Đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 58)

dựng và những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực hiện thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng trên địa bàn quận Long Biên

2.4.1. Kết quả thực hiện cấp giấy phép xây dụng trên địa bàn quận Long Biên.

Bảng 5: Kết quả thực hiện cấp giấy phép xây dựng từ năm 2014 đến năm 2018 Năm Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018 Số hồ sơ tiếp nhận 2500 2560 2950 3810 4516 Số hồ sơ giải quyết đúng hẹn 2490 2553 2942 3805 4510 Số GPXD đã cấp 2181 2317 2710 3615 4445 Số diện tích sàn xây dựng 359,019 m2 411,970.57 m2 498,300.85 m2 536,422.9 m2 600,067.4 m2

(Nguồn: Báo cáo hàng năm phòng Quản lý đô thị quận Long Biên)

Trong các năm qua, Quận Long Biên đạt tỷ lệ cấp GPXD cao của Thành phố Hà Nội. Số lƣợng GPXD đƣợc cấp tăng qua các năm cho thấy tình hình xây dựng trên địa bàn rất náo nhiệt, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về bộ mặt của một Quận trọng điểm của Thành phố Hà Nội. Cụ thể là:

Năm 2014, tổng số GPXD đã cấp là 2181 trên 2500 hồ sơ yêu cầu cấp phép

đạt tỷ lệ 87.24% với diện tích mặt sàn xây dựng là 359,019 m2. Trong đó có 10 hồ

sơ đã bị giải quyết chậm muộn do thời gian xác minh kéo dài hơn so với yêu cầu. Năm 2015, tổng số GPXD đã cấp nhiều hơn năm trƣớc là 136 giấy phép (đạt 2317 giấy phép) với tỷ lệ hồ sơ đủ tiêu chuẩn để cấp phép là 90.5%. Tổng

diện tích mặt sàn đƣợc xây dựng hợp pháp cũng tăng lên tới 411,970.57 m2. Trong đó có 7 hồ sơ giải quyết không đúng hẹn.

Năm 2016, so với năm 2015, tổng số GPXD đƣợc cấp lại tăng lên đáng kể. Số lƣợng giấy phép tăng lên là 393 giấy phép với tổng số giấy phép đƣợc cấp là

2710. Diện tích mặt sàn xây dựng tăng lên tới 498,300.85 m2. Số hồ sơ bị giải

quyết chậm muộn là 8 hồ sơ.

Năm 2017, cả số lƣợng GPXD là 3615 giấy phép trên 3810 hồ sơ nộp chiếm 95%. Đặc biệt hồ sơ giải quyết chậm muộn chỉ phát sinh 05 trƣờng hợp. Nhƣ vậy công tác giải quyết hồ sơ cấp phép xây dựng ngày càng phát triển đạt tới sự giảm thiểu tối đa phát sinh chậm muộn. Một điểm rất đặc biệt của năm 2017 là việc ứng dụng phần mềm ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức 3 đƣợc áp dụng tại Quận Long Biên cũng có những kết quả tốt với 1264 hồ sơ đã sử dụng phần mềm để nộp và nhận kết quả đúng hẹn. Sự phát triển của công nghệ và ứng dụng vào quy trình thủ tục hành chính đã và sẽ tạo ra nhiều thay đổi tích cực.

Và tiếp tục cho tới năm 2018, khi các ứng dụng về cấp GPXD đã đƣợc cập nhật tiến bộ hơn, cùng với các chính sách mới tạo điều kiện phát triển về xây dựng không ngừng trên địa bàn quận, đặc biệt các dự án đô thị và chung cƣ cao cấp, số diện tích sàn xây dựng tăng trƣởng 10% so với năm 2017. Sự chuyển mình mạnh mẽ về xây dựng trên địa bàn quận Long Biên đã làm công tác cấp GPXD xao động trở lại với tỷ lệ hồ sơ đƣợc chấp thuận cấp phép là 98,6%.

Trong thời gian qua, tỷ lệ GPXD tạm có dấu hiệu tăng lên. Thời điểm thấp nhất là năm 2014 với tỷ lệ 15%, sau đó tăng qua các năm tới 17% và cho tới thời điểm hiện tại đang ở ngƣỡng 21%. Nhƣ vậy, dấu hiệu thiếu quy hoạch và chặt chẽ trong pháp luật đang gia tăng. Việc xây dựng tạm là một sự bất lợi cho ngƣời xây dựng vì có thể bị phá bỏ công trình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và tạo ra sự bất ổn trong tâm lý của ngƣời dân.

