7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịc hở tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vũng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km2, dân số năm 2015 là 1.482.413 ngƣời.
Tỉnh Quảng Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, về tài nguyên du lịch thiên nhiên gồm 125 km bờ biển sạch, đẹp có nhiều đảo và bán đảo, đặc biệt là đảo Cù Lao Chàm; ngoài ra Quảng Nam có hơn 60 danh lam thắng cảnh. Về tài nguyên du lịch nhân văn có hơn 300 công trình di tích đặc biệt nổi bật là phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn.
Về hoạt động du lịch, số lƣợng khách du lịch đến Quảng Nam năm 2011 là 2,532 triệu lƣợt khách (trong đó có 1,286 triệu lƣợt khách nƣớc ngoài)
đã tăng lên 3,85 triệu lƣợt khách năm 2015 (trong đó có 1,9 triệu lƣợt khách nƣớc ngoài). Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 11,2%/ năm, trong đó tốc độ tăng số lƣợng khách quốc tế bình quân đạt gần 12,5%/ năm và tốc độ tăng số lƣợng khách nội địa đạt trên 11,2%/ năm. Doanh thu từ hoạt động du lịch đã tăng từ 1.070 tỷ đồng năm 2011 lên 2.570 tỷ đồng năm 2015.
Tăng trƣởng của hoạt động du lịch trên nguyên nhân chính do công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đƣợc đẩy mạnh. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tỉnh Quảng Nam đã xác định nhiệm vụ xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử; xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, làng quê, làng nghề gắn với phát triển du lịch cộng đồng; xây dựng sản phẩm du lịch hội nghị, sự kiện, lễ hội kết hợp mua sắm; phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng biển - đảo.
Công tác xúc tiến du lịch đƣợc tỉnh xem là một trong những công tác quan trọng đƣợc ƣu tiên, quan tâm hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan quản lý nhà nƣớc mới chỉ xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch từng năm cho nên kế hoạch không mang tính dài hạn.
Về công tác quản lý cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch đã đƣợc quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, một số cơ sở hoạt động không đúng định hƣớng, giấy phép ban đầu dẫn đến hoạt động không hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh. Do một số vƣớng mắc nảy sinh trong định hƣớng phát triển mạng lƣới lƣu trú, tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch phát triển cụ thể và số cơ sở, số phòng tại từng tuyến đƣờng, khu vực trong từng giai đoạn.
Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch: Hiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, tham mƣu (trƣớc đây là Sở Du lịch), hiện sở này có 9 phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ và 12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức
năng quản lý phát triển du lịch có phòng Nghiệp vụ Du lịch và Trung tâm Xúc tiến du lịch; ở các huyện thị xã, thành phố có phòng Văn hóa - Thông tin đƣợc phân công nhiệm vụ tham mƣu công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch cho UBND cấp huyện.
Về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch: Nhân lực làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Nam đã tăng từ 7.884 ngƣời năm 2011 lên 10.720 ngƣời năm 2015. Trong giai đoạn trên tỉnh Quảng Nam đã quan tâm đến công tác bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao trình độ, chất lƣợng nguồn nhân lực, bằng chứng là trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực đã tăng lên qua các năm. Nếu năm 2011, 14,1% trình độ đại học và trên đại học, 26,3% cao đẳng, trung cấp, 59,6% lao động nghề thì năm 2015 đã có 20% lao động có trình độ đại học và trên đại học, 34,7% cao đẳng, trung cấp và 45,3% lao động nghề.
Về quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch: Sở hữu hơn 300 di tích bao gồm cả di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh, tỉnh Quảng Nam đã không ngừng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Về công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về du lịch: Giai đoạn 2011 - 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, số lƣợng tăng dần qua các năm; năm 2011 có 36 lƣợt thanh tra và đã phát hiện 29 vụ vi phạm, đến năm 2015 đã tổ chức 72 lƣợt thanh tra và phát hiện 62 vụ vi phạm chủ yếu là về vấn đề trang thiết bị không đƣợc đầu tƣ nâng cấp, vệ sinh, sử dụng hƣớng dẫn viên chui, không thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ…
1.4.3. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Qua tham khảo kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Nam là 2 tỉnh có đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch khá tƣơng đồng với tỉnh Ninh Bình, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhƣ sau:
Thứ nhất, phải quan tâm đến việc chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du
lịch hợp lý, phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh, đặc biệt là phải có quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch trong một giai đoạn, thời gian dài, hợp lý; với mục tiêu cụ thể rõ ràng, đo lƣờng đƣợc. Trên cơ sở quy hoạch, phải xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch và chính sách để bảo đảm việc thực hiện quy hoạch. Qua kinh nghiệm 2 địa phƣơng trên cho thấy cả 2 tỉnh đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch từ khá sớm, đầu những năm 2000; quy hoạch đƣợc lập để xây dựng cho giai đoạn 10 năm, định hƣớng phát triển 20 năm.
