Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn của quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 49)

1.4. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất của một số địa

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình

Quỹ phát triển đất tỉnh Quảng Bình là một trong những tỉnh có nguồn vốn lớn nhất cả nước và công tác quản lý nguồn vốn của Quỹ có nhiều bài học kinh nghiệm để học hỏi. Đến cuối năm 2019, quy mô nguồn vốn Quỹ phát triển đất là 1.021 tỷ đồng và là một trong những đơn vị nằm trong tốp đầu có quy mô nguồn vốn quỹ lớn nhất cả nước.

Thường trực Tỉnh uỷ và Thường trực UBND tỉnh đã có chủ trương chỉ giao các dự án cho các Trung tâm phát triển quỹ đất làm chủ đầu tư; Quỹ phát triển đất tỉnh là cơ quan duy nhất của tỉnh có nhiệm vụ ứng vốn cho các Trung tâm phát triển quỹ đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng các khu dân cư; tạo quỹ đất sạch. Do được các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nên tiền thu, chi từ đất thực hiện minh bạch, không thất thoát. Từ quỹ đất sạch, Nhà nước xác định giá hoặc đấu giá giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án. Đối với đất khu dân cư sau khi bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, Nhà nước Quyết định giá khởi điểm để bán đấu giá. Trong trường hợp bán đấu giá không thành sẽ được bán theo giá khởi điểm; hoặc điều chỉnh giá phù hợp với thị trường để thu tiền sử dụng đất nhanh nhất. Với cách làm như vậy, tỉnh đã giải quyết một lúc 3 vấn đề: thu tiền sử dụng đất nhanh, đầy đủ vào NS Nhà

nước; đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng có đất làm nhà ở; nguồn vốn Quỹ được bổ sung nên có điều kiện ứng vốn cho các dự án lớn khác.

Một trong những lý do giúp Quỹ phát triển đất tỉnh Quảng Bình quản lý nguồn vốn có hiệu quả là việc nắm chắc tình hình phát triển quỹ đất của từng địa phương, đơn vị, diễn biến thị trường đất và khả năng đáp ứng nguồn vốn của Quỹ phát triển đất; tập trung thực hiện các giải pháp phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án để tổ chức đấu giá, thu tiền sử dụng đất ngay từ những tháng đầu năm; tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất và thu hồi nợ quỹ đầu tư các địa phương; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong kiểm tra, đánh giá hiệu quả dự án tạo quỹ đất, bố trí vốn, giải ngân, thu hồi vốn đối ứng…

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Giang

Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Giang được thành lập năm 2010 với chức năng: nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu đấu giá quyền sử dụng đất và huy động các nguồn vốn khác để ứng vốn và chi trong lĩnh vực bồi thường, tái định cư, tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặc dù nhiệm vụ được giao ban đầu không ít, thiếu nhân lực (12 người, trong đó, Giám đốc Quỹ là Phó Giám đốc Sở Tài chính), song từ khi đi vào hoạt động (tháng 4-2011) đến nay, Quỹ đã thực hiện ứng vốn cho 54 lượt dự án với doanh số trên 300 tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu ứng cho các dự án khu dân cư ở các huyện để giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch và tổ chức đấu giá đất ở và mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung, nguồn vốn quỹ ứng cho các dự án, đặc biệt là dự án nhỏ (dưới 2 ha)

đều “trông thấy” hiệu quả rõ rệt, thu hồi vốn nhanh, trong đó có dự án ứng 17 tỷ đồng, bán đấu giá thu được 42 tỷ đồng (chênh lệch tới 2,5 lần).

Một trong những yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho Quỹ hoạt động chính là nguồn vốn. Để có vốn hoạt động, ngay từ khi mới thành lập, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh phê duyệt bố trí cho Quỹ 20% từ nguồn thu tiền sử dụng đất theo dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh. Do vậy, mặc dù thu ngân sách trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn nhưng tỉnh vẫn cấp đủ theo kế hoạch được phê duyệt. Lúc cao điểm, nguồn quỹ này được sử dụng 100%; vốn ứng ra được bảo toàn, thu hồi vốn nhanh, hiện tại số dư của Quỹ khoảng 40% do thị trường bất động sản trầm lắng nên chưa có dự án đề nghị ứng vốn. Nhằm quản lý nguồn vốn có hiệu quả, Quỹ vừa làm vừa rút kinh nghiệm, ban đầu, các dự án đã có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Quỹ thực hiện ứng vốn cho các huyện. Trong thời gian ứng vốn, Quỹ thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc thu hồi khi đến hạn.

