Hiến pháp 2013 khẳng định: nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, và một trong những đặc điểm của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là thƣợng tôn Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp quy định những điều nền tảng cho toàn bộ nền pháp luật của chế độ xã hội, vừa đƣợc thực hiện một cách trực tiếp, vừa đƣợc thể quá qua các bộ luật tùy theo đòi hỏi thực tế của xã hội. Nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động thông qua Hiến pháp nói riêng và pháp luật nói chung. Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức hoạt động của nhà nƣớc phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân [ 23]. Và mọi chủ thể trong xã hội (Nhà nƣớc, tổ chức chính trị-xã hội, tập thể, cá nhân) đều phải tuân thủ nền pháp trị hay quản trị của pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Không nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật, thủ tục hành chính trong cấp GPXD cũng đƣợc quy định chặt chẽ. Đã là dịch vụ công, nhà nƣớc phải đảm bảo quyền cho mọi công dân đƣợc thụ hƣởng dịch vụ bình đẳng trƣớc pháp luật và nhà nƣớc xác lập cơ chế đảm bảo cho mọi ngƣời, điều này đƣợc quy định trong Hiến pháp. Sau đó để đảm bảo tính minh bạch, công khai cho hoạt động, các bộ luật quy định chi tiết thủ tục, trình tự giải quyết công việc, cơ quan giải quyết. Sự phát triển của các bộ luật sau này theo hƣớng càng cụ thể hóa, càng rõ ràng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân, tập thể, cơ quan trong không chỉ hoạt động xin cấp GPXD mà còn trong nhiều tƣơng tác khác giữa công dân và nhà nƣớc. Từ đó, thái độ ngại tiếp xúc với các cơ quan công quyền bị hạn chế và ngƣời dân mạnh dạn tham gia đóng góp cho sự phát triển của địa phƣơng mình và đất nƣớc. Ngƣợc lại, nếu pháp luật quy định còn có nhiều lỗ hổng, pháp luật mà mỗi ngƣời hiểu một cách không thống nhất sẽ tạo ra trở ngại lớn do sự luồn lách luật, và ảnh hƣởng tới kết quả xây dựng là sự lãng phí, bất ổn xã hội.