Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 83 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế trên có thể phân thành 2 nhóm, nguyên nhân chủ quan (do các yếu tố nội tại của chính quyền tỉnh Ninh Bình)

và nguyên nhân khách quan (do các yêu tố bên ngoài chính quyền tỉnh tác động đến):

* Về nguyên nhân chủ quan

- Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, đảng viên ở các cấp, các ngành và nhân dân chƣa nhận thức đúng, đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu cả về chuyên môn và thái độ phục vụ. Hoạt động du lịch còn mang tính thời vụ nên chƣa thu hút và giữ đƣợc lao động có chất lƣợng cao. Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chƣa quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nghiệp vụ cho ngƣời lao động.

- Sản phẩm du lịch chủ yếu mới chỉ dựa trên những gì sẵn có, ít nghiên cứu đầu tƣ phát triển sản phẩm mới, chƣa tạo đƣợc sản phẩm du lịch đặc thù.

- Kinh phí đầu tƣ cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế. - Công tác thống kê và điều tra cơ bản về du lịch chƣa toàn diện, chƣa phản ánh hết các lĩnh vực nên kết quả chƣa thực sự chính xác.

- Liên kết, phối hợp giữa các ngành, các cấp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong hoạt động du lịch đôi lúc, trên một số nội dung, lĩnh vực chƣa chặt chẽ.

- Vai trò của Hiệp hội du lịch trong gắn kết các doanh nghiệp và duy trì giá cả, hàng hóa, dịch vụ du lịch còn hạn chế.

* Nguyên nhân khách quan

- Cạnh tranh du lịch từ một số nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) và Châu Á, Châu Âu, cạnh tranh cả về giá cả, chất lƣợng dịch vụ du lịch.

- Do ảnh hƣởng của bất ổn chính trị ở một số nƣớc, dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho khả năng chi tiêu của khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế giảm nên số khách du lịch quốc tế tới Ninh Bình chƣa tăng mạnh.

- Chủ trƣơng của Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tƣ công nên nguồn vốn của các dự án đầu tƣ du lịch cũng bị ảnh hƣởng. Các nhà đầu tƣ gặp khó khăn về tài chính dẫn tới việc một số dự án du lịch bị chậm tiến độ. Việc các dự án không hoàn thành đúng tiến độ dẫn tới số lƣợng, chất lƣợng dịch vụ du lịch bị hạn chế, lƣợng khách lƣu trú chƣa cao.

- Sự phát triển về du lịch ở nhiều địa phƣơng khác nhau trên cả nƣớc đã góp phần giảm lƣợng khách du lịch về với Ninh Bình.

Tiểu kết Chương 2

Chƣơng 2 của Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bản tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2010 - 2017. Đây là giai đoạn ngành du lịch tỉnh Ninh Bình có nhiều bƣớc phát triển mạnh mẽ. Chƣơng 2 đã giải quyết những vấn đề cụ thể sau đây:

- Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế -xã hội cho phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình.

- Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó tập trung các nội dung:

+ Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của du lịch tỉnh Ninh Bình. + Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

+ Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch; về hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; về tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực ngành du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; về tổ

chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; về tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nƣớc và nƣớc ngoài; về tổ chức bộ máy QLNN về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý nhà nƣớc về du lịch; về hoạt động cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch; về hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

+ Qua thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh, đƣa ra những đánh giá về thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: Những ƣu điểm, kết quả đạt cũng nhƣ những hạn chế đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch giai đoạn 2010 - 2017; xác định nguyên nhân của các hạn chế từ đó làm cơ sở đề ra những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Ninh Bình, nhằm đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)