Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 28 - 36)

1.2.5.1. Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng từ các quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân theo. Để các quy định chính sách, pháp luật đó đi vào cuộc sống thì QLNN có nhiệm vụ triển khai thực hiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHTN. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHTN là cơ sở cho hoạt động BHTN, bao gồm: Luật, các văn bản hướng dẫn dưới luật. Luật là văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất, Nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật về BHTN.

Các quy định về BHTN đang có hiệu lực thi hành:

+ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, áp dụng từ 01/01/2015;

+ Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN.

+ Ngoài Luật Việc làm, Nghị định của Chính phủ, nhà nước còn ban hành nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật như Thông tư của các Bộ liên quan nhằm giải thích, hướng dẫn cụ thể việc thi hành những nội dung liên quan đến lĩnh vực BHTN.

+ Các chỉ đạo, quan điểm thực hiện chính sách BHTN tại địa phương. Việc ban hành các văn bản của địa phương phải tuân thủ nguyên tắc không được trái hoặc mâu thuẫn với văn bản cấp trên, phải tạo sự thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển, đảm bảo tính ổn định bình đẳng và nghiêm chỉnh trong quá trình thực thi pháp luật BHTN.

1.2.5.2. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và hoạt động bảo hiểm thất nghiệp

Nguồn nhân lực thực thi nhiệm vụ QLNN và nguồn nhân lực hoạt động sự nghiệp BHTN có ảnh hưởng quyết định đến kết quả và sự phát triển của BHTN.

Ở nước ta, hiện nay tổ chức bộ máy thực hiện BHTN do 2 ngành thực hiện: Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tiếp nhận và giải quyết các chế độ BHTN; ngành BHXH thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ BHTN.

-Tổ chức bộ máy tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN

+ Bộ lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng QLNN trong một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực BHTN, việc làm, thông tin thị trường lao động, giáo dục nghề nghiệp,… Cục việc làm là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN trong một số lĩnh vực trong đó có lĩnh vực BHTN. Trung tâm Quốc gia về DVVL là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Việc làm có nhiệm vụ hỗ trợ, triển khai các hoạt động sự nghiệp về BHTN.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh QLNN về một số lĩnh vực trong đó có lĩnh vực BHTN. Giám đốc

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các quyết định liên quan đến việc hưởng các chế độ BHTN của NLĐ; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy định; ngoài ra còn có các chức năng khác như: thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền về BHTN,…

+ Trung tâm DVVL trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hưởng TCTN, hỗ trợ học nghề; tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ và cung cấp thông tin thị trường lao động; đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;…

-Tổ chức bộ máy thu, chi BHTN

Bộ máy của BHXH Việt Nam thực hiện theo ngành dọc 3 cấp từ Trung ương đến địa phương: Ở Trung ương là BHXH Việt Nam, ở địa phương là BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh) và BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh (BHXH cấp huyện). Bộ máy của ngành BHXH được tổ chức nhằm thực hiện các hoạt động gắn liền với đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

Toàn bộ hoạt động của ngành BHXH do cơ quan BHXH ở trung ương quản lý và được thiết kế và hoạt động theo nguyên tắc các tổ chức BHXH ở cấp dưới trực thuộc BHXH cấp trên.

Để có được đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu của BHTN đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên và trong chương trình đào tạo phải có tính cập nhật cao.

1.2.5.3. Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hƣởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Trong vấn đề giải quyết việc làm nhà nước quan tâm đến từng đối tượng cụ thể, tạo việc làm cho thanh niên, nhà nước có các chính sách trợ cấp, tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho NLĐ, thành lập các Trung tâm DVVL cho NLĐ, để giúp cho họ có thể tới đó tìm việc và trao đổi thông tin về việc làm và học nghề... Tất cả các hoạt động trên đều nhằm trợ giúp cho NLĐ tìm kiếm được việc làm, ổn định đời sống, hạn chế tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp tránh lãng phí nguồn lực lao động của đất nước.

