Một số kiến nghị đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn của quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 107)

Để góp phần giúp Quỹ phát triển đất hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xin kiến nghị, đề xuất một số vấn đề sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nguồn vốn Quỹ phát triển đất. Kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính... nên có các quy định về quy trình, thủ tục hoạt động của các quỹ, về chế độ bảo mật thông tin, cung cấp thông tin... để Quỹ hoạt động đồng bộ, thống nhất. Trong đó, quy định rõ Bộ, Ngành hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn; UBND cấp tỉnh quy định tổ chức và hoạt động và quản lý quỹ trên địa bàn. Trên cơ sở tổng kết đánh giá, kiến nghị đề xuất của các địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan rà soát hệ thống các văn bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của các Quỹ, trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện khung pháp lý thống nhất quản lý và sử dụng Quỹ phát triển đất. Đây là một phần Ngân sách địa phương đưa ra phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nên cũng cần phải được phản ánh trong hoạt động kinh tế - xã hội, tài chính Ngân sách để cơ quan có thẩm quyền, nhân dân theo dõi, giám sát.

Thứ hai, Cần có cơ chế quản lý phù hợp với loại hình của Quỹ phát triển đất. Ý nghĩa và vai trò của Quỹ phát triển đất rất quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên Luật ngân sách nhà nước mới tập trung điều chỉnh những vấn đề về tài chính như: lập, chấp hành, quyết toán, kiểm toán ngân sách nhà nước đối với phần vốn ngân sách nhà nước hỗ

trợ; chế độ báo cáo kế hoạch tài chính và quyết toán thu, chi với Bộ Tài chính đối với cơ quan quản lý quỹ do Trung ương quản lý, với Sở Tài chính đối với cơ quan quản lý quỹ do địa phương quản lý. vấn đề loại hình, cơ cấu tổ chức, quản lý người làm việc tại quỹ hiện nay chưa được quy định chung thống nhất mà quy định trong từng văn bản, cụ thể là trong quy chế tổ chức và hoạt động của từng quỹ.

Thứ ba, việc xác định loại hình tổ chức của quỹ là căn cứ để lựa chọn hệ thống văn bản điều chỉnh mục đích, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, nhân sự, chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức của các bộ, ngành, cơ quan được phân công làm việc tại quỹ. Hiện nay, những vướng mắc phát sinh trong quản lý, tổ chức và hoạt động chủ yếu là do chưa xác định cụ thể loại hình quỹ.

Cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức, đội ngũ lãnh đạo, quản lý có thể tương tự quy định áp dụng với các đơn vị sự nghiệp công lập. Trước hết, các quỹ thành lập theo trình tự, thủ tục của đơn vị sự nghiệp công lập, không thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh như các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý xây dựng đề án, trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập. Người làm việc trong các quỹ, nhất là các vị trí quản lý hầu hết là công chức, viên chức được cơ quan quản lý phân công công tác. Mục đích hoạt động của các quỹ không vì mục tiêu lợi nhuận mà thông qua hỗ trợ tài chính, cho vay ưu đãi (thực chất là biện pháp hỗ trợ tài chính) để phục vụ chính sách phát triển kinh tế, chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Như vậy, nếu không xác định quỹ là một trong những tổ chức nêu trên thì có thể hiểu đây là một loại hình tổ chức mới. Tuy nhiên, các văn bản quy định về quỹ dưới góc độ là

một tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ lại chưa được quy định đầy đủ, thống nhất. Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản về tổ chức bộ máy nhà nước chưa có quy định về loại hình này. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho việc tạo lập cơ chế quản lý phù hợp.

Thứ tư, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy của quỹ. Trong trường hợp xác định quỹ là đơn vị sự nghiệp công lập thì ngoài các quy định về viên chức hiện nay, cần xây dựng một nghị định điều chỉnh chung về tổ chức và hoạt động của các quỹ. Tại nghị định này, cần điều chỉnh cơ chế hoạt động của quỹ theo các quy định về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và vấn đề chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động của các quỹ.

