Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với các khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 47)

1.4.2 .Tỉnh Đồng Nai

1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với các khu công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Nhìn lại những tháng năm đất nƣớc ta gồng mình trong khó khăn để vƣơn mình đổi mới, trong bối cảnh quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, khó lƣờng; trong nƣớc những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, chúng ta đã đạt đƣợc “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử” cả trên lĩnh vực kinh tế cũng khẳng định đổi mới là sự lựa chọn chính xác và chứng minh đƣờng lối đổi mới nói chung và đổi mới kinh tế nói riêng của Đảng ta là đúng đắn, khoa học, sáng tạo. Sự vấp váp, hạn chế, thậm chí yếu kém trên con đƣờng phát triển càng chứng tỏ đổi mới là một sự nghiệp khó khăn, lâu dài,

phức tạp, đòi hỏi phải chủ động, kiên định và không ngừng sáng tạo, phải thƣờng xuyên tổng kết thực tiễn, đúc rút những kinh nghiệm thành lý luận để điều chỉnh, hoàn thiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng “để sớm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại”, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Theo đó phát triển KCN là một nội dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là bƣớc đi có tinh “ tuần tự” của các nƣớc đang phát triển.

Phát triển KCN cần chú trọng đảm bảo phát triển bền vững, có tính lâu dài, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng.

Cần hoàn thiện đồng bộ, hệ thống các giải pháp từ: quản lý vĩ mô( luật pháp, chính sách, cơ chế, công tác quy hoạch…) đến hoạt động quản lý vĩ mô của các doanh nghiệp

Phát triển KCN cần chú trọng đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với gải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng quan tâm đến đời sống, việc làm của nhân dân.

Tăng cƣờng công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các điểm KCN, từng bƣớc giảm tình trạng quy hoạch treo, dự án treo trong các KCN.

Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, đảm bảo tầm nhìn xa và khả năng tiếp nối của các KCN với các cụm công nghiệp, khu đô thị dịch vụ và thƣơng mại.

Chú trọng chăm lo tới đời sống ngƣời lao động, bố trí sắp xếp quy hoạch nhà ở, trạm xá, trƣờng học và hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp với phát triển KCN ở địa phƣơng.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với các KCN của một số nƣớc Châu Á và một số tỉnh của Việt Nam, cũng nhƣ đặc điểm, ƣu thế chung của tỉnh, có thể rút ra các bài học sau cho Bắc Ninh:

Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhƣng có nhiều lợi thế về phát triển KCN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 KCN đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681ha (KCN 6.847ha và Khu đô thị 834ha). 8 KCN đã đi vào hoạt động, trên 600 dự án đƣợc cấp phép đầu tƣ còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 6,58 tỷ USD. Việc thu hút các tập đoàn đầu tƣ lớn, có thƣơng hiệu toàn cầu nhƣ Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển), Ariston (Italia),… tạo nên hình ảnh đặc trƣng của các KCN Bắc Ninh, từ đó góp phần khẳng định vị thế vững chắc của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với các KCN của một số tỉnh của Việt Nam, có thể rút ra các bài học sau cho Bắc Ninh:

Thứ nhất, phát triển các KCN là con đƣờng thích hợp để CNH, HĐH kinh tế địa phƣơng. Thực tiễn phát triển KCN của các tỉnh chỉ ra một số xu hƣớng có tính quy luật sau:

Các KCN là nhân tố chủ yếu duy trì tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp; là giải pháp quan trọng để thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhằm phát triển sản xuất công nghiệp.

Hầu hết các KCN lúc đầu đều đƣợc xây dựng theo mô hình chỉ hƣớng vào mục tiêu sản xuất công nghiệp. Đến giai đoạn sau, các tỉnh đều có biện pháp điều chỉnh, bổ sung chức năng KCN từ sản xuất công nghiệp thuần tuý sang đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp (tức là đáp ứng hoạt động dịch vụ đời sống, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tài chính…); từ chức năng tổng hợp các ngành sản xuất sang phân khu chức năng chuyên môn hoá theo nhóm, tính chất, ngành nghề (nhu cầu về liên kết sản xuất).

Các KCN chuyển dần từ độc lập về hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào, đến chỗ đòi hỏi phải có quy hoạch chặt chẽ trong mối liên hệ với các khu dân cƣ đô thị, hạ tầng xã hội khác ngoài hàng rào KCN.

Chuyển dần từ phát triển chỉ về lƣợng sang chú trọng về chất lƣợng đầu tƣ trong KCN : công nghệ cao, vốn lớn, tạo giá trị gia tăng cao; cơ cấu về thành phần, ngành nghề… cũng đòi hỏi phải có sự phát triển cân đối và một yếu tố không thể thiếu là khả năng cạnh tranh cao.