Trung tâm DVVL thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHTN; tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ thất nghiệp để họ nhanh chóng quay lại tham gia vào thị trường lao động. Bên cạnh đó, trung tâm DVVL thực hiện tư vấn và gửi đi đào tạo nghề cho NLĐ thất nghiệp; hỗ trợ học nghề cho đối tượng hưởng chế độ BHTN được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với các cơ sở đào tạo dạy nghề. Việc học nghề gì, thời gian học kéo dài bao lâu, trình độ học nghề đạt được như thế nào… cần có sự thỏa thuận giữa trung tâm DVVL với NLĐ thất nghiệp trên cơ sở căn cứ vào thực trạng cung - cầu trên thị trường lao động của địa phương nhằm tạo khả năng sớm tìm được việc làm mới, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHTN.

Trung tâm DVVL phối hợp thường xuyên với các đơn vị sử dụng lao động đóng trên địa bàn mình quản lý, để tư vấn cho NSDLĐ về tuyển dụng lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm, tiếp nhận thông tin về nhu cầu về lao động của họ, làm cơ sở nguồn việc làm giới thiệu trực tiếp cho NLĐ thất nghiệp đóng trên cùng địa bàn hoặc chuyển tiếp nhu cầu lao động tới các trung tâm DVVL khác cùng giới thiệu.

NLĐ tham gia BHTN, khi bị thất nghiệp có thể chủ động tìm việc làm hoặc đến trung tâm DVVL yêu cầu giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho mình để sớm có việc làm mới. NLĐ cần hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của trung tâm DVVL để nhận TCTN hoặc phục vụ cho đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. NLĐ phải có ý thức sẵn sàng làm việc hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khi được trung tâm DVVL giới thiệu. Trung tâm DVVL tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ đang hưởng TCTN. NLĐ cũng được tư vấn học nghề phù hợp với khả năng nguyện vọng của mình.

- Quản lý thu và chi bảo hiểm thất nghiệp

+ Quản lý thu BHTN

Công tác quản lý thu BHTN là quản lý các yếu tố liên quan đến thu BHTN như: quản lý số đơn vị tham gia, số người tham gia, quản lý mức đóng, quản lý nợ. Theo quy định của pháp luật, NLĐ và NSDLĐ phải đóng góp một tỷ lệ nhất định dựa theo tiền lương, tiền công, đồng thời có sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước vào quỹ BHTN nhằm hỗ trợ NLĐ khi mất việc làm.

Tiêu chí đánh giá kết quả công tác thu BHTN tại BHXH cấp tỉnh bao gồm: ++ Số đơn vị tham gia BHTN

++ Số người tham gia ++ Mức đóng BHTN ++ Số nợ BHTN + Quản lý chi BHTN

Công tác chi BHTN là quản lý các yếu tố liên quan đến chi BHTN như: quản lý số lượt người chi, số tiền chi. Công tác chi BHTN khi có NLĐ thất nghiệp, TCTN được chi dựa vào những quy định cụ thể của pháp luật về thời gian tham gia BHTN, mức đóng BHTN... TCTN không những giúp người thất nghiệp ổn định cuộc sống mà còn giúp họ được hưởng BHYT, tư vấn giới thiệu việc làm, nâng cao… giúp họ nhanh chóng quay lại thị trường lao động.

Chính sách chi BHTN ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo tính chặt chẽ, gắn liền với vấn đề lao động, việc làm, đảm bảo quyền lợi của người thất nghiệp.

BHTN được thực hiện nhằm tạo một quỹ độc lập, tự thu, tự chi, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đơn vị và NLĐ trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp.

Tiêu chí đánh giá kết quả công tác chi BHTN tại BHXH cấp tỉnh bao gồm: ++ Số lượt người chi BHTN

++ Số tiền chi BHTN

1.2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về bảo hiểm thất nghiệp

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BHTN là nội dung thứ tư trong QLNN về BHTN. Việc kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHTN (việc thực thi chế độ, chính sách BHTN, thủ tục, hồ sơ tham gia, hồ sơ hưởng BHTN, thu, chi BHTN, nghĩa vụ tham gia BHTN của các bên liên quan, giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHTN, …) nhằm phát hiện những sai sót trong hoạt động BHTN để uốn nắn, xử lý kịp thời đảm bảo cho mọi chủ trương, chính sách, pháp luật BHTN được thực thi một cách nghiêm túc, đúng đắn, mục tiêu của BHTN được đảm bảo. Mặt khác, thanh tra, kiểm tra còn có thể phát hiện những mặt còn khiếm khuyết trong chính sách pháp luật hay trong chiến lược, kế hoạch thực thi để đề xuất, khuyến nghị lên cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm làm cho chính sách, pháp luật được chặt chẽ, hoàn thiện, tạo điều kiện cho BHTN phát triển bền vững..