Tranh thủ đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, trong quá trình thực hiện, Quỹ đã thể hiện được năng lực quản lý nguồn vốn có hiệu quả nên đã tiếp tục được UBND tỉnh giao thêm một số nhiệm vụ để Quỹ có điều kiện trang trải cho các hoạt động và cải thiện đời sống cán bộ, công chức.

1.4.3. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Vĩnh Phúc

Để Quỹ Phát triển đất tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động hiệu quả hơn, góp phần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án công, giải quyết phát sinh thêm chi phí bồi thường; bồi thường cho các hộ dân còn ở xen cài trong các dự án nhà ở thuộc nhà nước quản lý là nhờ vào việc Quỹ phát triển đất.

Quỹ phát triển đất tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung thực hiện chế độ kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn. Công tác quản lý nguồn thu, chi tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

các nghiệp vụ phát sinh của quỹ qua hệ thống tài khoản tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại; hoạt động thanh toán, sử dụng, luân chuyển vốn của các quỹ bảo đảm đúng quy định; không phát sinh rủi ro tài chính, tín dụng và các rủi ro khác trong quá trình hoạt động…

Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của tỉnh Vĩnh Phúc trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý vốn ngân sách của Quỹ phát triển đất.

Việc thực thi tốt các cơ chế chính sách vốn ngân sách của Quỹ phát triển đất đã góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động này phát triển đúng hướng, đồng thời góp phần vào việc phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện.

Hoạt động của các cơ quan kiểm tra từ Trung ương, tỉnh, thanh tra của tỉnh và các Sở, ban ngành chuyên môn ngày càng được tăng cường về số lượng cuộc thanh tra, quy trình, phương pháp thanh tra, chất lượng thanh tra ngày càng được coi trọng góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, tiêu cực.

1.4.4. Bài học tham khảo cho tỉnh Bắc Ninh về quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất

Từ kinh nghiệm quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Quảng Bình, Bắc Giang và Vĩnh Phúc tác giả rút ra một số bài học tham khảo cho Quỹ phát triển đất của tỉnh Bắc Ninh để có thể vận dụng tốt vào thực tế của địa phương nhằm quản lý quỹ đất, nguồn thu ngân sách của tỉnh nói chung tốt hơn và tạo điều kiện để Quỹ phát triển đất của tỉnh hoạt động có hiệu quả thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thứ nhất, tăng cường các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nên tiền thu, chi từ đất thực hiện minh

bạch, không thất thoát nguồn quỹ. Thanh tra kiểm tra là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nguồn vốn Quỹ phát triển đất nên các địa phương đã tập trung làm tốt công tác này. Chính nhờ làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra mà Quỹ phát triển đất các tỉnh đã đảo bảo được nguyên tắc hiệu quả, công khai minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thứ hai, tổ chức đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm và năng lực để thực hiện hoạt động quản lý nguồn vốn. Yếu tố con người, năng lực quản lý nguồn vốn phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong quá trình thực hiện. Làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo sẽ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nguồn vốn Quỹ phát triển đất.

Thứ ba, tăng cường phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án để tổ chức đấu giá, thu tiền sử dụng đất ngay từ những tháng đầu năm.

Thứ tư, Đổi mới phương pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất và thu hồi nợ quỹ phát triển đất các địa phương. Bên cạnh việc tuân thủ đúng các quy trình, quy định và các nguyên tắc quản lý nguồn vốn thì đội ngũ lãnh đạo cần có sự đổi mới sáng tạo trong cách làm để góp phần Quản lý có hiệu quả nguồn vốn được phân bổ.

Thứ năm, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong kiểm tra, đánh giá hiệu quả dự án tạo quỹ đất, bố trí vốn, giải ngân, thu hồi vốn đối ứng… tăng cường phối hợp giữa sở kế hoạch đầu tư, Sở tài nguyên môi trường, Sở Tài chính và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Tiểu kết chương 1

Quản lý nguồn vốn Quỹ phát triển đất có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong chương 1 luận văn làm rõ các khái niệm về quản lý, nguồn vốn, Quỹ phát triển đất… để hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất. Trên cơ sở phân tích khái niệm quản lý nguồn vốn luận văn đã phân tích sự cần thiết phải có sự quản lý đối với nguồn vốn của Quỹ phát triển đất, các bước trong quy trình quản lý nguồn vốn cũng như những nguyên tắc cần phải tuân theo khi thực hiện công tác quản lý nguồn vốn. Chương 1 luận văn tập trung phân tích cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất dưới góc độ quản lý nhà nước, tác giả tập trung phân tích về các nội dung quản lý đối với nguồn vốn của Quỹ phát triển đất cũng như tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nguồn vốn của một số địa phương trong cả nước và rút ra bài học tham khảo để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng về quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh ở chương 2 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị ở chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn của quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)