ khá hữu hiệu để làm Marketing trực tuyến. Nếu muốn tiết kiệm chi phí quảng cáo thì các cá nhân hoặc tổ chức thường lập ra các Fanpage để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng. Bộ phận marketing của công ty nên cân nhắc việc lập ra các Fanpage, các hội trên Facebook, Twitter, Printerest… để lôi cuốn, thu hút các nhóm, các hội ủng hộ, tìm đến các thông tin về công ty, về các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Trên các trang mạng này nên gắn các liên kết đến websites chính của công ty tạo nên một mạng lưới thông tin online cho Vietnam TravelMart.

Thư điện tử (email)

Hiện nay cũng đã có khá nhiều các nhà cung cấp các dịch vụ gửi mail tự động đến một số lượng lớn khách hàng trong một khoản thời gian ngắn như

Bizmail, GetResponse, Amazone… với chi phí khá thấp. Email marketing thường có hiệu quả không cao nhưng chi phí thì khá thấp, hiện nay vẫn còn được sử dụng nhiều.

Vì vậy, công cụ Email marketing cũng là một công cụ tốt cho công ty trong việc thực hiện các kế hoạch marketing trực tuyến. Nên sử dụng một số dịch vụ gửi mail tự động để gửi các email chào bán dịch vụ, chúc mừng sinh nhật, … đến với các khách hàng cũ và khách hàng hiện tại và kể cả khách hàng tiềm năng như dịch vụ Bizmail của Bizweb.

Các banner quảng cáo và truyền thông đa phương tiện

Việc tích cực thuê chỗ đặt các banner, các quảng cáo tương tác của truyền thông đa phương tiện trên các website có nhiều người truy cập sẽ góp phần không nhỏ vào việc gia tăng hiệu quả của hoạt động marketing online của Vietnam TravelMart.

Ngoài ra, Vietnam TravelMart có thể liên kết với các khách sạn về việc trao đổi banner của mình lên trên các website của nhau (Banner của Vietnam TravelMart gắn lên Website của khách sạn và ngược lại). Như vậy, sẽ phổ biến hơn các thông tin, quảng cáo cần truyền tải đến khách hàng với chi phí thấp.

Nhật ký điện tử (Blog)

Công ty dùng các trang Blog / Wordpress để thể hiện các bài viết, các bài cảm nhận cá nhân về các điểm đến, các tour du lịch, … theo hình thức đóng vai khách hàng. Từ đó, quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ theo kiểu khách hàng nói tốt về sản phẩm, dịch vụ của công ty, về hình ảnh các điểm đến trong các tour du lịch, đối với các nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ khác của Vietnam TravelMart dưới dạng các bài viết, bài báo nói về cảm nhận của Khách hàng.

Từ đó nâng cao các giá trị hình ảnh của công ty, của sản phẩm hay dịch vụ của công ty.

Diễn đàn điện tử

Lập ra các diễn dàn điện tử và đưa ra các chủ đề để mọi người có những đánh giá, bình luận cũng là điều bổ ích cho hoạt động marketing trực tuyến của Vietnam TravelMart. Tuy nhiên, những người làm marketing của công ty phải cần biết lắng nghe và đôi khi phải biết dẫn dắt dư luận trên các diễn đàn điện tử khi có nhiều bình luận, nhận xét bất lợi cho công ty để tránh sự lây lan những thông tin không tốt về công ty trong cộng đồng mạng.

Trò chuyện trực tiếp

Cần tích hợp các chức năng trò chuyện trực tiếp với người dùng (người truy cập website) thông qua một số phần mềm chat như Yahoo, Skype, Facebook Chat… cũng là điều hết sức cần thiết để công ty có thể lắng nghe, tư vấn và giải đáp các thắc mắc, các khiếu nại của khách hàng hay để khách hàng có cảm giác được công ty lắng nghe, …

Ngoài ra, để hướng đến khách du lịch quốc tế thì website của công ty cũng nên phát triển theo hướng đa ngôn ngữ để khách quốc tế có thể dễ dàng biết

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing trực tuyến tại công ty việt nam travelmart (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)