Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 94 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách

sách trong quản lý du lịch

Cơ chế chính sách thông thoáng, cởi mở là chìa khóa thành công trong việc thu hút đầu tƣ nói chung và đầu tƣ du lịch nói riêng. Kinh nghiệm của nhiều địa phƣơng cho thấy tính hiệu quả của việc “Chỉ xin cơ chế, không xin

tiền” trong thu hút đầu tƣ. Đối với tỉnh Ninh Bình, việc vận dụng để nghiên

cứu xây dựng và ban hành những cơ chế chính sách ƣu đãi đặc thù đối với các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực du lịch là rất quan trọng. Để thực hiện tốt giải pháp này, tỉnh Ninh Bình cần kiến nghị các cơ quan dựng cơ chế chính sách đặc thù về việc ƣu đãi thuế; ƣu tiên, miễn giảm thuế; cho chậm tiền thuế có thời hạn; giảm tiền thuế đất; cho vay với lãi suất ƣu đãi… đối với các dự án đầu tƣ mới, đồng bộ vào du lịch có khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn; các dự án đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch mới có khả năng tạo nên thƣơng hiệu du lịch Ninh Bình là Ninh Bình - Tràng An - Bái

Đính, có khả năng thu hút và tăng thời gian lƣu trú cũng nhƣ chi tiêu của

khách du lịch. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc hấp dẫn các nhà đầu tƣ vào các dự án du lịch ở Ninh Bình.

Hiện nay, nhiều khu du lịch trọng điểm hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều do tƣ nhân quản lý, khai thác có hiệu quả (nhƣ khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động…); bên cạnh đó nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn vẫn do nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý, khai thác nhƣng chƣa phát huy hết đƣợc giá trị của các khu, điểm du lịch do năng lực quản lý, nguồn lực đầu tƣ. Do vậy, thời gian tới Ninh Bình cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác một

số khu, điểm du lịch trên địa bàn chuyển từ nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý, khai thác sang giao cho doanh nghiệp, tƣ nhân quản lý, khai thác.

3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy quản lý nhà nước

ngànhdu lịch

Một trong những ƣu điểm của việc thành lập Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đó là nhằm nâng cao năng lực, chuyên nghiệp hóa đƣợc hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có khó khăn nhƣ trong việc phối hợp quản lý các tài nguyên du lịch văn hóa và việc tổ chức các hoạt động tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, nghệ thuật nhƣ hoạt động của mô hình quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch . Do vậy, UBND tỉnh Ninh Bình cần:

- Ban hành quy chế quy định cụ thể việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành nhằm tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phƣơng và các doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh du lịch phát huy đúng vị trí, vai trò của du lịch trọng sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc.

- Nâng cao năng lực của các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở Du lịch để tăng cƣờng công tác tham mƣu, quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong quản lý quy hoạch, quản lý bảo tồn di sản, quản lý đầu tƣ, công tác xúc tiến quảng bá, đào tạo bồi dƣỡng, quản lý môi trƣờng du lịch…; tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình trong việc xét duyệt các quy hoạch phát triển du lịch, các dự án đầu tƣ phát triển du lịch thuộc thẩm quyền.

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cƣờng công tác quản lý chặt chẽ các nhà hàng du lịch đạt chất lƣợng, quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ cao phục vụ du lịch.

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu xây dựng hoàn thiện các quy chế quản lý ở các khu, điểm du lịch; các khu di tích… nhằm tạo hành

lang pháp lý thuận lợi để quản lý, đầu tƣ, khai thác và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo việc tăng cƣờng cơ chế liên kết, hợp tác, phối hợp trong hoạt động du lịch giữa các ngành; giữa các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh. Qua đó mới tạo ra đƣợc những sản phẩm du lịch có chất lƣợng, độc đáo, hấp dẫn và có sức cạnh tranh, tạo ra sự thúc đẩy tƣơng hỗ nhằm phát triển du lịch có hiệu quả. Bên cạnh đó cần đổi mới hoạt động của Hiệp hội Du lịch Ninh Bình bảo đảm hiệu quả, tiến tới thành lập các hiệp hội nghề nhƣ: Hiệp hội khách sạn, Hiệp hội đầu bếp để chia sẻ kinh nghiệm, phục vụ khách du lịch ngày càng tốt hơn, ngăn ngừa và đấu tranh với các hiện tƣợng tự nâng giá dịch vụ, “chặt chém” du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)