Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 80 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2010 - 2017, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều khó khăn, nhƣng với việc các cơ quan nhà nƣớc của tỉnh đã thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý và phát triển du lịch cho nên ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã đạt đƣợc nhiều kết quả nổi bật nhƣ số lƣợng khách tăng

nhanh (năm 2017 tăng 2,28 lần so với năm 2010), số cơ sở lƣu trú tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng (số cơ sở tăng 2,47 lần; trong đó xây dựng thêm 4 khách sạn 3, 4 sao). Doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng cao (gấp 4,6 lần so với năm 2010, trong đó doanh thu từ khách quốc tế tăng 2,6 lần).

Những kết quả tích cực trên là do việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc trên địa bàn, nổi bật là:

Thứ nhất, về việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch,

kế hoạch và chính sách phát triển du lịch đã có sự đổi mới về nội dung, phƣơng pháp trong đó đã đổi mới phƣơng thức quản lý đối với các khu, điểm du lịch chuyển từ mô hình nhà nƣớc trực tiếp quản lý sang giao cho doanh nghiệp, tƣ nhân quản lý (nhƣ chuyển đổi mô hình quản lý khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động). Thu hút xã hội hóa từ nguồn vốn ngoài ngân sách trong đầu tƣ cho du lịch đặc biệt là dịch vụ du lịch (xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An, Khu du lịch tâm linh Bái Đính, Khách sạn Ninh Bình Legend, Khu nghỉ dƣỡng Emeralda, Khách sạn Hoàng Sơn - Hòa Bình…).

Thứ hai, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện tốt

các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt đã triển khai thực hiện tốt việc bảo đảm an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch. Tuyên truyền cho nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong lĩnh vực du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch do vậy tại các khu, điểm du lịch ở tỉnh Ninh Bình chƣa phát hiện trƣờng hợp “chặt chém” du khách, việc thực hiện thu các khoản phí (phí danh lam thắng cảnh, trông giữ xe…) đều đƣợc thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của tỉnh.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực đƣợc tăng cƣờng,

chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng các đối tƣợng khác nhau từ cán bộ quản lý đến ngƣời lao động; từ kỹ năng giao tiếp đến nghiệp vụ chuyên môn… do đó đã

góp phần xây dựng ngành du lịch Ninh Bình chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các cơ sở kinh doanh du lịch và nhu cầu của khách du lịch.

Thứ tư, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đã đƣợc thực hiện đa dạng,

dƣới nhiều hình thức phong phú thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng có uy tín, ảnh hƣởng rộng nhƣ các kênh truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam; thông qua việc tổ chức các sự kiện nhƣ Đại lễ phật đản VESAK 2014, Lễ đón bằng vinh danh Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới…; thông qua việc tham gia các hoạt động giao lƣu, tham gia hội chợ du lịch quốc tế, kết nối các tour du lịch quốc tế…; thông qua các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền…

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch đƣợc

duy trì thƣờng xuyên góp phần giữ ổn định môi trƣờng du lịch, bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch; trong đó chú trọng việc kiểm soát giá và cung ứng dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)