Bảng 6: Kết quả giấy phép xây dựng mới và giấy phép xây dựng tạm từ năm 2014 đến năm 2018 Năm GPXD mới GPXD tạm Số lƣợng Mặt sàn Số lƣợng Mặt sàn 2014 1856 317,834 m2 325 50,364 m2 2015 1917 345,523.57 m2 400 66,447 m2 2016 2286 425,248.451 m2 424 73,052.4 m2 2017 3120 442,780.15 m2 570 93,642.75m2 2018 3835 460,004.9 m2 610 140,062.5 m2

(Nguồn: Báo cáo hàng năm phòng Quản lý đô thị quận Long Biên)

2.4.2. Nguyên nhân thành công

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về xây dựng nói chung và cấp GPXD nói riêng ngày càng hoàn thiện. Luật Xây dựng 2014 đƣợc ban hành là hành lang pháp lý cho mọi hoạt động, trong đó về lĩnh vực cấp GPXD đƣợc quy định thống nhất tại chƣơng 5. Sau hơn 10 năm áp dụng Luật Xây dựng 2003, bộ Luật Xây dựng 2014 đã có những quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép cho từng công trình. Chính tƣ duy rõ ràng trong quá trình lập pháp đã tạo ra sự thuận tiện cho cá nhân, tổ chức tìm hiểu và tuân thủ theo pháp luật. : Luật Xây dựng, luật số 50/2014/QH2013 do Quốc hội ban hành ngày 18/06/2014. Nội dung về GPXD đƣợc quy định tại chƣơng V của bộ luật Xây dựng, gồm 18 điều. So với Luật Xây dựng 2003, luật Xây dựng 2014 đã đƣợc tách ra thành một chƣơng riêng và tăng thêm 9 điều quy định về GPXD. Theo đó các nội dung thiết yếu về GPXD là đối tƣợng và các loại giấy phép, nội dung của GPXD, điều kiện cấp GPXD, hồ sơ đề nghị cấp GPXD, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan cấp GPXD, quyền và nghĩa vụ của ngƣời đề nghị cấp GPXD vẫn đƣợc đề cập tại Luật Xây dựng 2014 với sự cụ thể và chi tiết hơn. Đặc biệt về mặt thủ tục hành chính trong cấp GPXD, Luật Xây dựng 2014 đƣa ra rõ ràng từng điều kiện cấp GPXD cho từng công trình tại điều 91 luật Xây dựng 2014 (công trình trong đô thị, công trình không theo tuyến ngoài đô thị,

nhà ở riêng lẻ) và hồ sơ cần chuẩn bị tƣơng ứng với từng loại công trình (Điều 95 Luật Xây dựng 2014) cũng nhƣ quy trình cấp GPXD (Điều 102 Luật Xây dựng 2014). Bên cạnh đó, thay vì rải rác tại các văn bản dƣới Luật về quy định chi tiết trong các hoạt động mở rộng khác là điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép, cũng nhƣ hồ sơ và trình tự giải quyết, các nội dung này đƣợc tập trung tại văn bản Luật nhằm tạo ra tính pháp lý cao hơn và sự thống nhất nội dung. Nhƣ vậy, Luật Xây dựng 2014 đã có những bƣớc tiến vƣợt trội và những quy định rõ ràng hơn về thủ tục cũng nhƣ trình tự, thẩm quyền, trách nhiệm của các bên trong hoạt động cấp GPXD. Đây là nền tảng vô cùng quan trọng thể hiện tính công khai, minh bạch của pháp luật và tạo ra tính hiệu quả trong giải quyết các công việc liên quan tới cấp GPXD cũng nhƣ củng cố niềm tin của nhân dân.

Bên cạnh đó các văn bản dƣới luật từ Nghị định, thông tƣ cho tới quyết định của ủy ban nhân dân cấp Thành phố/Quậncũng đƣợc xây dƣng một cách có hệ thống, vừa tuân thủ luật Xây dựng, vừa làm rõ các nội dung tạo thuận lợi trong quá trình thực thi hoạt động cấp GPXD. Đây là một trong những điểm quan trọng tạo nên thành công của hoạt động. Nhìn chung các điều kiện và hồ sơ đề nghị cấp GPXD đều tuân thủ theo Luật Xây dựng 2014 Nhìn chung các điều kiện và hồ sơ đề nghị cấp GPXD đều tuân thủ theo Luật Xây dựng 2014. Tuy nhiên, Nghị định có bổ sung thêm nội dung về hồ sơ cấp GPXD mới đối với công trình tín ngƣỡng, công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo giai đoạn và cấp GPXDcho sự án. Các nội dung này đã hoàn thiện hơn cho Luật dựng 2014.

