7. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, nên để nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch, đảm bảo các hoạt động kinh doanh du lịch có mức tăng trƣởng ổn định, góp phần cho sự phát triển du lịch bền vững…, yếu tố con ngƣời là rất quan trọng, đặc biệt là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lƣợc phát triển…
Xuất phát từ đặc điểm của ngành du lịch cả nƣớc nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển trong bối cảnh điểm xuất phát thấp, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ quản trị doanh nghiệp… còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập hiện nay rất cần có một nguồn nhân lực chất lƣợng cao, năng động, đủ năng lực trong công tác quản lý, xây dựng chiến lƣợc phát triển, điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch với hiểu biết rộng về thị trƣờng, về các điều luật trong kinh doanh du lịch quốc tế… để hạn chế các rủi ro cho các doanh nghiệp du lịch trên thị trƣờng trong nƣớc, khu vực và thế giới. Do vậy, để đào tạo đƣợc nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao, đáp ứng đƣợc những yêu cầu phát triển du lịch
trong xu thế hội nhập quốc tế, Ninh Bình cần phải có những chính sách phù hợp. Trƣớc mắt, có thể xem xét một số chính sách về đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ của nguồn nhân lực du lịch nhƣ sau:
- UBND tỉnh Ninh Bình cần có chính sách đào tạo, bồ dƣỡng, nâng cao chất lƣợng chuyên môn (đặc biệt là về quản lý quy hoạch, quản lý và thẩm định các dự án du lịch, quản lý và bảo vệ môi trƣờng, về xúc tiến quảng bá du lịch…) đối với các cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch (thuộc Sở Du lịch và các Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện); có chính sách hỗ trợ cán bộ nâng cao trình độ đào tạo (trên đại học về chuyên ngành du lịch) cả ở trong và ngoài nƣớc để đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và chuẩn bị cho lâu dài trong công tác quản lý phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong xu thế hội nhập toàn cầu.
- Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch (ở các khu du lịch, khách sạn, công ty lữ hành…), cần có chính sách ƣu tiên và lựa chọn những cán bộ có nhiều sáng kiến phát minh, có năng lực trong lĩnh vực quản lý kinh doanh du lịch… đi đào tạo ở các địa phƣơng có ngành du lịch phát triển (kể cả ở nƣớc ngoài) để tiếp thu những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch, đáp ứng cho mục tiêu phát triển trƣớc mắt và lâu dài.
- Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh (Đại học Hoa Lƣ…) cần tập trung nâng cao năng lực về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trong công tác đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch; Tăng cƣờng công tác liên kết, hợp tác trong đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở đào tạo khác ở Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng… nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lƣợng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới.
- Tỉnh cần có chính sách ƣu đãi, chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong