Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 100)

3.2.1 .Mục tiêu chung

3.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu công

nghiệp ở Bắc Ninh .

KCN là một mô hình kinh tế không mới, nhƣng quản lý KCN là nhiệm vụ mới mẻ đối với các cơ quan và công chức quản lý nhà nƣớc ở Bắc Ninh. Để có thể hoạch định chính sách phát triển KCN một cách bài bản, hợp lý và có tầm chiến lƣợc lâu dài, cần tăng cƣờng đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của KCN cũng nhƣ thực chất lãnh đạo, quản lý của Nhà nƣớc đối với các thực thể đó. Trƣớc hết, phải coi phát triển các KCN là sự nghiệp dài hạn, không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đƣa tỉnh Bắc Ninh cơ bản thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, mà phải coi KCN là mô hình phát triển công nghiệp lâu dài. KCN không chỉ tồn tại đến năm 2015, khi Bắc Ninh đã trở thành tỉnh công nghiệp, mà tổ chức ngành công nghiệp dƣới hình thức KCN tập trung là mô hình tiến của xã hội hiện đại. Chỉ có nhận thức đƣợc tính ổn định và lâu dài của KCN nhƣ vậy chúng ta mới có thể quy hoạch và hoạch định phát triển KCN có tính chiến lƣợc, cơ bản, tránh phải làm đi làm lại nhiều lần. Hơn nữa, còn phải nhận thức rằng, KCN một xã hội thu nhỏ, thậm chí nhiều nƣớc trong khu vực còn coi KCN là thành phố công nghiệp. Có nghĩa là, KCN là tổng thể các yếu tố hợp thành từ sản xuất công nghiệp, thị trƣờng đầu vào, đầu ra, hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống xử lý chất thải, khu vực lãnh thổ cần đƣợc đảm bảo về trật tự an toàn, là khu dân cƣ phục vụ những ngƣời lao động trong KCN, là trung tâm đào tạo tay nghề cho công nhân... Có nhận thức đúng nhƣ vậy chúng ta mới có cơ sở thiết kế và xây dựng ngay từ đầu các KCN gắn với đô thị, gắn với các trung tâm thƣơng mại, tài chính, với hệ thống cơ sở đào tạo và dịch vụ đời sống con ngƣời. Nếu quán triệt nhận thức này ngay từ khi bắt đầu xây dựng các KCN thì Bắc Ninh

không phải chịu sức ép tháo gỡ các bức xúc về xã hội, văn hoá do sự phát triển của các KCN gây ra nhƣ một số tỉnh đi trƣớc ở nƣớc ta. Hết sức tránh nhận thức cho KCN chỉ là cái “túi đựng các doanh nghiệp công nghiệp”. Cần coi KCN là một thực thể kinh tế có những yêu cầu riêng của nó và đòi hỏi đƣợc thiết kế, quy hoạch trên cơ sở khoa học. Cũng không nên coi quản lý KCN chỉ là quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN. Cách hiểu đó dẫn đến thái độ sai lầm cho rằng, phát triển các KCN trong thời gian qua là làm theo phong trào, thậm chí là một trong những hội chứng lây nhiễm. Cách hiểu sai trái đó còn dẫn đến cách chỉ đạo hời hợt, bàng quang, đứng ngoài các vấn đề của KCN, thậm chí phủ định vai trò của KCN. Thực tiễn phát triển KCN ở Bắc Ninh và nhiều tỉnh khác chứng minh rằng, phát triển mạnh các KCN còn là con đƣờng chuyển kinh tế địa phƣơng từ chỗ dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp sang định hƣớng phát triển công nghiệp, đô thị hoá các vùng nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí. Các KCN cũng tạo điều kiện quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn, đồng thời chuyển dịch cả tác phong lao động nông nghiệp sang kỷ luật lao động công nghiệp, làm thay đổi cả đời sống văn hoá trong nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng và phát triển các KCN còn tạo điều kiện cho địa phƣơng tiếp cận từng bƣớc trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới và đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tóm lại, cần nhấn mạnh tầm quan trọng lâu dài của các KCN, coi chúng là cách thức căn bản để tổ chức sản xuất công nghiệp của tỉnh trong tƣơng lai. Đồng thời, cần đối xử với các KCN nhƣ những thực thể kinh tế, những cơ cấu tổ chức xã hội của con ngƣời để có thái độ và cách làm khoa học trong quản lý cũng nhƣ hỗ trợ, khuyến khích KCN phát triển.

KCN ngày càng hoàn thiện, và đạt thành tựu to lớn, cần phải thực hiện theo một số định hƣớng cụ thể trong thời gian tới cụ thể sau:

- Nâng cao chất lƣợng quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành.

- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN ; gắn kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào đảm bảo tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN. Huy động các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng nhà ở công nhân KCN, đồn công an, trung tâm y tế…

- Cải thiện chất lƣợng thu hút đầu tƣ, ƣu tiên ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển (điện, điện tử, viễn thông…); dần hình thành công nghiệp phụ trợ.

- Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trƣờng; nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật môi trƣờng; tăng cƣờng giám sát, thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trƣờng…

3.4.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và các địa phƣơng trên cả nƣớc nói chung, xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với các KCN nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)