Vị trí vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 60)

2.2.1.5 .Khu công nghiệp Yên Phong

2.2.2. Vị trí vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế-

địa

Qua 18 năm hình thành và phát triển, các KCN Bắc Ninh đã có đóng góp rất lớn vào tăng trƣởng sản xuất công nghiệp, thu ngân sách của tỉnh, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân, tạo việc làm với thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là địa bàn lân cận các KCN. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng vào chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế nhanh, liên tục ở mức trên hai con số của tỉnh, cụ thể nhƣ sau:

Một là, các KCN đã đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

( Nguồn: Ban quản lý khu công nghiệp Bắc ninh)

Biểu đồ 1.1: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015

Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 thực sự là giai đoạn bùng nổ về đầu tƣ sản xuất của các KCN tỉnh Bắc Ninh với việc các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (dự án FDI) tăng mạnh cả về số lƣợng cũng nhƣ quy mô đầu tƣ trong đó có các tập đoàn lớn đầu tƣ mới và mở rộng sản xuất nhƣ Sam Sung, Microsoft, PepsiCo, Canon... Lũy kế đến hết năm 2015, các KCN Bắc Ninh đã có 627 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp 511.497 tỷ đồng, là nhân tố chính đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp của tỉnh. Nếu nhƣ giai đoạn năm 2010, các KCN Bắc Ninh mới đóng góp đƣợc 44% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh thì đến năm 2011 đã đạt 58,6% và năm 2015 đạt 75% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (Biểu đồ 1.1. Giá trị sản xuất công

nghiệp của các KCN ).

Nhƣ vậy, với tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của các KCN ở mức rất cao trong giai đoạn dài đã giúp Bắc Ninh vƣợt kế hoạch đặt ra về tiêu chí tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP đến năm 2015 đạt 75.8%. Con số này thực sự ấn tƣợng đã đƣa Bắc Ninh cơ bản đạt đƣợc tiêu chí trở thành tỉnh công nghiệp năm 2015.

Hai là, các KCN là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần đƣa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2003 - 2004, các doanh nghiệp đi vào hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc, thực hiện việc đầu tƣ tại KCN với mục tiêu di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu tại các KCN không có. Năm 2005, khi các doanh nghiệp mới bƣớc đầu ổn định sản xuất, với sự đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Công ty Trendsetter Fashions, Asean tire…) kim ngạch xuất khẩu đạt 12,278 triệu USD, chiếm 24% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Đến năm 2007, do có các tập đoàn lớn thực hiện dự án đầu tƣ (tập đoàn Canon, Hồng Hải, Mitac, Longtech...) kim ngạch xuất khẩu tại các KCN Bắc Ninh đạt 346,82 triệu USD. Đặc biệt, đến năm 2009, với việc đƣa dự án Khu tổ hợp công nghệ Samsung của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại KCN Yên Phong đi vào hoạt động, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh đã có bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc, đƣa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu vào năm 2009.

( Nguồn: Ban quản lý khu công nghiệp Bắc ninh)

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của các khu công nghiệp (2010-2015)

Thực tế cho thấy, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các KCN Bắc Ninh luôn đạt tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định. Điều đó, đã nâng cao tỷ trọng đóng góp về giá trị kim ngạch xuất khẩu của các KCN vào giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Đến năm 2013, các KCN đã trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 26.733 triệu USD chiếm tỷ trọng 99,3%. Mặc dù từ năm 2013 đến 2015 do tình hình biến động của nền kinh tế thế giới, giá trị xuất khẩu có giảm 11.6% vào năm 2014 nhƣng sau đó đã tăng trở lại vào năm 2015. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các KCN đóng góp gần nhƣ toàn bộ giá trị xuất khẩu của cả tỉnh. (Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu của các KCN ).

Bên cạnh sự đóng góp của các KCN vào giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, các KCN cũng là nhân tố quan trọng trong việc đƣa nền kinh tế Bắc Ninh tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thông qua trao đổi thƣơng mại, thu hút đầu tƣ. Tính đến hết tháng 4/2016, các KCN Bắc Ninh đã thu hút

616 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 12,5 tỷ USD. Các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện bởi các nhà đầu tƣ đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Trong đó Hàn Quốc là quốc gia có số dự án và vốn đầu tƣ nhiều nhất với 346 dự án tƣơng ứng vốn đầu tƣ 8.13 tỷ USD; tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Đài loan và các quốc gia khác.

Các KCN cũng chiếm tỷ trọng lớn về giá trị kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh. Năm 2006 giá trị kim ngạch nhập khẩu của các KCN mới chiếm 53,3% kim ngạch nhập khẩu của tỉnh thì đến năm 2012 đã chiếm 99,5%.

Ba là, các KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của ngƣời lao động.