Thứ hai, phải chú trọng đến công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Thực
hiện dƣới nhiều hình thức đa dạng, phong phú để thu hút du khách. Đặc biệt Ninh Bình có nhiều sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh nên tỉnh cần chú trọng đầu tƣ quảng bá các sản phẩm trên. Liên kết, tham gia vào nhiều tổ chức du lịch quốc tế để thu hút khách du lịch quốc tế. Qua kinh nghiệm tỉnh Quảng Ninh có thể thấy, tỉnh Quảng Ninh đã hợp tác, liên kết với rất nhiều tổ chức quốc tế để mở các tour tuyến du lịch quốc tế đến Vịnh Hạ Long.
Thứ ba, quan tâm đến việc xây dựng tổ chức bộ máy ngành du lịch.
Tăng cƣờng sự phối hợp, kết hợp giữa các ban, ngành của tỉnh để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch.
Thứ tư, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch thông qua công tác
lịch chuyên nghiệp, thân thiện. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng bao gồm cả đào tạo cho cán bộ quản lý và đào tạo nghiệp vụ cho ngƣời lao động; bên cạnh đó chú trọng mở các lớp về giao tiếp, ứng xử cho những ngƣời lao động trong ngành du lịch.
Thứ năm, đa dạng hóa, khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch kết hợp
công tác bảo tồn, bảo vệ môi trƣờng. Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, ý thức bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn văn hóa của du khách ngày càng đƣợc nâng lên do vậy các tỉnh Quảng Ninh và Quảng Nam cũng đã luôn chú trọng đến quản lý khai thác, bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng.
Thứ sáu, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động
du lịch. Việc phát triển du lịch nhanh đã đặt ra nhiều vấn đề trong đó có việc nhiều tổ chức, cá nhân coi trọng lợi nhuận, lợi ích trƣớc mắt mà chƣa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực du lịch cố tình gây hại môi trƣờng, tài nguyên du lịch, kinh doanh không lành mạnh nhƣ tăng giá không bình thƣờng, bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng không đúng nhƣ giới thiệu… do đó cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 của Luận văn đã đề cập và làm rõ những cơ sở lý luận, khoa học của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch. Chƣơng này gồm 4 nội dung chính:
- Du lịch và hoạt động du lịch: Mặc dù du lịch đã đƣợc xuất hiện và phát triển từ lâu, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng nhƣ trong đời sống xã hội. Trong thực tế có rất nhiều định nghĩa về du lịch khác nhau nhƣng có thể hiểu: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cƣ có liên quan đến du lịch.
- Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc về du lịch: Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến và nó đóng một vai trò hàng đầu trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vai trò quản lý nhà nƣớc của trong lĩnh vực du lịch rất cần thiết để định hƣớng cho sự phát triển bền vững trong hoạt động du lịch, tạo ra các điều kiện thuận lợi và đảm bảo cho các điều kiện ấy đƣợc tồn tại. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch chịu ảnh hƣởng các yếu tố sau: Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; các yếu tố về kinh tế xã hội; các yếu tố thuộc về đƣờng lối phát triển du lịch; các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch.
- Quản lý nhà nƣớc về du lịch: Do thể chế chính trị - xã hội, hệ thống phát luật, chiến lƣợc của mỗi quốc gia mà nội dung quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực du lịch cũng khác nhau. Ở Việt Nam, hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với du lịch đã đƣợc quy định trong Luật Du lịch 2005 và Luật Du lịch 2017,
gồm các nội dung: (1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; (2) xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch; (3) tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; (4) tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; (5) tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; (6) tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nƣớc và nƣớc ngoài; (7) quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý nhà nƣớc về du lịch; (8) cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch; (9) kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
- Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của một số địa phƣơng trong nƣớc: Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của một số địa phƣơng trong nƣớc nhƣ Quảng Ninh, Quảng Nam trên các lĩnh vực về quản lý nhà nƣớc. Qua đó đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm tỉnh Ninh Bình cần học hỏi, đổi mới nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC