Quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp

1.2.1. Khái niệm, nội dung quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp

Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả

các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời, quản lý xuất hiện nhƣ một tất yếu khách quan. Có nhiều dạng quản lý, nhiều dạng chủ thể quản lý khác nhau trong sự vận động và phát triển của xã hội. Một trong số đó là dạng quản lý rất cơ bản, đặc thù - quản lý nhà nƣớc.

Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý do nhà nƣớc làm chủ thể định hƣớng điều hành, chi phối v.v... để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Quản lý nhà nƣớc là sự quản lý bằng quyền lực của nhà nƣớc, ý chí nhà nƣớc, thông qua bộ máy nhà nƣớc làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao. Quản lý nhà nƣớc là một tất yếu khách quan, mang tính cƣỡng bức, cƣỡng chế, mệnh lệnh và tính chính trị rõ nét, đại diện cho cả xã hội [13, Giáo trình quản lý hành chính nhà nƣớc, tập 1,tr.407].

Quản lý nhà nƣớc đối với KCN là một dạng đặc thù của quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Đó là sự tác động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống KCN trên một phạm vi lãnh thổ nhất định của quốc gia thông qua công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và thực thi các cơ chế chính sách và pháp luật … có liên quan đến KCN nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã xác định cho sự phát triển KCN, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế nƣớc nhà.

1.2.1.2.Nội dung quản lý nhà nƣớc về khu công nghiệp

Thứ nhất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch,chiến lược, kế hoạch về phát triển khu công nghiệp.

lƣợc phát triển vùng, lãnh thổ; chiến lƣợc phát triển công nghiệp, Nhà nƣớc xây dựng chiến lƣợc phát triển KCN. Xây dựng chiến lƣợc phát triển KCN phải phù hợp với khả năng của quốc gia, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng ...Từ chiến lƣợc phát triển KCN, Nhà nƣớc quy hoạch phát triển các KCN nhằm thực hiện các chiến lƣợc đã đề ra. Quy hoạch các KCN có tác dụng hạn chế sự chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau trong hoạt động đầu tƣ, xây dựng, phát triển các KCN ; đảm bảo phƣơng hƣớng phát triển và cơ cấu kinh tế theo đúng đƣờng lối của Đảng cầm quyền; tạo nên sự bổ sung, tác động tích cực giữa các KCN ; đảm bảo sự hài hoà, đồng bộ giữa các công trình kết cấu hạ tầng bên trong và ngoài hàng rào KCN ; bảo vệ môi trƣờng…

Thứ hai, ban hành, hướng dẫn, phổ biến hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.

Hệ thống văn bản pháp luật chính là cơ sở, là hành lang pháp lý để quản lý các KCN ; đồng thời là cơ sở để các Nhà đầu tƣ triển khai thực hiện. Hệ thống pháp luật vừa điều tiết, vừa bảo vệ quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, đồng thời là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, ngăn ngừa các sai phạm. Hệ thống pháp luật phải đƣợc thƣờng xuyên rà soát, loại bỏ những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới thuận lợi trong quá trình quản lý và quá trình đầu tƣ, phát triển của doanh nghiệp.

Thứ ba, ban hành, hướng dẫn, phổ biến hệ thống chính sách về hoạt động phát triển của khu công nghiệp

Chính sách phát triển công nghiệp bao gồm một hệ thống các chính sách, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nƣớc áp dụng để điều chỉnh các hoạt động của các KCN trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

chính, chính sách thị trƣờng, chính sách đất đai, chính sách lao động, chính sách công nghệ….Hệ thống chính sách là công cụ quan trọng để đƣa chiến lƣợc, quy hoạch phát triển KCN của Nhà nƣớc vào thực tế đời sống. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tƣ phát triển các KCN hoặc kìm hãm, hạn chế sự phát triển của các KCN.

Để đảm bảo cho Nhà nƣớc thực hiện tốt vai trò này, yêu cầu đặt ra đó là trong quá trình soạn lập chính sách cần phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa các chính sách, việc xây dựng các chính sách cần phải xuất phát từ lợi ích của nƣớc chủ nhà và lợi ích lâu dài của các chủ đầu tƣ, các biện pháp ƣu đãi cần phải thể hiện tính cạnh tranh cao đối với các khu vực bên ngoài khu vực

KCN. Trong quá trình thực hiện, cần phải có sự thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đảm bảo sự chấp hành nghiêm túc của các chủ thể có liên quan.

Thứ tư, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Nhà nƣớc phải có chiến lƣợc lâu dài, trong đó đề ra các bƣớc đi cụ thể. Nhà nƣớc cần có biện pháp giới thiệu cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để cho họ có thể hiểu và nắm rõ môi trƣờng đầu tƣ, các chính sách ƣu đãi, các thủ tục đầu vào mà các nhà đầu tƣ cần thực hiện khi tiến hành đầu tƣ vào nƣớc ta… Đặc biệt, cần chú trọng đối với việc vận động xúc tiến đầu tƣ với các đối tác nƣớc ngoài.

Bên cạnh đó, hƣớng dẫn Nhà đầu tƣ lập hồ sơ dự án; tổ chức cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy phép; thực hiện các thủ tục hành chính Nhà nƣớc...

Thứ năm, hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và

giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp cần phải đƣợc thực hiện nhằm phát hiện các vấn đề vƣớng mắc, nảy sinh trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp, kiểm soát và xử lí các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nƣớc. Nội dung này nhằm định hƣớng hoạt động của các KCN theo mục tiêu đã đề ra.

Thứ sáu, tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.

KCN là một thực thể phức tạp bao gồm trong đó không chỉ là hoạt động sản xuất công nghiệp đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều hoạt động khác nhƣ xuất, nhập khẩu, dịch vụ (ngân hàng, đào tạo, tƣ vấn…). Do đó, quản lý các KCN là nhiệm vụ của cả bộ máy nhà nƣớc từ cơ quan lập pháp hoạch định chính sách, pháp luật đến các cơ quan hành pháp thực thi pháp luật và cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế.

Bộ máy nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý đối với các KCN gồm nhiều cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý một lĩnh vực riêng. Trong quá trình quản lý mặc dù là những lĩnh vực hoạt động độc lập nhƣng các cơ quan đều có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.

.

(Nguồn: Sở Nội Vụ Tỉnh Bắc Ninh)

Quan hệ trực thuộc và trực tiếp quản lý. Quan hệ phối hợp của các cơ quan .

Quan hệ chỉ đạo, hƣớng dẫn quản lý nhà nƣớc.

Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về các khu công nghiệp

Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với KCN đƣợc thực hiện thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng thông qua cơ chế phân cấp uỷ quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các KCN [12].

Thứ bảy, quản lý nhà nước về môi trường, an ninh trật tự khu công nghiệp,đảm bảo phát triển toàn diện, bền vững

Trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc, nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc coi trọng. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 và tiếp theo là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc đã

CHÍNH PHỦ CÁC BỘ.CƠ QUAN, NGÀNH BỘ BỘ KẾ HẠCH VÀ ĐẦU TƢ (VỤ QUẢN LÝ KCN &KCX) UBND CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ BAN QUẢN LÝ KCN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ CÁC KCN

đƣa ra những định hƣớng rất quan trọng, trong đó nhấn mạnh các đô thị, các KCN phải thực hiện tốt phƣơng án xử lý chất thải, ƣu tiên xử lý chất thải độc hại.. Hàng năm, chỉ tiêu tỷ lệ các KCN có trạm xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng, đƣợc Quốc hội và nhân dân quan tâm, đánh giá.[5,Thực hiện các định hƣớng nêu trên, Luật Bảo vệ môi trƣờng sửa đổi năm 2005] đã đƣợc ban hành. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về môi trƣờng tiếp tục đƣợc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong từng thời kỳ và bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn.

Song song với vấn đề về môi trƣờng là vấn đề về an ninh trật tự KCN, có thể thấy rằng KCN là nơi tập trung nhiều nguồn vốn đầu tƣ, vật tƣ, thiết bị, công nghệ có giá trị kinh tế cao của các Doanh nghiệp, thành phần kinh tế đa quốc gia với tính chất hoạt động đầu tƣ đa dạng và phức tạp. Hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều loại hình đan xen: Doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ trong nƣớc, doanh nghiệp vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp chuyên sản xuất, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật, tài chính, thƣơng mại và đời sống…Chính vì lẽ đó mà quan hệ lao động cũng phức tạp không kém; với nhiều quốc tịch khác nhau mang theo nhiều quan hệ văn hoá doanh nghiệp khác nhau, dễ dấn đến xung đột mâu thuẫn trong quan hệ ứng xử. Đặc biệt là sự tập trung cao các nhà máy, xí nghiệp cũng là môi trƣờng dễ phát sinh phản ứng dây truyền tạo lập “điểm nóng”, Mọi hoạt động của KCN có ảnh hƣởng, tác động trực tiếp rất lớn đến các khu vực dân cƣ xung quanh nhƣ công tác đền bù giải phóng mặt bằng, việc làm do thu hồi đất, nhập cƣ lao động từ địa bàn khác, cƣ trú ngƣời nƣớc ngoài… dẫn đến hoạt động đời sống xã hội vốn có bị xáo trộn, đòi hỏi phải có cách thức tổ chức đời sống mới phù hợp.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp

Chế độ, chính sách của Nhà nƣớc ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với KCN trên các mặt:

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa

phƣơng, vùng, lãnh thổ, loại hình DN... đều tác động đến mục tiêu, nội dung và phƣơng thức quản lý của Nhà nƣớc đối với KCN. Chế độ, chính sách chung của Nhà nƣớc rõ ràng, minh bạch có độ nhất quán và ổn định cao thì tạo cơ sở pháp lý cho quản lý hiệu quả của Nhà nƣớc đối với KCN. Ngƣợc lại, chế độ, chính sách chung của Nhà nƣớc thiếu minh bạch, không rõ ràng, thiếu tính nhất quán có thể cản trở các cơ quan nhà nƣớc thực hiện quản lý có kết quả các KCN. Thậm chí, nếu chính sách phát triển kinh tế của nhà nƣớc có sai lầm thì quản lý nhà nƣớc dễ trở thành lực cản sự phát triển của các KCN.

- Thể chế hoá của Nhà nƣớc về các mặt tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tƣ, thƣơng mại, ngân sách, tiết kiệm,... phù hợp hay không phù hợp với kinh tế thị trƣờng cũng ảnh hƣởng lớn đến quản lý nhà nƣớc đối với KCN. Bởi vì, nếu thể chế, chính sách của Nhà nƣớc phù hợp với kinh tế thị trƣờng thì sẽ hỗ trợ quản lý nhà nƣớc, làm cho quản lý nhà nƣớc đối với KCN đơn giản hơn, chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn, khuyến khích các KCN phát triển hiệu quả. Nếu việc thể hoá không phù hợp với kinh tế thị trƣờng thì sẽ làm cho quản lý nhà nƣớc đối với KCN vừa nặng nề, áp đặt mệnh lệnh hành chính quan liêu, do đó chi phí quản lý cao, hiệu quả quản lý thấp, các cơ quan quản lý nhà nƣớc các KCN quá tải, bản thân KCN bị kìm hãm, không phát triển đƣợc.

Hai là,trình độ năng lực của chính quyền địa phƣơng

Các KCN thƣờng gắn liền với việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phƣơng. Chính vì thế, năng lực, trình độ và nhãn quan của cấp chính quyền địa phƣơng ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý nhà nƣớc đối với KCN.

của cấp Tỉnh/Thành Phố. Khía cạnh ảnh hƣởng ở đây là năng lực chủ trì xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nƣớc. Mặc dù quy hoạch KCN ở địa phƣơng phải phù hợp với quy hoạch chung của vùng và cả nƣớc, nhƣng nội dung và chất lƣợng quy hoạch KCN của từng địa phƣơng phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm, tầm nhìn và quyết tâm chỉ đạo của chính quyền cấp tỉnh. Thực tế cho thấy, chính quyền địa phƣơng nào sáng suốt và có tầm nhìn đúng đắn, có năng lực chỉ đạo hiệu quả thì quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng đó cùng chiều với phát triển KCN. Ngƣợc lại, chính quyền địa phƣơng thiếu năng lực, không có tầm nhìn đúng, thiếu năng động thì quản lý nhà nƣớc trở thành yếu tố cản trở sự phát triển của KCN.

Thứ hai, ảnh hƣởng của trình độ tổ chức thực hiện chính sách đối với KCN của cấp tỉnh. Đó là ảnh hƣởng của năng lực tài chính và sự chỉ đạo của cấp tỉnh đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp Tỉnh/Thành Phố trong tổ chức xây dựng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN đồng bộ với hoạt động trong KCN. Địa phƣơng nào có tiềm lực tài chính mạnh và có quyết tâm phát triển KCN thì thƣờng ƣu tiên đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng ngoài KCN nhằm tạo điều kiện cho KCN phát triển, do đó quản lý nhà nƣớc đối với KCN của các ban ngành cũng thông thoáng hơn. Ngƣợc lại, các địa phƣơng nghèo, thiếu quan tâm đến KCN thì quản lý của các ban ngành thƣờng chặt chẽ và ít nhiều gây khó khăn cho KCN. Ngoài ra, các địa phƣơng có điều kiện kinh tế tốt hơn còn có thể hỗ trợ đầu tƣ hệ thống kết câu hạ tầng trong hàng rào KCN, tạo điều kiện hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và nhà đầu tƣ trong KCN.

Thứ ba, ảnh hƣởng của trình độ kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với KCN của cấp tỉnh. Đó là năng lực của cấp Tỉnh/Thành Phố trong việc ban hành và giám sát thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)