Thứ năm, quy định thống nhất cơ cấu tổ chức của các quỹ phù hợp với tính chất, loại hình. Trong trường hợp xác định quỹ là đơn vị sự nghiệp công lập, nên thống nhất cơ cấu tổ chức gồm có: hội đồng quản lý, ban giám đốc và bộ máy giúp việc. Nếu xác định quỹ là doanh nghiệp thì cơ cấu tổ chức sẽ thực hiện theo các quy định của Luật doanh nghiệp đói với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trường hợp xác định quỹ là một loại hình tổ chức mới thì cần có quy định mới về cơ cấu tổ chức để tạo tính thống nhất giữa các quỹ hiện nay.

Thứ sáu, Để hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn vốn Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh thì Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác rà soát, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức, hoạt động và Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc

Ninh cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và các văn bản pháp luật hiện hành. Phối hợp với Quỹ đầu tư phát triển xác định số lãi tiền gửi phát sinh của Quỹ phát triển đất, trích lập chi phí hoạt động; số tiền lãi còn lại tiến hành xác lập thủ tục bổ sung vốn điều lệ của Quỹ phát triển đất theo đúng quy định.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở khoa học đã được trình bày ở chương 1 và thực trạng công tác quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất được trình bày ở chương 2, căn cứ vào lý luận và thực tiễn trong nội dung của chương 3 tác giả trình bày về phương hướng và tác giả đưa ra 05 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất bao gồm: Theo đó, về dài hạn, chúng ta cần nghiên cứu tổng thể, đánh giá toàn diện về hệ thống cơ chế chính sách, các công cụ quản lý, công tác hướng dẫn, kiểm tra… liên quan đến quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất, trên cơ sở đó đề xuất những nội dung cần sửa đổi, hoàn thiện và có được hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, phù hợp.

KẾT LUẬN

Quỹ phát triển đất có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế tại địa phương.

Công tác quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định, đảm bảo khá tốt các quy định của pháp luật đối với quản lý nguồn vốn của Quỹ, đã tạo những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh, từng bước xây dựng và phát triển Bắc Ninh ngày càng giàu đẹp.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập đang cản trở sự phát triển nhiều mặt của địa phương. Những tồn tại này cần quan tâm nghiên cứu nhiều giải pháp để tháo gỡ trong thời gian tới.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh cho thấy Quản lý nguồn vốn ứng từ Quỹ bao gồm các nội dung chủ yếu như: lập kế hoạch ứng vốn, thực hiện ứng vốn và quản lý vốn ứng của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh; đôn đốc thu hồi và quyết toán vốn ứng. Từ nghiên cứu cơ sở thực tiễn trong và ngoài nước về quản lý vốn ứng đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh và các Quỹ phát triển đất ở các tỉnh có điều kiện tương đương.

Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh.

Thứ nhất, Về công tác xây dựng kế hoạch nguồn vốn: Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm qua công tác lập kế hoạch nguồn vốn của Quỹ được thực hiện theo đúng quy trình thủ tục của pháp luật và điều lệ quy chế hoạt động của Quỹ phát triển đất về công tác lập kế hoạch nguồn vốn ứng.

Thứ hai, Công tác tổ chức triển khai kế hoạch nguồn vốn:

Công tác xét duyệt hồ sơ ứng vốn là một trong những quy trình, nội dung quan trọng trong công tác triển khai kế hoạch nguồn vốn nói chung và công tác quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất nói riêng. Làm tốt công tác xét duyệt hồ sơ ứng vốn có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nguồn vốn để đảm bảo nguồn vốn được phân bổ đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Về công tác giải ngân vốn ứng của Quỹ phát triển đất được thực hiện theo đúng các trình tự đã được phê duyệt, đảm bảo nguyên tắc giải ngân nguồn vốn ứng kịp thời và đúng quy định.