Thứ hai, việc ban hành quyết định cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đã tạo ra bƣớc đi đột phá về thủ tục hành chính trong cấp GPXD, rút ngắn những bƣớc đi mà công dân phải thực hiện. Việc áp dụng thành công mô hình “Một cửa” trong lĩnh vực cấp GPXD đƣợc rút ngắn từ 30 – 40 ngày trƣớc đây, nay chỉ còn 10 ngày đối với tất cả các công trình kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 15 ngày trong các trƣờng hợp liên thông có xác minh của các cơ quan,

đơn vị khác và 5 ngày cho các trƣờng hợp cấp lại, gia hạn và điều chỉnh GPXD. Chính sự thay đổi tiến bộ về thời gian cấp GPXD đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho chủ đầu tƣ yêu cầu cấp phép.

Thứ ba, lĩnh vực cấp GPXD nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quận Long Biên là dịch vụ công đƣợc tổ chức thực hiện thí điểm trong hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Ở đó, các cá nhân, tổ chức đƣợc đăng ký tài khoản và xác thực bởi cơ quan nhà nƣớc có thể thực hiện dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện và tạo ra một hệ thống tra cứu hồ sơ một cách dễ dàng. Kết quả GPXD là minh chứng rõ ràng cho sự đột phá của áp dụng hệ thống trƣc tuyến vào hoạt động dịch vụ cấp GPXD.

Thứ tư, thủ tục hành chính đƣợc quy định rõ ràng, minh bạch và nhất thể hóa cho mọi đối tƣợng có yêu cầu cấp GPXD. Trong các quy định cụ thể, ngƣời yêu cầu biết họ cần nộp hồ sơ ở đâu, thời gia thụ lý là bao lâu, các cơ quan nhà nƣớc sẽ thực hiện những quy trình nào và kết quả ra sao cho từng thủ tục hành chính. Nói một cách khác, các thủ tục hành chính về cấp giấp phép xây dựng đã đƣợc quy định chi tiết và cụ thể đã làm con đƣờng hành chính hiện lên rõ nét, không còn những khúc khuỷu và những công đoạn phiền hà.

Thứ năm, pháp luật quy định rõ ràng hơn về quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời xin cấp phép GPXD và cán bộ, công chức giải quyết công việc. Khi đó, hoạt động thực thi công vụ các cán bộ công chức tuân thủ theo quy định pháp luật đã tạo ra môi trƣờng thiết yếu cho thành công của mọi hoạt động và hạn chế những góc khuất tạo ra tham nhũng.

2.4.3. Những hạn chế

Trong những năm qua, thủ tục cấp GPXD trên địa bàn quận Long Biên có những tồn tại và hạn chế sau:

Thứ nhất, vẫn còn tồn tại nhiều loại giấy tờ hành chính phức tạp trong cấp GPXD trên địa bàn quận Long Biên.

GPXD dành cho mỗi công trình khác nhau lại yêu cầu thủ tục khác nhau. Ở Uỷ ban nhân dân quận Long Biên, khi chủ đầu tƣ đề nghị cấp GPXD, ngoài các

thành phần hồ sơ đăng ký cấp phép xây dựng đƣợc quy định tại các thông tƣ, nghị định của cơ quan nhà nƣớc cấp Trung ƣơng, quy định cấp GPXD và quản lý xây dựng công trình theo GPXD trên địa bàn Thành phố Hà Nội để phù hợp với đặc thù quận, Uỷ ban nhân dân quận còn yêu cầu thêm một số giấy tờ hành chính khác bổ sung. Chẳng hạn nhƣ đối với các công trình ngoài đê cần bổ sung giấy chấp thuận cho phép xây dựng của chi cục quản lý đê điều, các công trình nằm gần khu vực sân bay cần bổ sung giấy tờ đảm bảo không làm ảnh hƣởng tới khu vực bay, các công trình nằm ở ngoài bãi phải bổ sung giấy cam kết phá dỡ công trình khi có yêu cầu,… Việc tồn tại nhiều giấy tờ hành chính khiến các chủ đầu tƣ gặp khá nhiều khó khăn, tốn thời gian, công sức, tiền bạc khi tiến hành thủ tục đăng ký cấp GPXD.

Thứ hai, quy trình giải quyết thủ tục cấp GPXD vẫn còn nhiều phức tạp, có nhiều cơ quan tham gia. Nhƣ đã đề cập ở nội dung trên, việc cấp phép xây dựng trên địa bàn quận Long Biên con gặp phải trợ ngại do tính phức tạp của nhiều khu vực mang tính đặc thù: khu vực ngoài bãi, khu vực ngoài đê, khu vực đô thị, khu vực sân bay, khu vực đƣờng sắt, khu vực điện cao thế, khu vực công trình di tích - lịch sử,… đối với các công trình nằm trong các khu vực đặc thù này, Uỷ ban nhân dân quận cần phải xin ý kiến của các phòng ban liên quan nhƣ chi cục đê điều, phòng văn hóa, tổng cục hang không,… Việc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan thƣờng khá mất thời gian khiến cho thủ tục hành chính kéo dài hơn.

