2.4.3 .Nguyên nhân hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Tồn tại những hạn chế nhƣ trên đây, phải kể đến những nguyên nhân tồn đọng từ phía chính quyền, trung ƣơng.
Thứ nhất, việc xin ý kiến của các Bộ, ngành đối với các vấn đề Luật chƣa quy định hoặc quy định chƣa rõ ràng còn kéo dài thời gian giải quyết đã gây khó khăn cho công tác quản lý đối với các dự án; những Doanh nghiệp chế xuất có nhu cầu đƣợc cấp phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do chƣa có
văn bản của các Bộ, ngành có liên quan hƣớng dẫn thực hiện hoạt động này.
Thứ hai, về cơ chế chính sách Nhà nƣớc nhất là các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực thuế, đất đai; chính sách ƣu đãi đầu tƣ và thuế thu nhập cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN chƣa nhất quán, rõ ràng để thu hút và tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ; hơn thế các chính sách phát triển KCN nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ và sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc chậm đƣợc đổi mới cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ ba, mặc dù trong những năm gần đây, nhà nƣớc đã có những quy định mới phù hợp hơn trong công tác quy hoạch KCN song nhìn nhận từ thực tế thì những quy định này vẫn có tình trạng dàn trải,không chọn lọc dẫn đến lãng phí đất đai, nhân lực và vật lực, mà còn triệt tiêu lẫn nhau.
Thứ tư, việc ban hành các chính sách, văn bản pháp luật của nhà nƣớc chƣa thống nhất,còn rƣờm rà, chồng chéo. chức năng thanh tra của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu knh tế, hku công nghệ cao vào Luật Thanh tra. Kể đến, chức năng thanh tra của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu knh tế, hku công nghệ cao, trƣớc đây chức năng này còn hạn chế, dẫn đến tình trạng bất cập, khó khăn trong hoạt động thanh tra,kiểm tra, giám sát, xử lý các trƣờng hợp vi phạm của cơ quan chủ trì hoạt động KCN. Cụ thể là theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP và Thông tƣ Liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV đều có đề cập đến vấn đề kiểm tra, giám sát các hoạt động trong KCN theo thẩm quyền. Cụ thể Ban Quản lý các KCN là đơn vị chủ trì “tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền”, song trong Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 và Nghị định 86/2011/NĐ-CP thì Ban Quản lý khu công nghiệp, khu knh tế, hku công nghệ cao không có bộ phận thanh tra. Nhƣ vậy, nhiệm vụ kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền của Ban Quản lý các KCN chủ yếu chỉ nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện và phải phối hợp với các sở
ngành có chức năng thanh tra chuyên ngành để xử lý.
Thứ năm, liên quan công tác ủy quyền đối với Ban Quản lý các KCN, ngoài thẩm quyền đã đƣợc phân cấp cho Ban Quản lý các KCN tại pháp luật về đầu tƣ, nhiệm vụ của Ban Quản lý các KCN trong những lĩnh vực khác đa số đều thực hiện qua cơ chế ủy quyền. Với hệ thống văn bản pháp luật nhƣ hiện nay, bất cứ cơ quan quản lý nhà nƣớc nào (kể cả cơ quan chuyên môn) từ Trung ƣơng đến Địa phƣơng đều có thể ủy quyền cho Ban Quản lý KCN thực hiện nhiệm vụ có liên quan. Đặc biệt, không cần phân cấp (cấp trên, ngang cấp hay cấp dƣới) đều có thể ủy quyền (UBND huyện ủy quyền cho Ban Quản lý). Việc này tạo sự chồng chéo trong thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc, làm cho Ban Quản lý các KCN gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, sự phối hợp xử lý các vi phạm giữa các đơn vị chức năng có lúc chƣa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, còn nhiều phiền hà, lúng túng. Trong khi đó, gần nhƣ cơ quan hữu quan nào cũng đƣợc quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp KCN (thanh tra địa phƣơng, thanh tra các bộ, thanh tra chuyên ngành…). Chẳng hạn trong lĩnh vực môi trƣờng, KCN phải tiếp một loạt cơ quan kiểm tra, thanh tra, nhƣ Tổng cục Môi trƣờng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Cục Cảnh sát môi trƣờng, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trƣờng, … Điều đặc biệt là, các cơ quan này có thể triển khai thực hiện mà không cần có sự đồng thuận hay phối hợp của Ban Quản lý các KCN.
Thứ sáu, quy định của chính phủ về thủ tục cấp phép đầu tƣ còn nhiều vấn đề bất cập, chƣa thực sự phát huy nguyên tắc một cửa, một đầu mối trong KCN là Ban Quản lý KCN, thể hiện ở chỗ doanh nghiệp còn phải tới làm việc với các cơ quan khác nhƣ đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trƣờng, cấp Giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ,…
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính bảo hộ đối với doanh nghiệp trong nƣớc, chƣa thực sự tạo môi trƣờng đầu tƣ bình đẳng cho khu vực trong và ngoài nƣớc.
Thứ tám, yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở khoa học công nghệ ảnh hƣởng trực tiếp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn phát triển.