Chú trọng hơn các tiêu chuẩn môi trƣờng, lao động và sinh thái trong các KCN.

Mô hình KCN phát triển theo hƣớng KCN - Dịch vụ - đô thị đang là xu hƣớng phát triển có tính định hƣớng các KCN ở các tỉnh nói trên và sẽ là xu hƣớng phát triển chung của các KCN Việt Nam.

Thứ hai, hầu hết các địa phƣơng đều có chính sách phát triển KCN nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và đƣợc chia thành các giai đoạn thích hợp hƣớng tới các mục tiêu cụ thể tuỳ thuộc vào điều kiện từng địa phƣơng và phát triển từ thấp đến cao.

Thứ ba, những địa phƣơng đạt đƣợc thành công nhất định trong việc phát triển các KCN thƣờng phải hội tụ đƣợc các điều kiện sau:

Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, chính quyền địa phƣơng khuyến khích doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc thƣơng mại thích hợp; Có cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh đƣợc ở mức cao nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tƣ; Thực thi một số biện pháp khuyến khích ƣu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, nhất là thuế; Thu hút đƣợc lƣợng lao động dồi dào, có kỹ năng; Có địa điểm thuận lợi, chi phí đầu tƣ có sức cạnh tranh; Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt, gần trung tâm đô thị và công nghiệp có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế; Đƣợc các ngành khác hỗ trợ.

Thứ tư, kinh nghiệm các địa phƣơng cho thấy, chính quyền địa phƣơng có vai trò to lớn trong thúc đẩy KCN phát triển, nhất là trong hoạch định chiến

lƣợc công nghiệp hóa hiệu quả, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Địa phƣơng nào có chính quyền năng động thì KCN ở đó không những phát triển nhanh mà còn hoạt động hiệu quả. Để tạo điều kiện phát triển các KCN, chính quyền các tỉnh thƣờng chú trọng hỗ trợ về đất, vốn, thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tƣ. Kinh nghiệm của nhiều tỉnh cho thấy, sự thân thiện của các nhà quản lý nhà nƣớc, chính sách công khai, rõ ràng, ổn định, sự hợp tác của ngƣời lao động và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo là yếu tố quyết định sự phát triển thành công của các KCN ở địa phƣơng.

Thứ năm, kinh nghiệm các địa phƣơng chỉ cho Bắc Ninh thấy rằng, trong việc quản lý nhà nƣớc đối với các KCN cần tập trung vào các vấn đề chính sau:

Cần có những cơ chế chính sách ổn định lâu dài để nhà đầu tƣ yên tâm trong việc đầu tƣ vào các KCN ; Quy hoạch KCN phải kết hợp với quy hoạch ngành lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể gắn với quy hoạch vùng, gắn các KCN với các khu đô thị và dịch vụ; Công khai các thủ tục hành chính, giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tƣ nhanh và đúng theo quy định của nhà nƣớc; Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật; Có sự quan tâm, thân thiện của các các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành trong tỉnh đối với nhà đầu tƣ trong KCN ; Phải có đội ngũ công chức toàn tâm, toàn ý, có trình độ năng lực thực thi công việc quản lý nhà nƣớc trong các KCN.

Thứ sáu, quá trình phát triển các KCN là một quá trình phức tạp, đa dạng, phong phú. Mỗi địa phƣơng có phƣơng hƣớng và cách đi khác nhau, song đều có điểm chung là nỗ lực phát huy đƣợc lợi thế so sánh, mạnh dạn đi vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện sự mở cửa rộng rãi theo hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến thị trƣờng

trong nƣớc.

Tóm tắt chƣơng I

Trong chƣơng này luận văn đã làm rõ các vấn đề sau: Luận văn đã làm rõ khái niệm về KCN, vai trò của KCN đối với nền kinh tế. Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với các KCN. Từ đó luận văn đã chỉ rõ các loại hình KCN : theo tính chất nghành nghề, theo cấp độ quản lý, theo đặc điểm quản lý . Luận văn phân tích rõ nội dung của quản lý nhà nƣớc đối với các KCN theo quy trình quản lý, bao gồm: Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nƣớc các KCN ; Tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nƣớc các KCN ; Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các KCN ; Luận văn cũng đƣa ra các công cụ tác động và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các KCN.Luận văn đã giới thiệu khái quát về quản lý nhà nƣớc tại một số địa phƣơng của Việt Nam, nhƣ: Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dƣơng. Từ đó rút ra bài học có thể áp dụng cho Bắc Ninh trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với các KCN trên địa bàn

CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)