( Nguồn: Ban quản lý khu công nghiệp Bắc ninh)

Biểu đồ 2.3: Tổng số lao động trong các khu công nghiệp (2010-2015)

Tính đến 12/2010, các KCN Bắc Ninh đã giải quyết việc làm cho 51.000 lao động, trong đó lao động địa phƣơng chiếm 42,4%. Tốc độ tăng số lƣợng

lao động làm việc tại các KCN giai đoạn 2010-2011 với con số rất ấn tƣợng là 70,69%. Đây là kết quả của việc thu hút thành công dự án công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử Sam Sung Việt Nam đầu tƣ và đi vào hoạt động từ cuối năm 2009. Tính đến hết 31/12/2015, các KCN Bắc Ninh đã tạo việc làm cho 199.212 lao động, lao động địa phƣơng chiếm tỷ trọng 33,3%, tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng lao động bình quân giai đoạn 2010-2015 là 32,69%. Việc thu hút nhiều lao động làm việc tại các KCN cho thấy hiệu quả xã hội đem lại từ các KCN là rất lớn.

Cùng với sự phát triển của các KCN, các doanh nghiệp KCN và quy định lộ trình tăng lƣơng tối thiểu của Chính phủ, thu nhập của ngƣời lao động trong các KCN dần đƣợc nâng cao. Đến hết tháng 5/2016, thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các KCN đạt 5.578.000 đồng/ngƣời/tháng, cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam năm 2015 là 3.750.000 đồng/ngƣời/tháng. Điều đó thể hiện rõ các KCN tỉnh Bắc Ninh không những tạo việc làm mà còn nâng cao thu nhập, tăng mức sống cho ngƣời lao động.

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các KCN là 100% do khi tuyển dụng một bộ phận lao động đã đƣợc đào tạo và bộ phận lao động tốt nghiệp phổ thông sẽ đƣợc doanh nghiệp đào tạo tay nghề trong thời gian từ 1 đến 3 tháng sau khi tuyển dụng. Hiện tỷ lệ lao động của các KCN chiếm 41,5% nguồn lao động toàn tỉnh, tƣơng đƣơng tỷ lệ lao động có tay nghề do các KCN cung cấp đạt 41,5% tổng số lao động toàn tỉnh. Dự báo nhu cầu lao động của các KCN vào năm 2020 khoảng 250.000 ngƣời. Cùng với sự phát triển các KCN là sự phát triển các Khu đô thị mới sẽ làm gia tăng tỷ lệ dân số thành thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động.

Bốn là, các KCN góp phần tăng thu ngân sách địa phƣơng. Năm 2010, các KCN nộp ngân sách đạt 2150 tỷ đồng, chiếm 43% so với cả tỉnh. Đến năm

2011 với tốc độ thu ngân sách tăng 23.4% so với năm trƣớc, các KCN nộp ngân sách đạt 2653 tỷ đồng, góp phần vào tổng thu ngân sách 6800 tỷ đồng của cả tỉnh, giúp Bắc Ninh lần đầu tiên có khả năng tự cân đối ngân sách và đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc. Tiếp tục đà tăng trƣởng nhanh, năm 2012 tốc độ tăng thu ngân sách trong các KCN lên đến trên 50% so với năm trƣớc giúp thu ngân sách từ các KCN đạt 3980 tỷ đồng. Tốc độ tăng thu ngân sách của các KCN liên tục ở mức cao từ năm 2010 đến năm 2014, và chỉ giảm nhẹ vào năm 2015. Với việc thu ngân sách của các KCN đạt 6500 tỷ đồng năm 2014, tổng thu ngân sách của cả tỉnh đạt 12.440 tỷ đồng, giúp Bắc Ninh trở thành tỉnh trọng điểm trong thu ngân sách của cả nƣớc.

( Nguồn: Ban quản lý khu công nghiệp Bắc ninh)

Biểu đồ 2.4: Nộp ngân sách các khu công nghiệp (2010-2015)

Năm là, sự phát triển của các KCN thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp.

Việc phát triển các KCN Bắc Ninh đã có tác động lan tỏa đến các hoạt động dịch vụ và ngƣợc lại, các hoạt động dịch vụ đã đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất.

- Đối với lĩnh vực tín dụng, ngân hàng: Đến nay đã có 33 tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nƣớc đã mở chi nhánh tại Bắc Ninh để cung cấp các dịch vụ về tài chính, ngân hàng cho các KCN Bắc Ninh (trong đó, ngân hàng quốc doanh 11; Ngân hàng cổ phần 18; Tổ chức tài chính vi mô 01; Phòng giao dịch ngân hàng ngoài địa bàn 03). Nhiều ngân hàng đã mở chi nhánh trực tiếp tại các KCN nhằm chủ động cung cấp các dịch vụ, tiện ích đến với doanh nghiệp KCN nhƣ thanh toán lƣơng, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ tính dụng cá nhân …

- Đối với lĩnh vực dịch vụ bƣu chính, viễn thông, điện lực: Các công ty cung cấp các dịch vụ này cũng đã cung cấp hạ tầng và dịch vụ đáp ứng yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp nhƣ VNPT, Viettel, Điện lực Bắc Ninh…

- Dịch vụ Logicstic: Các KCN Bắc Ninh đã xuất hiện các công ty kinh doanh dịch vụ Logicstic nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nhƣ: Công ty ALS Bắc Ninh, Công ty TNHH Mapletree Logistics Park Bac Ninh; Công ty Bắc Kỳ, Công ty Sagawa, Công ty TNHH Yusen, Công ty cổ phần Vinafco, Công ty INDO-TRANS KEPPEL, Công ty TNHH Shenker Gemadept; Công ty Linfox .. Các công ty này đã đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho các doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp.