Công tác thu hồi, quyết toán vốn là một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo toàn nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh. Trong thời gian qua công tác thu hồi vốn ứng của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh thực hiện tương đối tốt cụ thể Quỹ đã ban hành nhiều văn bản và làm việc với nhiều đơn vị để đôn đốc thu hồi vốn đến hạn.

Công tác quyết toán nguồn vốn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Bắc Ninh đã được thực hiện theo đúng quy định về hồ sơ, quy trình và thủ tục. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn nhìn chung còn chậm, còn một số đơn vị chưa bảo đảm thời gian hoàn trả vốn theo như quy định.

Thứ ba, Công tác Đánh giá, giám sát nguồn vốn ứng của Quỹ phát triển đất là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa trong việc tránh thất thoát nguồn vốn và sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả nên trong thời gian qua Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng thực hiện khá tốt nhất là ở khâu kiểm soát sự đầy đủ của hồ sơ, thủ tục giúp cho Chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc giao dịch thanh toán vốn ứng cho các công trình, dự án.

Thứ tư, Công tác thanh tra, kiểm tra nguồn vốn của Quỹ phát triển đất. Trong những năm qua để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn tránh thất thoát, Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành nhiều cuộc thanh kiểm tra về việc phân bổ vốn và sử dụng vốn ứng ở các đơn vị. Tuy nhiên không phát hiện các sai phạm về sử dụng nguồn vốn, các sai phạm về quy trình, các sai phạm về tiến độ thực hiện dự án.

Để nâng cao công tác quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất, luậnvăn đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh đó là:

Một là, Kiện toàn bộ máy hoạt động của Quỹ phát triển đất: Kiện toàn cơ cấu tổ chức; Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ; Hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ.

Hai là, Hoàn thiện công tác lập kế hoạch nguồn vốn. Ba là, Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn vốn hợp lý.

Bốn là, Tăng cường công tác thu hồi nguồn vốn ứng đúng thời hạn quy định. Năm là, Nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động quản lý nguồn vốn.

Sáu là, Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành và UBND các cấp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2010), Thông tư số 151/2010/TT-BTC ngày 27.9.2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng các loại thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đối với Quỹ phát triển đất quy định tại Điều 34, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13.8.2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;

2. Bộ Tài chính Việt Nam (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước, Hà Nội;

3. Bộ Tài chính Việt Nam (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước,Hà Nội;

4. Bộ Tài chính Việt Nam (2017), Thông tư số 08/2017/TT-BTC ngày 18/1/2017 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước, Hà Nội;

5. Bộ Tài chính Việt Nam (2017), Thông tư số 39/2017/TT-BTC ngày 01/3/2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội;

6. Chính phủ Việt Nam (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003

Quy định vốn tiết và hướng thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội; 7. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009

của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội;

8. Chính phủ Việt Nam (2017), Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 21/12/2017 Quy dịnh vốn tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội;

9. Cơ sở khoa học quản lý, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997;

10. Đặng Văn Du (2017), Giáo trình quản lý vốn NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội;

11. Đinh thị Như Mai (2014), Quản lý nguồn vốn ứng cho các tổ chức phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Hà Nội;

12. Hoàng Văn Công (2018), Nâng cao hiệu quả của Quỹ Phát triển đất thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

13. HĐND tỉnh Bắc Ninh (2017), Nghị quyết số 33/2017 ngày 8/12/2017 ban hành quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm nguồn thu, nhiệm vụ vốn cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2025;

14. Nghiêm Thị Thu Trang (2019), Tăng cường quản lý vốn ngân sách của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội;

15. Nguyễn Xuân Điền (2014), Giáo trình Quản trị học, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội;

16. Nguyễn Việt Toàn (2017), Quản lý chi đầu tư Xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại huyện Đức phổ, Tỉnh Quảng Ngãi, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội;

17. Những vấn đề cốt yếu của Quản lý Harold Koontz, Cyril O’Donell, Heinz

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn của quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)