Thứ ba, trƣờng hợp chậm muộn trong giải quyết hồ sơ về cấp GPXD vẫn còn tồn tại. Nhà đầu tƣ khi đến Bộ phận một cửa nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ và phiếu hẹn nhƣng trên thực tế vẫn tồn tại trƣờng hợp kết quả không đƣợc giao đúng hẹn. Cũng không ít trƣờng hợp nhà đầu tƣ phải trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để lấy ý kiến chấp thuận mặc dù theo quy định nhà đầu tƣ chỉ cần tới nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận “Một cửa”.

Thứ tƣ, nguồn nhân lực còn hạn chế

Nhiệm vụ chuyên môn của phòng Đô thị dàn trải trên nhiều lĩnh vực, mặc dù đã đƣợc bổ sung, song cán bộ vẫn gặp những khó khăn về nhân sự trong các

giai đoạn có yêu cầu tập trung cao về công việc. Những năm gần đây số lƣợng GPXD trên địa bàn quận rât lớn, năm 2017 lên tới gần 4000 GPXD, cán bộ của bộ phận cấp phép xây dựng thực tế chỉ có 04 ngƣời nên phải huy động thêm cán bộ của các bộ phân khác tham gia cấp phép xây dựng.

Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về cấp GPXD còn những bất cập

Cụ thể, các vƣớng mắc, ,khó khăn đã đƣợc kiến nghị đề xuất nhƣng vẫn cần thời gian để hoàn thiện:

- Trên hệ thống phần mềm, mục báo cáo tổng hợp chƣa đƣợc chi tiết (bóc tách số hồ sơ liên thông, không liên thông, số lệ phí, phí,…). Chƣa tổng hợp đƣợc số liệu cấp pháp hàng tuần, tháng, năm nên việc tổng hợp số liệu còn làm thủ công

- Hệ thống xuất phiếu biên bản bàn giao hồ sơ thông tin của mục ngƣời yêu cầu không đồng nhất với nội dung nên rất khó khăn trong công tác theo dõi và quản lý hồ sơ, phải tra cứu mất nhiều thời gian.

- Mục xem hồ sơ đính kèm: hình ảnh quá to, không thu nhỏ đƣợc. Cán bộ tiếp nhận và thụ lý cần copy ra ngoài mới xem đƣợc đầy đủ.

- Phần mềm chƣa thao tác đánh GPXD, mà chỉ cho phép chuyển bƣớc xử lý. Vì vậy cán bộ thụ lý phải đánh GPXD bên ngoài, dẫn đến thời gian giải quyết lâu dễ nhầm lẫn khi tính toán số liệu (diện tích xây dựng, chiều cao công trình,…)

Các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong đó có dịch vụ cấp GPXD về nhà ở riêng lẻ đã đƣợc áp dụng trên một vài địa bàn quận trên thành phố Hà Nôi, trong đó có quận Long Biên. Tuy nhiên, hệ thống mới chỉ đƣợc áp dụng từ đầu tháng 7, mức độ tuyên truyền thông tin chƣa đƣợc rộng rãi và hệ thống mới trong giai đoạn thử, do vậy vẫn chƣa ổn định. Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm cấp phép mức độ 3 Exam khó để căn chỉnh thể thức văn bản nhƣ chèn dòng, giãn dòng,…theo quy định; nhiều trƣờng hợp khi in GPXD trên phần mềm Exam chƣa sử dụng ngay đƣợc, phải xuất sang word để căn chỉnh lại; tốc

độ phần mềm còn chậm dẫn tới mất thời gian soạn thảo GPXD và xử lý các bƣớc thụ lý trên phần mềm. Chƣa xây dựng phần mềm để thực hiện cấp phép điều chỉnh, cải tạo, sữa chữa, gia hạn,…theo dịch vụ công mức độ 3.

Bên cạnh đó, nhiều cơ quan đã áp dụng mô hình giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến, áp dụng phần mềm một cửa điện tử, nhƣng ở quận Long Biên trên thực tế vẫn chƣa thực sự chú trọng vào vấn đề này. Việc giải quyết các thủ tục hành chính từ khâu tiếp nhận, cho tới thụ lý và lƣu trữ hồ sơ,…vẫn tiến hành thủ công.

Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001-2008 là công cụ quản lý phổ biến nhƣng lại có nhiều thuật ngữ khó hiểu, dẫn tới việc tiếp cận với hệ thống quản lý TCVN ISO 9001:2008 của một số lãnh đạo và cán bộ, công chức còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)