- Các hoạt động dịch vụ kinh doanh: Cung cấp nhà ở cho công nhân, cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ thƣơng mại phục vụ nhu cầu thiết yếu của ngƣời lao động đƣợc các địa phƣơng lân cận các KCN cung cấp đã đem lại lợi ích cho cả hai bên. Góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho dân cƣ xung quanh KCN.

- Các dịch vụ khác nhƣ: tiếp cận đất đại, tƣ vấn pháp lý doanh nghiệp, các dịch vụ, dịch vụ vui chơi giải trí đã và đang đƣợc các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh cung cấp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Sáu là, sự phát triển các KCN đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng

xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Qua 18 năm xây dựng và phát triển, các KCN đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ; tăng trƣởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số và trở thành nhân tố quyết định quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của tỉnh, đã thúc đẩy liên kết hạ tầng kỹ thuật, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế-xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực phía Bắc sông Đuống và phía Nam sông Đuống. Các KCN đƣợc quy hoạch nằm dọc theo các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38 và các đƣờng Tỉnh lộ; trong quy hoạch đã cơ bản đảm bảo đƣợc sự gắn kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào KCN về giao thông. Đây cũng là thành công bƣớc đầu của Bắc Ninh về sự gắn kết này.

Các KCN đã khẳng định vai trò rất quan trọng tác động và ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và phát triển các Khu đô thị của tỉnh Bắc Ninh. Chính hạt nhân từ các KCN đã hình thành các khu đô thị mới, cùng các công trình hạ tầng xã hội đã đƣa mạng lƣới đô thị của tỉnh ngày càng mở rộng và phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có 7 dự án đang triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân với tổng diện tích 196.510m2, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 26.600 công nhân, đạt khoảng 44,30% số ngƣời có nhu cầu thuê nhà ở (26.600/60.015 ngƣời), tại 03 KCN : Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong.

Ngoài ra, toàn tỉnh có 10 Khu đô thị, dịch vụ gắn với KCN, bao gồm: - 04 Khu đô thị, dịch vụ (diện tích 834 ha) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt gắn với KCN là: KCN, đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh; KCN, đô thị và dịch vụ Yên Phong II; KCN, đô thị và dịch vụ Đại Kim và KCN, đô thị và dịch vụ Nam Sơn - Hạp Lĩnh.

- 06 Khu đô thị, dịch vụ (diện tích 693ha) đƣợc ủy ban nhân dân tỉnh cho phép đầu tƣ gắn với KCN là: KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong,

KCN Quế Võ III, KCN Thuận Thành II, III và KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn. Theo đó, hệ thống các tuyến đƣờng giao thông Tỉnh lộ đƣợc quy hoạch đầu tƣ xây dựng nối các KCN, Khu đô thị thành mạng lƣới giao thông khép kín, liên hoàn; quy hoạch mạng lƣới điện của tỉnh thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh, bổ sung; mạng lƣới cung cấp nƣớc sạch cho các KCN và Khu đô thị đƣợc tỉnh chú trọng đầu tƣ, nhiều nhà máy cấp nƣớc sạch đƣợc xây dựng trên khắp địa bàn tỉnh. Hệ thống hạ tầng viễn thông đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cũng đƣợc kéo theo cùng với việc xây dựng hạ tầng các KCN. Việc đầu tƣ cho môi trƣờng đƣợc quan tâm do các bãi rác tập trung vốn đã chật hẹp, hết công suất và chƣa có bãi chôn lấp xử lý chất thải rắn, độc hại nay Khu xử lý rác thải hiện đại đã đƣợc đầu tƣ tại huyện Quế Võ với diện tích hơn 40 ha, Nhà máy xử lý rác thải công suất 50 tấn/ngày tại KCN Yên Phong do Chủ đầu tƣ là Tổng Công ty VIGLACERA cũng đang đƣợc đầu tƣ. Các dịch vụ khác trong KCN nhƣ Ngân hàng, Hải quan, bảo hiểm...đƣợc hình thành ở hầu hết các KCN đã đi vào hoạt động. Về đảm bảo an ninh trật tự cho các KCN tỉnh quan tâm cho thành lập các Trạm công an KCN. Ngoài ra, hạ tầng xã hội đƣợc đầu tƣ theo tiến độ quy hoạch và xây dựng các KCN nhƣ: Trƣờng học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hoá, thể thao…

Những đóng góp trên đã khẳng định các KCN là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tiến tới mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ƣơng vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)