- Chủ thể tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát về BHTN

Ở cấp tỉnh là thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thanh tra chuyên ngành của cơ quan BHXH tỉnh (cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các đơn vị sử dụng lao động). BHXH cấp trên có thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chi trả và quản lý người hưởng của cơ quan BHXH cấp dưới, các đại diện chi trả, đơn vị sử dụng lao động, người hưởng theo quy định.

- Các hình thức thanh tra

+ Thanh tra định kỳ theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra (TTDVVL, Đơn vị sử dụng lao động, đại lý chi trả, …) có dấu hiệu vi phạm pháp luật về BHTN.

- Nội dung thanh tra, giám sát

+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra về công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng TCTN, hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giới thiệu việc làm,… của TTDVVL

+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thanh tra cơ quan BHXH tỉnh thanh tra về đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng BHTN; việc thực hiện chi trả chế độ BHTN.

1.2.5.5. Công tác tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp

Trách nhiệm của con người là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức thực hiện chính sách BHTN. Do đó, bên cạnh những quy định của pháp luật thì cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, của chủ sử dụng lao động cũng như ý thức của NLĐ trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, để từ đó, doanh nghiệp và NLĐ chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần cùng với toàn xã hội chung tay thực hiện các chính sách xã hội.

Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức, kỷ cương tới NLĐ và NSDLĐ về các chế độ BHTN làm cho công tác QLNN về BHTN đem lại hiệu quả hơn. Việc tạo

điều kiện thông qua kênh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giải thích để các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và NLĐ hiểu biết đầy đủ hơn về mục đích hoạt động của BHTN nhằm có những điều chỉnh phù hợp, đúng quy định của pháp luật, là cơ sở để Nhà nước quản lý hoạt động BHTN hiệu quả hơn.

- Nội dung tuyên truyền: Tập trung thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHTN. Trong đó, tập trung tuyên truyền các nội dung cơ bản của chính sách BHTN như:

+ Các văn bản quy phạm pháp luật về BHTN; + Thủ tục tham gia và đóng BHTN;

+ Các chế độ BHTN;

+ Quyền và trách nhiệm của các bên khi tham gia BHTN.

- Hình thức tuyên truyền: Truyền thông được chuyển tải bằng hai hình thức chính là truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Cụ thể:

+ Truyền thông trực tiếp: Các hoạt động truyền thông trực tiếp được sử dụng phổ biến gồm: Tiếp cận, báo cáo, giải thích, báo cáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đoàn thể xã hộị; Cung cấp thông tin cho báo chí, giải đáp thắc mắc, giải tỏa vấn đề dư luận quan tâm; Đối thoại, tọa đàm, tư vấn trực tiếp với NLĐ tại các doanh nghiệp…

+ Truyền thông gián tiếp: Các hình thức truyền thông gián tiếp được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông như: Báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, internet hay pano, bảng hiệu, áp phích….

- Mục đích tuyên truyền: Mục đích của công tác tuyên truyền về BHTN là trang bị những kiến thức cho NLĐ, NSDLĐ và mọi tầng lớp nhân dân về chính sách BHTN của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của họ.

1.2.5.6. Đánh giá, sơ kết, tổng kết hoạt động BHTN

Đánh giá, sơ kết, tổng kết hoạt động BHTN là một nội dung của QLNN được tiến hành định kỳ hàng năm: thông qua hoạt động này, các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể đánh giá được mức độ thực hiện chủ trương, chỉnh sách, pháp luật BHTN; thấy được mặt mạnh, mặt yếu, những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân của những vướng mắc tồn tại để có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Thông qua việc sơ kết, tổng kết, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng biết được tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị của các bên tham gia BHTN để xử lý kịp thời nhằm làm cho sự nghiệp BHTN hoạt động ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 28 - 36)